có những điều không nói ra, chỉ ghi lại...
pn

Chủ Nhật, tháng 3 10, 2019

Một Thứ Tuổi Già …



Mưa mềm nhà gỗ, mưa quen thân từ lâu nhưng tình không nặng như mưa Huế. Những cơn mưa Huế ngày xưa tôi bước một mình qua về trên cây cầu ván bắt ngang sông An-Cựu, nước hắt ướt hai vạt aó dài. Huế mưa dầm và gió-o lạnh thổi rách lá chuối trong vườn, Huế mưa man dại, rồi Huế nắng cuồng điên với tiếng ve sầu, và tôi đã làm con gái suốt hơn một phần tư thế kỷ ở Huế.

Đêm qua tôi nằm ngủ ở Mỹ để mà nghe Huế mưa. Huế rơi từng sợi sương , Huế rớt từng sợi tỏ vương, Huế rụng từng sợi chỉ ướt trước khi mưa đổ nước đầy sông Hương. Giữa khuya, tôi nhớ tới hai câu thơ cũ của Paul Verlaine:

Il pleure dans mon coeur,
Come il pleut sur la ville.

Mưa rơi trong tim tôi
Như mưa rơi trên thành phố.

Tôi không biết mỗi năm có bao nhiêu ngày Huế mưa và Huế lụt; nhưng ở đây, thành phố Portland trung bình thì chừng 152 ngày trời ướt. Nhưng năm nay thời tiết đổi ý đón đông về qúa sớm. Muà hạ ấm biến đi đâu không thấy tới. Đoàn ngỗng Canada bay mất khỏi ao thu khi gió lốc ớn lạnh thổi rốc vào. Tin khí tượng loan báo một cơn bão tuyết, đô thị Portland bất lực vì điện mất ba ngày đêm; sau đó, thành phố Aloha cũng bất lực luôn, như một người đàn ông liệt dương không tình dục. Tuyết rơi thẳng và suông như những dây mành tương bằng nhựa, nhưng bị gió tát mạnh bể ra mảnh vụn. Tuyết tan nát, đó mới là lúc thời tiết lạnh tái tê. Nếu tuyết không bị gió dập vùỉ, cánh tuyết cũng mập như cánh hoa. Những con ngựa cúi mặt xuống nhai tuyết. Những cây thông đứng reo vi-vu giữa trời cố gắng cản sức gió xoáy. Tôi mở máy sủởi chạy 63 độ đêm ngày và nhìn qua cửa kính tuyết rơi như một màn mê hồn trận.

Bây giờ tháng ba, mặt trời đi ngủ trước năm giờ chiều; tuy nhiên, đàn chim xuân nhớ lời hẹn đã trở về đậu trên các ống khói

Rồi lũ chim tạm rời lầu cao của ông hàng xóm người Xiêm để đáp xuống bờ vai ngôi nhà bà hàng xóm Campuchia. Ánh nắng èo uột đầu năm dương lịch làm nổi bật đường bay của chúng. Có khi ngực chim ưỡn, thân chim uốn cong lại để phóng vụt lên bầu trời rộng. Có khi lưng chim duỗi thẳ̉ng ra để̉ liệng và lướt dài và lúc sau, cả bầy hình như cùng nằm trên tấm võng luạ vàng tỏ. Rồi ngược chiều kim đồng hồ, một đàn, một lũ đông cùng xếp hàng bay theo nhau đúng cơ bản thao diễn quân sự. Tiếp theo, hình như chim tập thở, hít vào rồi đẩy hơi ra. Sau đó chim căng cánh thật vững chắc, lách sang phải, qụeo trái để trở về đường bay cũ. Đếm được tất cả một tiểu đội. Bài học bán-quân-sự giảng rằng một tiểu đội gồm có mười bốn tên líńh. Sau vài ba giây, bỗng có hai con nữa từ trời cao đáp xuống nhập bọn để cùng rong chơi trên thinh không. Chúng không múa một vũ khúc nào trong khi cử động cặp cánh giữ thăng bằng cho khỏỉ rớt xuống đất mà chúng chỉ vẽ, chỉ quệt nhũng nét căn bản của bài học vẽ ở thời kỳ sơ khởi nhìn đời với năm màu sắc xanh đỏ trắng vàng đen..Người văn-sĩ biết rằng chim là thầy gíáo dạy viết và dạy vẽ.

Tôi, Lê thị Hảo, bước ra ngoài đứng nghe chim kêu...

Lũ chim đấu hót tíu tít và reo vui, có khi nghe dòn như chuột rúc, êm tai như vượn hát sóc cười. Chim có tiếng nói ngắn, làn hơi không phong phú nên đôi khi nghe như đếm một, hai. Rồi sau đó, sau khi ưỡn ngực, duỗi lưng, cong dít, chim chắp cánh lại niệm Phật. Khi chim ngân nga và chuột ê-a vào thiền , chúng chỉ đọc hoặc tụng được từng hai chữ, từng hai nốt nhạc ngắn rồi nghỉ và hai âm thanh tách riêng lẻ chứ không dính nhau. Lũ chim này không có giọng ca mê ly phong phú, không có làn hơi dài và sâu để trùng xuống rồi ngân bỗng thật cao như hoàng yến, sơn ca, hoạ mi thuộc loại songbirds, chúng cuñg không nhâỷ nhún ,múa quay được như chim công, chim hạc,hoặc thiên-nga để biêủ diễn vũ-điệu ở chóp cao nghệ thuật, mà chúng chỉ là chim thường, như chúng ta là người thường, như chàng binh nhì chịu-chơi là lính trơn ; tuy nhiên, vì là cánh chim giang hồ nên chúng líú lo tung bay trong mây gió cho cuộc đời được chan chút nước beó.

Chúng khoái rẽo đất trồng rau của bà hàng xóm Cao-Miên. Bà ấy hỏi: “Việtnam có bao nhiêu cây rau sống?”

Hảo không biết, bà ấy tiếp: “ Cao Miên có tất cả 40 loại rau dại ăn sống được. Chúng tôi ăn đọt bầu-ỏ, lá bí lợ, cà dái-dê, cà độc dược.. và tất cả các loại cà chua thuộc nhóm vine vegetable, rau dền tiá thuộc nhóm herb gardens .” 

Hảo ngắt lời: “ Chung quanh đền thờ Angkor Thom và Angkor Wat người ta có trồng rau không?”..

Hảo hỏi mượn bà ta hai muỗng nước mắm,tính nết bà này giống Hảo, nói chuyện cứ hai phút lại đem ông chồng ra kể xấu một câu:

“Thằng cha đau gan mà ăn cà-ry.. Thằng Tommy là con riêng của hắn đó.”

Khi ông chồng trẻ của bà ta chở Hảo đi chợ, ông ấy than: “ Tôi nấu cà-ry lấy mà ăn.. Tôi mua cái nhà mua đã mười sáu năm.. mà coi, cái bếp vẫn còn mới tinh, tuần nào tôi cũng lau chùi...Một vợ với hai đúa con gái.. không tuần nào mà tôi không khom lưng moi tóc rụng trong mấy cái buồng tắm.”

Hảo biếu ông ta một két nước ngọt, ông ta cho lại bức tranh và giảng: “Biểủ diễn vũ điệu dân tộc Aspara, vũ nữ Campuchia, giữa hai bàn tay úp lại niệm Phật, đã bưng một caí chén nhỏ đựng mấy cánh hoa ngọc lan khi hai bàn chân nhón bước đẫy đưa cái đít đa tình cong cong. Và toàn thân nàng phảng phất hương trầm cùng với mùi bông bại-hoại, một loại bông ba thờ hồn ma bóng quế.”

Hảo nói: “Campuchia là một rỗ rau sống. Cây giá của xứ Đông-dương dòn tươi ăn thật ngọt.” 

Ông hàng xóm kêu: “Việtnam là một rỗ rau sống, ngọn rau răm cay hoài ngàn năm.”

Hảo kêu theo chàng: “ Trái khổ-qua của người Campuchia đắng hoài nghìn năm.”

Chàng Miên-kiều khoe: “Mắm-bò-hóc là một món ăn rất quý của chúng tôi, làm bằng thịt bò muối mặn..đặc-sản của Cao-mên. Chính quyền Cambốt gần đây đã ký nhiều giao kèo với các nhà sản-xuất quần áo tại Mỹ để nhận may quần áo. Nhân công rẻ và đường kim mũi chỉ đẹp, bền...nên dân Meõ ưa thích. Và, ngoài ra, chính quyền Campuchia vừa mới viện trợ cho Vietnam hàng trăm tấn gạo..”

Nghe nói mà nóng mặt. Việtnam nghèo đói nến nỗi phaỉ xin viện trợ kinh tế của Cambốt ?..Xạo hoài cha nội này...

Trong hẽm cụt này, năm sáu gia đình Mỹ sống biệt lập với đức tính tiết kiệm của họ..Khi những cục xà bong trong bếp và trong mấy cái buồng tắm xài gần hết, chỉ còn lại những miếng nhỏ cầm lọt tay, nàng hàng xóm đầu vaǹg bên hông nhà Hảo để dành, rồi sau đó đem nấu với potpourri thành một bánh xà bong to cắt ra được bốn miếng. Potpourri là một hợp chất của hoa khô, lá thơm, rể cây ..nấu thành một thứ nước bông để gia dụng. Với potpourri, người đẹp này còn tự tay làm lấy đèn cầy, kem thoa mặt, kem bôi tay, ice cream, body lotion, peanut butter...và khi cà chua được muà, nàng mua về một rỗ lớn, nghiền nát ra để nấu thành mấy chục hũ xốt cà chua đỏ bầm như máu gấu, đem cất ở basement. Năm nay, tiểu bang Oregon lụt lạnh bất lực, mất điện hai ba lần, cô hàng xóm này mở rộng cửa garage bày bán mấy chục cây đèn cầy bự do tay cô nàng nấu lẩy và đổ khuôn với chất thơm hoa qủa ngoài vườn..

Hảo vào nhà kê cao mấy cái gối ngồi dựa lưng rồi cầm tờ tập san “ Thế-Kỷ 22nd”

đọc một mớ thơ và truyện ngắn đăng trong đó. Cái tật đọc sách bằng cách cầm cuốn sách mà đọc như thế này đã gây một mối bất hoà giữa Hảo và chàng em trai; hắn bắt lỗi Hảo tại sao không đọc internet, không mở computer.

Buổi chiều đẹp với cái hẹn được người đàn ông mời đi ăn. Tóc tôi rối và quăn nhưng tôi không chải đầu một giờ sáu mươi lần như mụ phù thủy trong truyện Lọ Lem và tôi cũng không soi gương cả ngày không hở như bà hoàng hậu trong phim Bạch tuyết. Tôi không biết có bao nhiêu triệu cô gái đêm tân hôn không tự tay cởi áo quần ra, tuy suốt đời họ mặc quần áo vào rất nhanh và cởi quần áo ra rất nhanh. Tôi nhớ gần đủ tất cả những chuyện cổ-tích răn dạy người đời, trừ chuyện Tấm-Cám. ChuyệnTấm Cám đưa ra một mối thù và sự trả thù..

Cái hẹn đúng sáu giờ, nhưng năm giờ rưỡi Hanh vẫn chưa tới, Hảo bước vào bếp gọi điện thoại yêu cầu ông ta xác định lại giờ giấc cho đúng. Trời ban cho tôi rất nhiều đức tính tốt đẹp, Trời tặng tôi một hộp đồ nghề quý giá đựng đủ công dung ngôn hạnh, nhưng trong cái hộp đó không may lại thiếu tính kiên-nhẫn.. giống như trong hộp đồ nghề của người thợ mộc tài hoa thường thiếu cái đinh ốc thức là con vít. .

Vừa mới quay được ba con số thì có người bấm chuông cửa.

Hanh mặc sơ mi sọc màu xám sậm. Áo len nhẹ khoác ngoài cởi ra vắt hờ trên đôi vai vuông và mỏng, cravate lụa mua ở Hongkong, dáng người gọn và nhẹ từ mái tóc dày trên lớp da đầu bóng cho đến đôi giày láng.

Hảo tán ông ta một câu: “ Lúc anh còn trẻ, chắc anh phải đẹp trai như vua Minh Mạng...Can I marry you?”

Hanh đáp lại:

“ Ngày xưa, chắc Hảo phải mặc áo dài đẹp như các nàng ca sĩ trẻ trong các băng nhạc Thúy Nga “ Paris by night.”

“ Anh nhắm mắt lại, anh cũng thấy được thân hình tôi không có đường cong mà chỉ có đường mòn chạy thẳng từ aỉ Nam-quan tới mũi Cà-mâu.”

Vào tiệm ăn, Hanh hỏi:

“ Hảo ăn gì?”

Ông bạn già gọi tôi bằng tên chứ không kêu là chị Hảo. Gọi nhau bằng tên cúng cơm thôi và lấy kéo cắt bỏ những tiếng anh, tiếng chị, cô dì chú bác..và tạm dẹp cách xưng hô khách sáo sang bên rià đường cho tình bạn bớt nhạt nhẽo như nước canh hến.. First-name basis giống như Mỹ, giống như Tây một phần nào, và khác hẳn Tàu.. Hanh không nhiều bạn, không có hộp thư bưu-điện, chỉ có một hộp thư nhà , một địa chỉ e-mail, một điện thoại cố định trong nhà ,không có điện thoại lận lưng khi đi ra ngoài. Hảo có thể già hơn ông ta một mớ tuổỉ viết bằng hai con số, nhưng ông bạn này có lẽ lúc còn trẻ đã đọc qúa nhiều truyện Taù, truyện trinh thám, tiểu thuyết phiêu lưu,..đã thu thập được những tác phong hào phóng, ngôn ngữ hồn nhiên của các tay giang hồ cỏĩ ngựa, thư sinh đọc sách nên quen xử dụng lối giao thiệp thẳ̉ng và ngắn.., Ông ta ban cho tuổi già của tôi một phước lành..gọi tên nàng là Hảo, coi Hảo như một cô sơn-nữ ngây dại chạy lơn-xơn trên những tảng đá phư rêu rừng.

Hanh lại hỏi:

“ Hảo ăn gì?”

“ Cá hấp.”

Tôi đâm cái nĩa nhọn vào giữa lớp da cá trơn và chỗ thịt trắng tươi. Tôi đưa miếng cá lên và ngoạm nó liền, thật lẹ rồi ngậm miệng nhai. Hành tỏi phi thơm thấm ướt nước bọt, miếng cá khá to, cái lưỡi dài của tôi rung nhẹ nếm mùi muối biển, mùi rong biển, hơi muối từ ruột biển, chất vôi, chất đạm và dục tình nồng nàn từ eo biển. Cái ngon, cái tươi của loài cá nước mặn cử động, trở mình, lăn tròn trong cái miệng rộng của tôi. Răng tôi to để tôi nhai đồ ăn rất nhuyễn. Miếng ăn tốt đẹp, bổ̉ lành bò trên lưỡi tôi, lướt tới cổ họng, dính vào răng rồi lăn xuống bụng để nằm nghỉ mát trong dạ dày. Tay tôi vói đâm miếng cá khác, rồi chọt thêm miếng nữa, lấy cái muỗng xúc thịt vụn, múc nước béo. Rồi tôi lật sấp con cá lại, đưa dao moi cái ruột...

Hanh kêu lên từ chỗ ông ấy ngồi, điã sò huyết trước mặt vẫn chưa đụng tới:

“ Ăn thử một con ốc biển coi.”

Nãy giờ Hảo không để ý đến cái tivi kê nghiêng trên đầu Hanh. Một nam ca-sĩ, còn trẻ qúa nên Hảo không biết đó là ai đang trình bày bài hát Nhảy gió, một ca khúc trữ tình từ thời chiến tranh Đông-dương khi đầu người bị chém rụng hoặc bị chặt đứt đều đều mỗi ngày mỗi đêm:

Đây gió, đây trong rừng, đây cánh đồng, đây bao phóng khoáng
Kìa chim non, bên ngàn hoa tươi,trên cành líu lo muôn đời.
Tay ngắt bông hoa hồng, hoa với cành cùng đua sắc thắm,
Này cô em,muôn vàn thân yêu có sầu nhớ chi trong lòng.
Chiều dâng lên tiếng ca tiếng đàn,
Dạ bâng khuâng như lòng vương buồn
Gió mát mách rằng cô em muôn vàn thân yêu có sầu nhớ chi trong lò̀ng.

Hanh giảng: “Theo một nhà văn trẻ ở Viêtnam thì đây là một điệu nhẩỷ cha cha cha không có xuất xứ. Hồi xưa đó , dân hai làng Trị-Thiên nói rằng không có giấy tờ gì chứng thực nhạc phẩ̉m này do ai đặt ra cả, chỉ biết rằng bài hát đó có buà phép thu hút tuổi trẻ một thời vậy thôi..để kết chặt tình gắn bó giữa cô gái quê và anh bộ đội Việt-quốc đoàn. Hai bên cứ xông tới nhau mà nhẩy, thấy nhau từ xa đã ngứa căn̉g nhẩy cà tưng lên, dù ngày mai anh bộ đội sẽ ra đi và có thể sẽ chết.. Đôi khi lâu qúa chưa gặp nhau, nàng thôn nữ ra vườn nhẩy với cây cau cây chuối..Cha cha cha , Bebop..tay trái nam vỗ vào tay phải nữ, chân trái nữ đá vào chân phải nam, mặt đối mặt, lưng đâu lưng..mắt liếc, môi cười. Gặp nhau đầu đêm, ôm nhau giữa đêm và sańg mai tình yêu đóng cặn trong đáy buṇg.”...

Hảo ngắt lời:“ Nhà văn trẻ đó...tôi có đọc một số truyện ngắn..viết hay và nhanh hơn ai hết , hắn ta còn gói bánh chưng kheó, tôi coi hắn ta gói bánh chưng trên computer; khi gói, hắn cầm cái bánh chưng lên tay để xếp lá lại cho vuông bốn góc và buột lạc thật nhanh, hắn không đặt cái bánh lên cái khay hoặc lên cái mâm mà làm cho dễ , thế mới tài..Đã vậy, hắn còn viết văn hay.”

Hanh uống ngụm bia rồi tiếp: “Nhưng một thời gian sau, bài hát đó biến mất như một phép ma.”.

Người bồi bàn lướt tới hỏi Hanh có muốn hâm lại điã sò huyết đã nguội. Hanh đẩy điã sò huyết sang một bên. Màn anh̉ nhỏ chuyển̉ qua một khúc tình ca Phạm Duy.

Hanh giải thich́: “Cô hái mỏ” là tác phẩ̉m đầu tay của Phạm Duy năm 1942, phổ̉ nhạc thơ Nguyễn Bính.”

Hảo hỏi. “ Rồi sao nữa?”

“ Năm 1943, Thạc-sĩ Phạm Duy Khiêm tù̉ Pháp mang về nước một cái điã hát để Phạm Duy đặt lời ca Việt: đó là hai bài Chiều Tà- Sérénata và Khúc hát thanh xuân.

“Có phải Phạm Duy đã phổ̉ nhạc bài Khoẻ Vì Nước không?”

“ Không, bài hát đó khoẻ qúa...chắc phải do một nhạc sĩ dồi dào sức khoẻ đặt ra.”

Ông Hanh, Tôn-thất Hanh, lôi trong túi áo ấm ra tờ giấy và cây bút nhựa còn đầy dòng mực nguyên tử rồi bảo Hảo:

“ Hảo..hãy nói với tôi một câu ân tình tiếng Huế, nói rõ và chậm từng chữ một, từng dấu sắc, dấu huyền hỏi ngã..cho tôi ghi vào giấy. Trưa mai chủ nhật, nhà thờ sẽ trống vắng sau khi mọi người đi lễ về, tôi sẽ ngồi vào cỗ dương cầm để phổ̉ nhạc câu nói của em. Trong miệng Hảo, tôi không thấy miếng cá hấp, tôi không ngửi hành tỏi tiêu ớt..mà tôi chỉ nghe tiếng nhạc tình của Schubert và âm hưỏn̉g một bài nocturne của Chopin, tôi sẽ dùng những notes do ré mi fa sol..đặt vào dưới mỗi chữ em phát âm.”

Hảo trả lời: “ Nhưng tôi không phải là người Huế, tôi là người Siạ.”

Người ngồi trước mặt không những gọi Hảo bằng tên, từ khuôn mặt ông ấy, tôi nghe tiếng em thốt ra. Tôi cảm thấy áp huyết của mình không cao như thường ngày nữa mà tự nhiên hạ xuống .Tiếng tim đập nhẹ êm, không nhanh không chậm, không sai nhịp điệu như mỗi lần đi khám bệnh phải thở sâu vào đáy phổỉ cho ông bác sĩ đặt ống nghe ngực, nghe lưng.

Qua cửa sổ, ańh mặt trời mờ sương . Và qủa đất vẫn âm thầm quay không một tiếng động.

Thình lình Hanh nói: 

“ Có lẽ trong khoảng.., có lẽ tháng sau hoặc tháng sau nữa..tôi sẽ về Viêtnam... Thu-Thuỷ và hai đứa nhỏ viết thư sang..”

Hảo đột nhiên thấy aṕ huyết của mình vừa mới hạ xuống đó đã vụt lên cao hơn 20 điểm, Hanh tiếp:

“ Tất cả mọi giấy tờ đoàn tụ đều đã hoàn tất, mọi thư tục đều đã lo đủ..an toàn hết..sức khoẻ cũng đã khám xong..Chỉ̉ còn chờ bán nhà xong là đi..Bên này tôi đã mua vé máy bay sẵn..đợì bán nhà xong là đi Viêtnam ngay đưa mẹ con chúng nó sang.” 

Tôi thấy trên cánh tay tôi một sợi gân sưng to hơn, áp huyết lên cao, stress lên cao.. Bệnh stress tôi cóc sợ, ông bác sĩ trẻ của tôi cũng lờ đi luôn, nhưng nhiều tài liệu y-khoa lại thắc mắc tới. Vậy, dù gì dâũ gì, đêm nay, tôi cũng phải diễn tả tâm tư của mình ra chứ còn cách nào hơn:

“ Anh phải về nước để đưa vợ con sang..Mong anh đi chân cứng đá mềm.”

Thấy mình bắt chước những câu nói của một nhà văn trẻ ở Viêtnam,Hảo vội nói lại:

“ Mong anh đi răng cứng lưỡi mềm. Mong anh đem gia đình qua Mỹ hưởng giaù sang với số tiền lợi tức dồi dào hằng năm do công- ty Người Việt trả cho anh vì anh có cổ-phần trong đó.”

Hảo lại phải miêu tả tâm lý một lần nữa vì Tôn-thất Hanh bắt đầu ngồi im:

“ Suốt một đời , tôi không hướng ngoại, tôi ít giao thiệp. Lúc nào tôi cũng sống trong thế thủ. Tôi gồng mình giữ thế thủ để tránh những mũi tên, những viên đạn vô tình nào đó đưa đi trật đường..Không bao giờ tôi đưa mình ra để đỡ đạn, để hứng tên bắn trệch tâm điểm. Nhưng tôi đã bị trúng một viên đạn lạc..Ai đã bắn tôi viên đạn đồng này?..Ai đã gây mê tôi vết thương qúa nặng này?..Giờ đây, có lẽ tôi chỉ còn một con đường để đi tới là.. đi lui về vườn để kết bạn với ông hàng xóm Miên-kiều.”

Hảo đứng lên, Tôn-thất Hanh tiến đến chỗ trả tiền. Trông ông ta vẫn còn dẽo dai chưa đến nỗi nào. Tấm áo cardigan bướng bĩnh vắt qua vai, tóc vẫn mọc rậm đến tận trán, chưa rút cao lên đến phần trước của cái đầu láng. Ngày xưa người Huế chải tóc với dầu dừa và gội đầu bằng nước chùm-kết nên tóc ít rụng và trán lâu hói.

Ra tới chỗ đậu xe, Hanh đề nghị:

“ Mình đi chơi cho hết đêm nay.”

Dù Hảo có dễ và dại đến đâu, cũng không thể đi hết đêm nay với cha nội này, nên từ chối:

“ Không, đêm nay tôi phaỉ về nhà sớm để nấu phở cúng Phật..Và ngày mai tôi phải dậy sớm để nghe chim hót.”

Ở xa, có chớp nháy và sấm rền. Thời tiết không tin được sẽ là mưa hay nắng, như lòng người đàn ông vậy. Hanh đưa Hảo về tới nhà, trước khi mở cửa xe chui ra, Hào trối trăn lại một câu: “ Nếu người Mỹ không mặc quần Jeans nữa, thì tôi mới thôi thương nhớ anh. Từ đây, mỗi ngày, tôi sẽ thổi một cái hôn vào giữa lòng bàn tay nhờ gió đưa tới anh.”

Hảo xuống xe ,đi vào. Vừa đút cái chìa khoá vô ổ thì cánh cửa có người đứng bên trong mở ra. Thằng con lớn với hai đứa cháu nội reo lên:

“ Hi..bà.”

“ Hi.. bà nội.”

Hảo bảo thằng con: “ Về thăm sao không điện thoại trước để mẹ ở nhà? “

Hảo bật đèn sáng đứng ngắm hai đứa cháu nội. Thằng con lớn khoe:

“ Mẹ..hai đứa nhỏ bây giờ nói tiếng Việt oai lắm , giỏi lắm .Con Sa biết đếm từ 1 đến 10. Sa..đếm cho bà nghe nào: một, hai..”

Con Sa đếm xong, cha nó vỗ tay hô lên: “ Hay qúa trời..giỏi qúa đi mất thôi...Bây giờ đến phiên thằng Coi nói chuyện tiếng Việt với bà nội..Coi, không được nói tiếng Anh”.

Thằng Coi chỉ tay vào bức ảnh chồng Hảo đặt trên bàn thờ rồi hỏi:

“ Bà nội, trước khi bà nội get married với cha nội này..thì ai là người bà nội thuộc về?”

Mặt thằng con trai lớn của Hảo dày một nỗi tự hào làm như thằng Coi nói tiếng Việt không thua gì cô Kim trên sân khấu băng nhạc Thuý Nga. Năm 1975, từ Thuỵ-Sĩ, cô Kim tham quan Việtnam để vẽ tranh nhưng mãi cho đến bây giờ vẫn ở lại không về. Kim đến nơi này khi mới tròn hai mươi, mạnh khoẻ làm việc nặng nhọc, xây ngôi nhà tiǹh thương đặt tên là “may mắn” để cứu độ trẻ con mồ côi khuyết tật. Nhiều đứa con nuôi của cô đã lập gia đình để cô lên chức ‘bà ngoại’, và nhiều đứa con nuôi của cô vẫn ngày ngày đập lộn để cô phân xử. Phải chăng đó là việc lớn Kim làm?

Hảo đưa tay ngăn thằng cháu nội và giảng: “Coi, người chồng của bà nội, đứa cháu goị là “ông nội” chứ không phải là cha nội.”.

Thằng nhóc con suy nghĩ một giây rồi lại đưa tay chỉ vào tấm ảnh thờ lần nữa, xong gật đầu:

“ Bây giờ ông nội này chết rồi, vậy thì bà nội thuộc về con.”

Hảo khuỵ hai chân xuống đỡ hai bên hông, và nhấc cao đầu gối lên, hai cánh tay đưa ra quơ quét hai đứa cháu nội vào vòng, riết cứng chúng nó lại đến nghẹt thở để ngửi mùi con nít gồm mùi kem đánh răng, nước bọt, shampoo, sà bong, mùi phấn rôm, bánh cookie, coca cola, cà rem, nước mắm, thịt gà kho sả, pizza, xì dầu. Những thư đó làm cháú nội thơm hơn con trai, nhưng hãy tự hỏi, hai đứa cháu nói tiếng Việt giỏi như thế này có thể xóa tan nỗi buồn của một mối tình vừa bể ra mấy miếng trong lòng tôi.? 



Đầu năm 1976, gia đình Hảo còn ở tiểu bang New Jersey miền đông Mỹ. Người chồng mạnh khoẻ của Hảo đã đá ân nhân bảo trợ một cú song phi, cương quyết mò về Seattle nơi đông Viêt-kiêù cư ngụ. Về đó, Hảo đi may thuê được một năm rồi cũng đá cái máy may Singer một cú double-kicks để đi học lớp thư-ký xếp hồ sơ, clerk two. Ba tháng đầu học tiếng Anh, ba tháng sau học đánh máy. Ông thầy già cầm từng ngón tay của mỗi học viên bắt phải đặt đúng vào mỗi chữ trên keyboard, ông ta còn cúi xuống keó hai bàn chân của học trò ra không cho vắt lên nhau khi ngồi học và giảng dạy rằng không được đánh máy với hai ngón tay chọt chọt..Chồng Hảo tên là Khanh, làm báo nhưng cũng đánh máy với chỉ hai ngón tay thôi,,còn tám ngón kia vô dụng, không dùng tới. Đời chàng chắc cũng tám mươi phần trăm bỏ không như tám ngón tay ấy vậy.

Ngày đông ray rứt lạnh, ánh sáng bị xô té về chiều tối, aó len ân nhân bảo trợ cho phải mặc hai cái thì hai bàn tay người di-tản mới không run để ngồi thực tập trước máy chữ.. Tay lạnh nhưng lòng quýnh lên không yên, ruột và gan cùng sốt nóng. Bốn giờ chiều, Hảo nhìn ra cửa thấy Khanh, và ông bạn thâm niên , bước vào lớp noí chuyện với thầy gíáo baó tin thằng con thứ ba, thằng Ét, bị đụng xe.

Một vết thương ở đầu, một vết thương nặng ở bụng, một cánh tay gãy.

Tuần trước ở lớp học đánh máy cấp tốc, giáo viên giảng bài Con Ế́ch Mẹ : Một nhà bác học bắt hai con ếch nhốt vào bình thuỷ tinh làm thí nghiệm. Đầu tiên, ông đem con ếch con ra xử tử trước, ông cầm con dao mổ cắt gân ở hai bàn chân nó, nó khuỵ xuống và chắp hai tay lạy ông. Ở trong bình thưy nhìn ra, ếch mẹ run giật tung mình lên khỏi mặt nước, kêu rú, kêu rống gầm thét. Tiếng gào của nó, tiếng thét của người mẹ, của con vật sinh ra để làm mẹ. Ông bác vật cầm con dao giải phẫu cắt tiếp cặp đùi con ếch con. Ếch mẹ réo lên, tru lên, đôi bàn chân nàng long ra, rụng xuống, hai tay chắp vào nhau vái lạy ông bác học. Người thú-y-sĩ lại xử dụng dao mổ bén cưa đứt cặp đùi sau của con ếch bé. Ếch mẹ dữ dội rống lên như cọp gào, như tủ-tử hống. Bình thí-nghiệm vỡ, thuỷ tinh văng ra, một mảnh nhỏ bắn vào tay nhà súc-vật học, vì lệ của mẹ hiền tuôn như nước lụt. Và khi ông bác vật bắt đầu lột da con ếch nhỏ thì ếch mẹ nổ banh bụng ra bốn mảnh chết liền tại chỗ.

Hình ảnh này, bốn mươi tám tiếng đồng hồ trước ngày tôi chết, tôi mới quên được.

Một ông bác sĩ da màu từ dưới lầu đi lên nhìn Hảo, nhìn Khanh, rồi lại nhìn Hảo như để quyết định phải nói với người nào:

“ Bác sĩ phụ trách ca giải phẫu này là Dr.Stuntz, tự nguyện quân dịch sang Nam năm một chín bảy một.”

Sau hơn 5 tiếng đồng hồ, bác sĩ Stuntz bước ra giảng: “ Chúng tôi phải mổ cái đầu bể của nó để lấy mấy miếng xương vụn ra. Chúng tôi phải xẻ cái bụng phình của nó ra để xả xì hơi, rồi may mấy vết nội ̀thương lại, chúng tôi phải rạch cánh tay của nó ra để nối và đẩy cái xương lòi vô rồi cột mấy sợi gân lại. Hy vọng và tuyệt vọng: 50/50. Nếu nó qua được hai tuần lễ đầu thì nó sống. Nó sẽ mê man không mở mắt ra được một thời gian dài ở bênh viện Nhi-đồng.”

Lâu lắc như thời gian Hằng Nga ngủ ở trong rừng, một tháng hai mươi ngày sau, thằng bé vẫn nằm mê ngủ tại nhà thương trẻ con.

Một bữa ,Thượng- toạ Thích Nguyên Đạt trụ trì Chuà Cổ̉ Lâm điện thoại:

“ Ngày mai Chùa sẽ làm lễ cầu an cho cháu.”

Mười lăm ngày sau, thằng bé mở mắt ra chào đời lại lần thứ hai. Chàng bác sĩ da màu dặn dò: “Ét phải nằm bệnh viện thêm một thời gian nữa. Trong lúc này, bà sẽ được chỉ dẫn về cách chăm nuôi nó sau khi xuất viện. Nó sẽ đi học tại trường đặc biệt chứ không được trở lại trường cũ. Lớn lên, Ét sẽ không được lái xe hơi, không đi xe đạp, không bơi lội, không được chơi một môn thể thao nào hết. Mỗi khi ra đường, Ét phải đội nón sắt tức là football helmet.”

Hảo bỏ ngang việc làm, đi theo nó đến trường học cũ, không vào trường đặc biệt. Hảo được đi xe bus vàng miễn phí́ và ăn trưa tại trường một đô-la mỗi bữa.

Nửa năm sau, Khanh đau bệnh độc không lành. Thằng Ét lớn lên. Ba mươi năm sau, thằng Ét trở thành người đàn ông trẻ. Nhìn nó, Hảo thầm trách: “ Trường tiểu học Colman nằm bên này đường 23rd, chỗ anh làm việc, toà soạn báo Đất Mới nằm bên kia đường 23rd, anh chỉ việc dễ dàng bước qua đường 23rd để đi đón nó khi tan trường về. Nó mới hơn sáu tuổi...Con đường 23rd là một sạn đạo, một con đường giết người, xe hơi qua lại phăng phăng và không có cảnh sát đứng gác.”

Khanh thầm trả lời từ cõi chết: “ Nó tan trường về trong giờ làm việc, anh không được rời toà soạn để̉ đi đón nó.”

“ Nhưng tờ báo chỉ là một mớ giấy, người.. con người mới đáng quý .”



Nhìn từ trang kinh bồ-tát cứu khổ̉, đô thị Seattle , hòn ngọc xanh của nước Mỹ, giống như thuyền Noah lênh đênh trên biển lụt đỏ. Con đường lằn vừa đủ một người đi sau lưng nhà, gãy đứt đôi với những cây cactus đâm gai nhọn mà người Qủan̉g Trị kêu là cây xương rồng.

Hảo đáp xe bus theo học lớp thư ký xếp hồ sơ buổi sańg, ba giờ chiều, lái xe hơi đi làm ở nhà băng, ba trăm rưỡi đô-la một tháng. Năm mẹ con sống chui rúc trong ngôi nhà gỗ gồm hai phòng ngủ. Ngôi nhà già sụm, gỗ ướt sũng mồ-hôi vào muà hè, hai bức vách sụp xuống. Ba thằng đực phải ngủ ở phòng khách..Cả mấy đứa con đều phải nửa ngày đi học, nửa ngày đi làm. Thằng Út kiếm được cái job ở tiệm bán thịt heo muối. Thằng Út và hai đứa bạn trong tiệm làm tay sai cho hai tên cô-hồn to con đứng chực ở ngoài rình ăn cắp đùi heo đem bán nên bị đuổỉ dài hạn.

Năm, tháng, tuần, ngày giờ..vẫn trôi đều. Một bữa thằng Chu kêu: “Mẹ ơi..Chu không đi học nữa, Chu đi làm full-time.”

Hảo cũng kêu luôn: “ Đi học, hoặc vừa đi học, vừa đi làm.”

Hảo kêu to hơn tiếng gào của con ếch mẹ buổi chiều khi thằng Ét bị đụng xe. Chút mộng nhỏ, giấc ngủ viễn mơ trong cái bụng rỗng của con ếch mẹ đã bể banh ra.

Sao thằng con này có thể vô trách nhiệm như vậy? Ngoài Xã hội ,con cái nhà ai bây giờ cũng đậu cái bằng đại học bốn năm là it́ nhất. Nếu không, đó là vô học. Con tôi bỏ học. Ai đau khổ̉ không ? Tôi cất tiếng rao âm thầm, khác với tiếng rao ồn ào “Ai đậu hũ không” của người đàn bà bán hàng rong hẽm cụt Sàigòn.

Hảo nhìn mặt thằng con ham chơi: “ Con phải báo hiếu mẹ một cấp bằng đại học. Lòng mẹ hiền nào cũng mong con mình sẽ là một kỹ-sư kiều lộ và trù cho thằng con nhà ai đó sẽ là một cu-li lục lộ. Ruột mẹ hiền nào cũng bấy như tương nếu con mình bỏ học. Và con nhà khác cứ học hoài không bỏ.”

Sáu trong bảy đường nét trên mặt thằng con giống cha nó, chỉ đôi mắt đẹp là khác, nó đưa ngón tay cái lên gaĩ cái đầu mà sáng nay nó đứng trong buồng tắm một giờ để chải.: “ Cái job này tốt lắm..good..cool. Mẹ ơi, Chu ghét học lắm rồi, Chu đi làm nhiều tiền.”

Hảo nghĩ đến người chồng nghiện rượu trong tác phẩm Madame Bovary của Gustave Flaubert . Hảo nghĩ đến người cha nghiện thuốc phiện.. Họ là những kẻ lười biếng học hành, ghét chuyện làm ăn, và ở dơ, họ sợ tắm rửa và nghe tiếng nước dội.

Hảo nhìn mặt thằng con dại: “ Nếu bây giờ con chịu khó nhiều, thì tương lai con sẽ có cái bằng cấp. Hơn người sướng lắm con ơi, nắm trong tay một cái bằng cấp..con sẽ ngồi trên chóp bu của cuộc đời..được bao nhiêu người bâu quanh..Nếu con ăn một trái xoài, con cũng sẽ cảm thấy ngon hơn và đời con sẽ mát rượi...”

“Nhưng Chu không ăn xoài mà mẹ”. Thằng bé cáu.

Bạn bè đồng hương ngày hôm nay hình như chia ra từng nhóm để chơi với nhau , đi lại ăn uống, thân thiết giao tình. Người trong mỗi nhóm đối đaĩ với nhau cởi mở, cho nhau quà cáp ..Họ thích nhau, hạp tâm lý nhau, nhà cửa ngang bằng và không ưa kẻ khác nhóm..Người trong mỗi nhóm bênh vực nhau, đề cao danh dự nhau và hạ thấp uy tín những kẻ khác nhóm hoặc những kẻ lẻ loi đứng riêng. Không ai tốt, cũng chẳng có ai xấu, không ai sang, cũng chẳng có ai tồi,.. không hợp nhau thì không chơi với nhau ..thì nói xấu nhau và đả kićh nhau.. giản dị vậy thôi...

Một nhóm phụ nữ trí thức ở Seattle chủ-trương“ Computer trên hết, internet trước hết”. Các bà này không kết thân với những kẻ nằm dài trên giường đọc sách thay vì lên mạng đọc internet. Các bà này không bạn bè với những kẻ gọi điện-thoại và gửi thư cho nhau qua bưu-điện thay vì e-mail; theo họ, viết thư tay và gọi điện thoại cho nhau là dưới computer. <Mới ngày nào Jean Paul Sartre đã mắng Cộng Sản là những kẻ dưới người>.

Tinh thần chia rẽ nhấp nháy sáng trong cộng đồng, trong tình giao kết giữa các hội đoàn, các phe phái, các phong trào thiện nguyện, các nhóm văn nghệ...

Và tinh thần chia rẽ cũng le lói ánh lân quang trong nhóm nhà văn Trần Thị Mai, tuy bà Mai, từ ngày mất nước, ̣đến nay đã về nước gần 10 lần và mỗi lần về như vậy đã tốn sáu nghìn năm trăm đô-la mua vé máy bay, mua 50 chai dầu gió xanh trị cảm cúm và ba cái xe-lăn-tay đóng thùng đem về Vietnam tặng các chàng phế binh cụt chân...Năm ngoái, nhà văn nữ này lại len lén về Việtnam gặp mặt các chàng phế binh..Việc làm này xấu hay đep̣?..Vậy mà bà này vẫn bị những kẻ khác nhóm phê phán: “ Nhà văn này từ đầu đến đuôi không hề viết một câu tố cộng..Nay bà ta cứ đi đi về về hoài như vậy..vì ba ta hy vọng nhà nước Việtnam sẽ cho phép bà gửi bài về đăng trên các báo tại quê nhà..”

Vì vậy, Hảo càng tin rằng trong vấn đề giao tế, tốt xấu không cần, mà chỉ cần hạp nhau, ăn ý nhau là đủ..Đi chỗ khác chơi đi, mi không thuộc nhóm tau, mi là người lạ..chỉ̉ người trong một nhóm mới thân nhau cùng.

Hảo bảo con: “ Mẹ thuộc nhóm “dốt computer”.. ai cũng cười mẹ .Cậu ở Cali cũng cười..Nếu con học giỏi, người ta sẽ không cười mẹ nữa..con hãy vì mẹ mà gắng học.”

Thằng con không chịu đựng được nhưñg lời nói dai nữa, nhớm đứng dậy, Hảo ngăn lại: 

“ Nếu con là mẹ và nếu mẹ là con.. thì con sẽ khuyên mẹ như thế nào? Con có thể để cho mẹ bỏ học nửa chừng, dở dang, bất trị.? .Coi phim Cao-bồi, con nên biết rằng con ngựa trời sanh ra bản tâm tốt hơn con người, lòng ngựa hiền hơn lòng ngươì, tính ngựa chịu khó nhất trong các sinh vật và trái tim ngựa đầy lời tha thứ thương yêu...Chu..con caãi lời mẹ, con thua ngựa, con không bằng giống ngựa. ”

Ngoài cửa sổ, vườn ông Mỹ mập trồng nhiều cây không trái, vì chỉ̉ cốt để ngắm lá đẹp đổ̉i màu khi muà thu tới. Mùa thu được thi sĩ thương yêu nhất vì lá thu vàng đậm như màu quýt Satsuma..Thi sĩ không thương lá xuân màu lục tươi...

Hảo nhìn cái máy chữ, nhìn hàng chữ lớn QWERTYUIOP trên tấm keyboard ,nhìn cuốn tự điển̉ kếch sù in bức hình chạm nổ̉ỉ của nhà thông-thái Noah Webster. Cuốn tủ ̣điển già, khô héo tâm can còn tôi thì đa tình và ướt..Khi mới làm lại cuộc đời trên đất lạ, không một tiếng Mỹ dính miệng để mà nói, một tiếng Anh chẽ ra làm đôi cũng không lắp lại được để mà đọc, không biết lái xe, không tiền, không người nâng đỡ tinh thần.. Đêm đêm, sau mười giờ rưỡi, chồng con đánh răng đi ngủ, tôi mở cuốn tiểu thuyết tình, mở nhưñg trang sách tả cảnh, tả tâm-lý và sex “ The women’s room” ra , tập đọc và ngồi viết mỗi chữ, môĩ câu văn tiếng Anh mười lăm lần trên giấy nháp để học thuộc lòng...Ai bán cho tôi một cuốn sách, người đó không phải chỉ bán một ghim giấy với hàng hàng chữ in đậm mực, và bià màu với hình vẽ, mà đúng là tôi đã mua được một chút hiểu biết tình đời .

Hảo kêu con: “ Chu ơi, con phải học để̉ có chút bằng cấp làm dáng, mẹ mang con đi Mỹ vì nguyện vọng đó..Nghe lời mẹ, please. Mẹ già rồi, xương của mẹ đã xốp, nhựa của mẹ đã khô, nhưng đời mẹ vẫn dán keo vào đời con. Nếu con là nước mắm, mẹ là cái chai; nếu con là mật ong, mẹ là cái hũ, nếu con là que diêm, mẹ là cái hộp quẹt.”.

Hảo nói tiếp: “ Giống chó St. Bernard đã cứu sống hàng ngàn người vượt đèo leo núi bị té tuyết và bị chôn vùi trong lòng băng. Nó dùng chân cào tuyết moi nạn nhân lên, nó nằm xuống ôm lấy người đó để lông chó chuyền hơi ấm vào da người, rồi nó thè lưỡi liếm mặt nạn nhân để kêu goị ba hồn bảy viá người chết hãy tỉnh lại...Xong, nó, hoặc có thể một con chó khác chạy về nhà thờ báo tin cho các thầy tu khổ haṇh đem băng-ca và đồ cưú thương tới ..Làm được chuyện đó, con chó phaỉ học và tập luyện mỗi ngày..Chu, con đừng để thua ngựa và chó..”

Thằng Chu vẫn đứng cạnh cửa sổ̉, con mèo đen ngồi xuống liếm chân. Ông hàng xóm bảo thỉnh thoảng nên bôi một chút mật ong, hoặc chút bỏ vào chân nó để nó cứ quanh quẩn ở nhà liếm lông không đi hoang trên mái ngói.

“ Chu ơi..chắc đêm nào mẹ cũng phải quệt một chút mỡ hoặc một chút dầu Olive vào chân con để con ngồi liếm và bớt đi chơi đêm.”

Theo khoa tướng số Tàu, người đàn ông cao là người khờ dại, không khôn lanh, không phải là kẻ luôn luôn thắng, và kẻ đó cũng không thể huề, bao giờ cũng chỉ thua mà thôi, thua dài trên những đường dọc đường ngang của lưới tình. Thằng Chu cao hơn cha nó một chút nhưng thằng con không đi chân chữ bát. Và cũng theo khoa bói toán Tàu, người đàn ông hơi thấp một chút mới là tay lanh, cao tham vọng, cứng nghị lực, cương quyết chịu khó kiếm tiền. Họ luôn luôn nuôi nhiều mộng mơ để đánh bại những kẻ cao cẳng dài giò, và chíńh họ mới đúng là tay đa tình tận mạng với đàn bà.

Hảo nói ra một ý cốp được từ tiể̉u thuyết ba xu: “ Tuổi trẻ ở Mỹ được Trời giúp đỡ và ban ân nhiều hơn ở các quốc gia khác; nếu mẹ được trẻ lại, được hồi xuân và chưa sang đông..mẹ quyết học để kiếm tiền. Ngày xưa, tiền giấy Viêtnam màu xanh xám: ngày nay, giấy bạc Hoa-kỳ màu xanh tươi..Tổng-thống Jefferson trên tờ giấy bạc 2 đô-la, Tổng-thống Washington trên tờ giấy bạc 1 đô-la, Tổng-thống Madison trên tờ năm nghìn đô-la..Tiền. tiền. Đả đảo tình yêu, hoan hô tiền tiêu, chỉ có tiền trên cuộc sống này thôi.”

Thằng bé kêu: “Mẹ nói gì kỳ vậy..bậy bạ”.

“ Chu ơi..mẹ mong con siêng năng học hành để sau này con kiếm tiền nuôi cái thân con, chứ không phải để mua trái sầu- riêng cho mẹ ăn.”

Hảo nhìn th̀ằng̀ con cao như một cầu-thư bóng rỗ nhưng không biết có ném trúng banh không, của mình. Cây bạch dương nhuộm ánh chiều tà ngoài cửa kính không biết tuổi đã già bao nhiêu. Hảo hít hơi vào cho khoẻ rôì tiếp: “Nước Mỹ cho mỗi cá nhân một cỏ hội thuận tiện để mua nhà nếu người đó có công ăn việc làm. Nếu con học nhiều, con sẽ có một ngôi nhà làm bằng gỗ quý, xây trên một địa điểm sang trọng. Ruột mẹ thắt lại khi nghĩ rằng lúc con 40 tuổi, con vẫn phải thuê một phòng, một appartment để ở chứ không mua được cái nhà.”

Hảo nhìn ra cây bạch-dương lần nữa. Nó không cho mình trái để ăn nhưng nó thân thương như bạn. Lá bạch dương rủ xuống như lá dương liễu.

Trên đầu cây bạch dương, nắng xuân già chiếu xuống những vệt sáng cằn cỗi. Chiều qua bà hàng xóm Caomiên ̣đứng nói chuyện trước nhà:

“Con Hélène của tôi không học hành thẳ̉ng ro một mạch hết đại học, nó bỏ đi làm ngang xương..nó đòi phải có xe hơi, rồi nó move out.. ra ở riêng, no choice.

Hảo hỏi: “ Nó có bầu chưa ? Nếu nó uống thuốc ngừa thai trên 10 năm thì nó sẽ tuyệt tủ ̣không có con được.”

Hảo đứng dậy dí tay vào trán thằng Chu: “ Con phải lo lấy đời con. Chỉ có sự học. Tuyệt đối không lấy vợ sớm. Đả đảo đàn bà. Con phải thư trong saving và checking accounts một số tiền để mua xe hơi, mua đồ ăn, đóng tiền nhà, trả bill điện nước cống rãnh ,rác..và các thứ bảo hiểm..Làm được những cái đó, đó mới đúng là hai chữ tự-do..Đó mới là hai chữ chính-nghiã. .Độc lập mà không tiền thì cũng dẹp..đồng tiền to hơn qủa đất. Qủa tim không to hơn qủa đất bao giờ.”

Hảo nghĩ đến bốn hạt ngò khô trong gói gia vị nấu phở Bắc quê hương và bảy hạt tiêu trong đòn chả luạ rồi gặn bảo con: “ Cô Loan , cô Thắm ,Cô Vinh..những người bạn trẻ hơn mẹ, người nào hiện cũng đang ở trong những ngôi biệt thự hoặc trông ra bờ biển, hoặc ngó xuống hồ Sammamish, còn mẹ con mình thì cái nhà là cái chuồng nuôi ngựa và chật chội như nhà Viêtnam ở các hẽm cụt... Trời không chia bánh cho mỗi người đều nhau.”

Bà hàng xóm Mắm-bò-hóc tâm tình rằng khi con Helene còn bé, bà đã đến trường học tiếp xúc với các nhà giáo xin bài tập đem về nhà bắt nó làm, rồi bà còn đi chuà lạy Phật xin huỷ diệt bớt tình mẫu tử trong tim bà, xin đức Quan-Âm bóp nhỏ tình mâũ-tử lại một chút, bởi đứa con không thương bà mẹ nhiều như bà mẹ đã thương nó. Môĩ quê hương đều có người mẹ hiền. Người mẹ Đông-dương không đặt lòng thương con thấp xuống ngang hàng với tình yêu chồng. Cũng vậy, trên tivi, người mẹ Hoa-Kỳ sáng nào cũng dậy sớm bới thức ăn trưa vào túi giấy cho con đem theo đến trường.

Hảo đã đọc một truyện ngắn Trung quốc viết về tâm lý du học viên tại Mỹ: Với 23 cái xuân, cô Wein Chan đã khôn ngoan như một người 71 tuổi. ..Dù quần ống bó hở bụng hở mông, keó lên thì khó, keó xuống thì dễ như con gái Hảo vẫn mặc..dù đồ đầm, dù áo khoét hở naćh banh ngực; dù jeans,..tộng vào kẹt cứng trong cái tủ closet làm hai cánh cửa trật đường rầy long ra, đứng ì không kéo tới đẩy lui được..dù bạn trai thằng thì ở xa, thằng thì ở gần ..nhưng, phương châm của cô là học. Học thông minh, học tham lam, đêm ngày dán mắt vào cái computer. Bộ óc già và bất khuất trong người cô khuyên cô hãy ăn chơi chậm lại một chút, hãy lấy cái cái bằng đại học 4 năm để tạm đi làm và mua một ngôi nhà nhỏ để dọn ra ở riêng trước đã. . Sau khi tự lập, tự do, dân chư, phú cường, cô bé lại ghi danh vào đại-học không gián đoạn một ngày vì cô bé ham sự nghiệp như ông Khai- Trí thiết tha yêu từng cuốn sách..Mỗi lần về quê qúan thăm mẹ, cô bé mua một số đồ điện tử đem về bán và hốt một mớ bac̣ để dành, khi trở lại Hoa Kỳ sẽ cất vào saving account. Cô bé xinh như cái cúc áo. Một nhóm bạn đã tán cô: you’re cute as a button.

Hảo bảo con: “ Con phải noi gương hiếu học của các du học viên, chúng nó chăm học hơn con cái Viêtkieu ở đây. Con không ngu dốt nhưng con dại..bố con cũng không khôn, không lanh như người ta. .”

Bởi vì vậy..nên khi biến cố 1975 rớt xuống miền Nam thì đời đã vữa như tiêu chảy, sức khoẻ đã héo khô như táo bón.

Hảo nói tiếp: “ Người nữ du học viên giàu vì nhờ trí khôn. Mẹ thấy bao nhiêu người thông minh nhưng đã thất bại, mẹ chỉ phục ai khôn ngoan thôi.”

Một con ruồi đen óng lọt vô nhà, bay đến cửa sổ, bò quanh bức màn. Nắng mai áp má vào mặt gối bọc vải cretone hai màu. Bây giờ tháng bốn, da trời xanh loãng, rặng núi Rainier xanh đậm.

Hảo vẫn nói dai: “Chu ơi, nếu con bỏ học, mẹ lo sợ con sẽ không lấy được vợ Vietnam, chúng nó không ưng mày.”

Thằng bé chậm rãi: “ Chúng nó ưng con mà mẹ..iu iu..Lấy vợ Vietnam dễ ẹt..”

Hảo nghiêm mặt: “ Người Vietnam chăm học, chăm làm. Lấy được con gái của người Viêtnam khó lắm con ơi.”

Sang Mỹ, ngủòi Viêtnam đã quần quật làm việc như trâu nên mới có câu tân-cách-ngôn Sang Mỹ, đi cày .

Ông bạn Nguyên Tất Thái của tôi, ban ngày làm việc tám tiếng ở Boeing, ban đêm thức sau hai giờ sáng cặm cuị sửa nhà: Mua nhà cũ rồi gỡ vách ra, làm lại vách mới, làm siding mới, xây thêm phòng, nới rộng bếp, cải cách buồng tắm, đặt ống nước, tráng gạch men...Sang Mỹ chưa đầy sáu năm, hai vợ chồng xuất vốn lần lượt mua 6 ngôi nhà cũ rồi tân trang lại thành nhà mới treo bảng bán.

Nguyễn Tất Thaí đang lợp nhà, thấy Hảo đến, bèn xuống thang để nói mấy câu mà anh ta đã nghĩ ra khi đang ngồi trên mái ngói:

“ Tôi có máu mê làm việc chứ không khoái ăn nhậu và tôi tin rằng một khi đã sang đây, chỉ có thằng điên mới không làm việc để đổỉ cuộc đời cũ lấy cuộc đời mới ..Nếu lúc còn ở Vietnam, chúng ta ai ai cũng nỗ lực làm ăn tí́ch cực như thế này thì, tôi nghĩ rằng, chưa chắc miền Nam đã mất một cách qúa mau lẹ vào tay miền Bắc.”

Đó là câu nói chính tâm từ đáy bao tử người di tản thốt ra. Cái nhà là giấc mộng của kẻ bước ra khỏi nước. Phải chăng người di tản có một lý tủởng hay chỉ có một sức nóng, một luồng khói bốc lên trong cỏ thể thúc dục họ phải làm chư những ngôi nhà, những mẫu vườn?

Sau người hùng đi cày ở Seattle, là người đẹp đi cày cũng ở Seattle: Bà Loan đã mua được mấy mâũ đất hoang khai phá thành một vườn hạnh phúc, một vườn cây có đủ mọi giống thảo mộc với đôi tay lao động của chính bà, với một sức làm việc không khác chi tù cảo tạo ở Viêtnam, một sức khỏe của một bác sĩ chỉ̉ chưã bệnh và không bao giờ đau ốm như bệnh nhân .Suốt đời, Loan không hề đau răng vì trong miệng Loan có 32 cái răng khoẻ như răng rồng..Cuộc đời còn lại của bà Loan bây giờ là khu vườn. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống..một lòng thành dành cho vườn, để mỗi ngày khom lưng đào đá, cuốc đất suốt tám tiếng, hoặc ngồi xổm 12 tiếng nhổ cỏ dại. Người Mỹ không ngồi xổm được vì sợ bể đầu gối. Đầu gối của người Mỹ vừa to vừa dòn và hai cục xương sụn cứng như hai cái búa nên cũng rất khó xếp chân lại để ngồi thiền mà thở vào rồi lại thở ra. Người Viêtnam đầu gối deõ dai như bánh ít́, bà Loan đã phá vỡ kỹ-lục ngồi thiền do Đức Phật sống Dalai Lama đặt ra tại Tây Tạng. Bà có thể ngồi chò-hỏ 11 tiếng liền mà đầu gối không bể, không nứt, không cứng như hai cục xương ngựa. Ngoài ra, Loan còn lái được xe tractor như phụ nữ Trung Quốc sau cuộc cách mạng văn hoá, để đào một cái giếng, hai cáí hồ trồng rau muống lấy giống từ hồ Cologne tại Đức. Quanh năm Loan ăn rau muống xào với tôm tươi bóc vỏ khi đang còn nhẩỷ tong tong.

Ngày ông bạn Nguyên Tât Thái còn hưởng dương bên bạn bè, em gái ông trách ông không mua baỏ hiểm nhân thọ. Haỏ nói nhỏ với Loan:

“Tài sức làm việc của chị và của ông Thái, tôi tin rằng chỉ có hai và không có ba ở Seattle này. Tài sức ấy quý giá hơn bất cứ những thứ bảo hiểm, như baỏ hiểm nhân thọ, bảo hiểm lụt, bảo hiểm lửa..nhưng dù sao chị cũng phải mua bảo hiểm để bảo toàn cáí nguồn phúc lợi qúa lớn lao cho những kẻ chị cưng quý.”

Hảo nói với thằng con: “Ông Thái đựỏc một tờ báo Tin-Lành Mỹ ở Seattle khen là người làm việc giỏi nhất trong cộng đồng. Ngoài ra, các cộng đồng Thái-lan, Trung Hoa , Hàn Quốc, định cư ở Mỹ lâu đời đều cùng công nhận rằng người Viêtnam chịu khó làm ăn, việc chưa tới tay đã lăn xã vào làm, và làm nhiều giờ phụ-trội nhất, siêng năng nhất. Con phải noi gương các cô, các bác ở đây, không được lười biếng .Người lớn đi làm ,con nít đi học.”

Hảo nhìn thằng con rôì lam̀ mấy câu thơ nhỏ:

Khi con ra đời, lá bắp non và xanh.
Ngày con mọc răng, cây bắp bắt đầu già..
Lúc con biết nói,trái bắp ngọt và vàng.

Hảo thêm: “Tờ báo đó còn baỏ rằng ngửời Viêtnam ‘ấm’ nhất trong các sắc dân tị nạn tại Mỹ, và người Đại Hàn thì ‘lạnh’ nhất...Ý tờ báo đó muốn nói người Viêtnam friendly..hơn ai hết.”

Thằng con vẫn ngồi ì.. Hảo uống một ly nước laṇh hứng trực tiếp từ vòi nước máy. Cố gắng uống hết cốc nước loãng, Hảo hơi laṇh bụng, nhưng nhất định không tập thói quen uống nước trà..Ngày mới đặt chân lên đảo Guam, nỗi mừng vui đầu tiên của mấy bà tị nạn trong trại là được biết ở Mỹ uống nước không cần đun sôi. Sau đó , tháng chín năm 1975, xuất trại, họ vo gạo nấu nồi cơm đầu tiên trong căn bếp Mỹ.. Mọi đồ dùng trong bếp, tất cả đều nhỏ và nhẹ chứ không kềnh càng to và nặng như ở quê nhà. Với lưỡi dao hình răng của ,Hảo đã thái những lát thịt bò mơng dính. Ông xã Hảo nấu ăn giỏi như đầu bếp Tây ngày xưa và mong ước mở một cửa tiệm.

Hảo nhắc chuyện cũ rồi bảo thằng con: “ Bố mày chăm làm bếp, mày phải chăm học để khi ăn một món gì khỏi phải ăn năn.”

Hảo hớn hở tiếp: “ Bố mày ăn ít nhưng nấu nhiều..để nhìn ngắm đồ ăn . Chu..hay là mày ghi tên học lớp nấu ăn đi con..Nếu con trở thành một tay bồi bếp ,làm ra tiền với dao thớt son chảo chai lọ chén điã..gia đình mình sẽ có phước lắm con ơi, con sẽ đẹp trai nôỉ bật lên trong cộng đồng Việt kiều ở đây.”

Hảo đưa mắt ngó màu lá non của cây kiwi đứng ngoài cửa sổ rồi nói dai:“ Khi con nấu ăn ngon miệng, niềm vui qủa có thật..Cha con nuôi giấc mộng đó nhưng không thành. Thật tội nghiệp cho bố mày nằm chết ở dưới đó trong khi ở trên này chúng mày học hành chẳ̉ng ra gì..Chu..không đi học, bỏ ngang, là tự sát. Con hãy gắng học và đừng mập ra. Nếu con ham chơi, con sẽ to béo ra, đôi vai của con sẽ không còn vuông góc.. và con ôm mối hận nghèo.”

Bỗng điện thoại reo.

Bà bạn trẻ ở Los Angeles kêu: “ Chị..em đây..Lâu nay chị cứ trốn mặt ở nhà hoài nên không biết chuyện gì đã xẩy ra tại cái xã hội này hết cả..Bây giờ đây này, giá trị con người được đánh bởi số bằng cấp con cái người đó đậu .Chị không biết gì hết, luật mới trong cộng đồng bây giờ là rứa đó..Không ai coi mình ra một cái gì hết nếu con cái mình không đỗ đạt.”

Hảo thở dài: “ Người xưa cũng bảo vậy...bao giờ con lập công danh. Bấy giờ lòng mẹ mới đành mới yên.”



Với kinh nghiệm hải ngoại, mỗi khi làm bếp khó, Hảo không hỏi bài từ mấy bà bạn lấy chồng Vietnam nữa, bài học hay nhất là điện thoại cho các bà Lan Hoa Peaset, Thanh Lan Lashner, ThanhThanh Woods.. Họ nấu ăn hay hơn người xưa, họ làm bếp khéo hơn các bậc dâu hiền ngày cũ; chưa hỏi tới , họ đã ân cần chỉ dạy mình ngay: Phở là một món canh, chỉ khác một điều là khói phở ấm tình bạn, hơi thở của phở đ̣ậm yêu đương, tâm tủ của phở vương vấn hồn cam thảo. Nước phở phải trong vắt tình nghiã vợ chồng. Hồi quế gừng hành tỏi hạt ngò phải nướng vàng cho thêm phần kićh thích. Gia vị phở Bắc quê hương giờ đã qúa thân thương đối với chúng ta, và mùi vị của của những lát thịt bò thái mơng đã trở thành những đoạn thẳng tình nghĩa trong tâm lý Viêtkieu thương yêu Vietnam.. Ngày xưa, người đẹp Quốc-Việt được mời lên tivi biểu diễn tài làm bếp, chị vén áo dài gấm, để lộ hai bàn tay búp măng đeo đồng hồ, hột xoàng..múa con dao nhọn thoăn thoắt trên tấm thớt dày rồi vừa làm vừa giảng bài và dơ cao con cá lên rồi hạ nó xuống rút xương nó ra nhét thịt băm vào.

Hảo hỏi bà bạn ở Tacoma: “ Nấu phở bò lâu mất 8 tiếng đồng hồ, có làm hôi nhà không? Hương gây mùi nhớ..”

Câu trả lời dứt khoát: “Nồi phở thứ thiệt, tô phở thật..tình quê hương thơm.. Nồi phở giả hiệu, nấu bằng những hộp xúp gà bán ở chợ Mỹ..Phở organic tôi gọi đó là Phở hữu cỏ .”

Hảo nói: “ Còn tôi thì nấu phở sai công thức.”

Bạn tiếp: “Sứ mạng nấu ăn của người đàn bà là tại tâm, theo năng khiếu, không theo công thức..Người đàn-bà-mới bây giờ vẫn còn nấu ăn tại tâm.. vẫn còn bỏ áo quần của chồng vào máy giặt máy sấy và đi chợ không mua những món ăn làm sẵn bày bán ở cái quầy deli..”

Cái đầu lâu khô của Hảo liền lạc đề nghĩ tới thiên hồi ký A field of innocence của một cựu chiến binh Hoa Kỳ, Jack Eastes, viết lại một mảnh đời lính tráng của mình ở Viêtnam. Chàng GI này nói tới cái xu-chiên với hai caí cup, tức là hai caí chén bằng cao su mềm và nở. Người đàn bà đựng bộ ngực trong hai cái chén đó. Được như vậy, các bà bạn Lan Hoa Peaset, Thanh Trang Lashner, Thanh Lan Woods..mới làm chư những ngôi nhà to rộng hoặc nằm trên một ngọn đồi, hoặc trông xuống bờ hồ bờ biển, hoặc ngó lên chóp núi trắng như gạo phư. Tô phở với những lát thịt tình nghĩa có phải là những đoạn thẳ̉ng tâm lý trong những mối nhân duyên Việt Mỹ?.

Người đàn bà Vietnam thương con nhất trên đời và thương chồng thứ nhì trong đời, nhất con nhì chồng. Người đàn ông Mỹ, Larry, chồng của Trang, thương vợ nhất trên đời và thương con thứ nhì trong đời, Nhất vợ nhì con. Mấy ngôi nhà nguy nga do tay người đàn ông thương vợ đó, người công dân của một quốc gia không có chư-nghĩa đa thê từ nghìn xưa, làm ra, là tài san̉ của người vợ chứ không phải của bầy con. Bà bạn Hảo bỏ đủ thì giờ ra nấu ăn ngon mê hồn..Trong một tiếng rưỡi đồng hồ, Trang có thể quấn xong 200 cái gỏi cuốn, nhồi b̀ột mì bột gạo nặn ra hai trăm cái bánh bao..Ngày lễ Chúa hoặc ngày víá Phật, người đẹp thiện nguyện đi Chuà hoặc đến Nhà thờ xắn tay áo làm đủ các món ăn chay mặn bày bán và luôn luôn thu về cho cửa từ-bi, giáo đường bác-ái cả hơn một nghìn đô-la.

Hảo ngậm ngùi nghĩ tới cái xú-chiên khác, không phải là hai cái chén cao-su mềm mát mà là hai cái bầu giác hơi cứng ngắt ngắt ở trong đựng hai trái hồng khô được ép sấy từ China. Treo cái xu-chiên đó trên đôi vai, người đàn bà này làm sao có thể toạ lạc trong những nhà to cửa rộng ngó ra biển và hồ.

Nhất vợ nhì con .Mỗi kỳ lương ông chồng Trang cẩn-thận đem hết tiền về..Con cái khoẻ mạnh lớn lên vào đại học lấy hết bằng cấp đưa mẹ giữ..Sống một đời như vậy đủ chưa hay con tim tiên tiến trong lồng ngực đang đập nhẹ kia cũng muốn khoắc khoải một chút đàn ông Viêtnam nào đó .

Sách quốc văn giáo khoa thư dạy rằng ỏ̃̉ đời có ba ông thầy thuốc giỏi: Thứ nhất là thầy sạch sẽ, thứ nhì là thầy điều độ, thứ ba là thầy vệ sinh. Môĩ cuối tuần, sau khi đi chợ mua đồ ăn đem về đầu cỏ tích trữ trong tủ lạnh ,con gái Hảo giặt, sấy và xếp tất cả áo quần thay ra trong bảy ngày.Nó lột hết tất cả những tấm khăn trải giường, những tấm vải dày lót lưng, những tấm chăn thô dệt bằng sợi cứng, áo gối..rồi tuần tự cho vào máy giặt máy sấy. Nhà cửa râm rang tiếng ồn..lu bu công việc..Trong khi gấp xếp áo quần sạch, thì mớ áo quần dơ khác lại đủọ̣̉̉c tộng vào máy giặt..Cứ thế, máy giặt, máy sấy chạy ầm lên và nó im lặng gấp xếp. Sáng hôm sau chư nhật là ngày tổng vệ sinh một cái nhà 5 phòng ngủ, ba buồng tắm rưỡi. Máy hút bụi rống lên không thua gì máy cắt cỏ gào hét. Cái xô nước rửa nhà, cái chổi, chai thuốc tẩy trùng Lysol, tấm bố chùi nền nhà.

Trong chuyến đi thăm con gái vừa rồi, Hảo xào nấu cho Thuý nhiều món ăn và nhìn nó đưa đẩy cái máy hút bụi chải những đường lằn trên những tấm thảm trải nhà, nó lau láng cái bồn tắm, treo tấm màn xanh thẫm và đặt chai thuốc gội đầu vỏí chai thuốc xã tóc màu hồng đứng bên nhau như một cặp vợ chồng mới cưới..

Hảo vừa đừng chải tóc vừa nói khi nó đang khom lưng moi rác: “ Người Việtnam không sợ vi trùng như người Mỹ, lấy chồng Viêtnam sướng lắm con ơi, nâng khăn sửa túi họ khoẻ và nhàn..Còn đàn ông Mỹ ..khó lắm con ơi, cay lắm con ơi, kẹo lắm con ơi.. như lúc nào con cũng phải đương đầu với sức ép ,với mặc cảm, với bất an không biết ngày mai sẽ ra sao: Với Mỹ, sắc đẹp trên hết, tài làm bếp bắt buột, sức khoẻ phải có, và phải, phải không có ngày cuối tuần để xã hơi, ngày cuối tuần phải tổng sac̣h sẽ, tổng vệ sinh nhà cửa..tận lực làm việc nhà.”

Ańh mắt đứa con gái ngó chăm vào cái lược nhựa Hảo đưa đi từ cái đầu lưa thưa tới cái vai xuội, rồi nhìn thẳng xuống nền nhà theo đường tóc rụng, Rồi sau năm phút, nó đi ra chỗ đó, cúi xuống mò mẫm lượm tóc Hảo rụng cho vào thùng rác.

Hảo đi thăm con gái, định bụng ở lại với nó một năm, nhưng mới được ba tuần lễ đã mò về Portland. Ta về ta ở nhà ta, dù dơ dù sac̣h nhà mình vẫn hơn.

Rồi Hảo điện thoại cho bạn : “Trang ơi, giữa cái tài làm việc nhà và cái sắc đẹp, tôi nghĩ rằng chính cái sức khoẻ làm việc nhà đã giúp các bà giàu có, cộng với cái mặt đẹp. Phải hai cái mới làm ra taì sản của người vợ Mỹ. Sức cần lao của Trang của Vinh,của Thảo.. không phải ai cũng bằng được! Các bà, định đúng nghiã, là mẹ hiền, là vợ quý đã áp dụng công thức Khổng-Mạnh vào việc nhà..Còṇ tôi, phần tôi chắc chỉ xứng đôi vừa lứa với mấy ông Mỹ homeless, vô gia-cư, đi lang thang ở Downtown Portland mưa gió lạnh.”

Haỏ bây giờ bảy mươi tuổi, hoạ sĩ Thái Tuấn chín mươi tuổi. Năm anh hai mươi ,em mới sinh ra đời. Ngày anh chín mươi, em mới vừa bảy mươi.”

Ngày con Thuý báo tin dữ: “Mẹ..con sẽ cưới Jeffrey.”... Hảo tức thì điện thoại cho nó: “ Con lấy chồng Mỹ, con đâm đầu vào cửa ngục rồi con ơi.. con chỉ̉ sung-sướng hơn người vợ Hàn-quốc một chút thôi.. Thà ở tù cải tạo còn khoẻ hơn. Cái thằng chồng Mỹ của con, thằng Jeffrey, nó đâu phải dễ ăn dễ nuốt như người Viêtnam, nó chỉ ăn những món xúp măng tây cua gạch, chả giò, gỏi cuốn , phở Bắc, cơm chiên Dương-châu, cháo cá ám, bún chả, chạo tôm...con phải chìu chuộng nó và nấu cho nó ăn .. những món đó rất khó và kiểu cách lắm con ơi .. Con sẽ mất thì giờ , sức khoẻ, mất tâm naõ để phục dịch nó trọn đời . Bởi cái thằng Jeffrey chồng con, nó nhất quyết chỉ ăn những món đó thôi..Nó không quen ăn những món khác...Rồi thì con phải ngoan hiền dịu ngọt ,người Mỹ ở sạch qúa, con phải mất hai ngày nghỉ̉ mỗi cuối tuần để tổng dọn dẹp, tổng vệ sinh nhà cửa, tổng ngăn nắp trong ngoài..Trong khi đó, đàn ông Viêtnam tuy ở dơ một chút, tương đối ít tắm rửa..và cả tháng chưa làm giường thay áo gối, khăn nệm một lần.. nhưng..ăn uống thì dễ, ai cũng dễ ợt không khó chút nào hết. Nhờ đó, mình nắm giữ được thì-giờ quý báu của mình không để mất một cách đáng tiếc. ̀Thúy, mẹ muốn con hãy so-sánh hai thứ: thứ chồng Việt và thứ chồng Mỹ, thứ nào đáng lấy hơn.”

Hai giờ sau, Hảo lại gọi điện thoại cho Thúy: “Con không thể lấy Jeffrey được.. Nửa chừng xuân đời con, hôn nhân sẽ tan vỡ. Con không bằng được các cô Trang, cô Vinh, cô Nga...Họ là những người đàn bà đã lấy nhu để đương đầu với cương và đã huề chứ không thua những ông chồng đại cường quốc của họ...Họ có sức mạnh của người đàn bà nhược tiểu: Họ đặt luân-lý lên hàng đầu, họ tề gia nội trợ giỏi, nấu ăn ngon lành, chịu khó lau nhà và giặt đồ..Khí giới Khổng-Mạnh đương đầu với văn minh cỏ khí vật chất..là vậy đó Thuý ạ..Con ô-nhiễm văn minh tây phương, con thua chồng chứ không thể huề với chồng như họ được..Họ, người Mỹ nhìn họ và thấy văn hóa Việtnam đẹp qua hình an̉h họ.,qua hình ảnh chiếc áo dài họ mặc, qua mâm cơm có món canh, món xào, món mặn họ nấu.” 

Ăn cơm tối xong, Hảo lại điện thoại nữa, con Thuý kêu lên : “ Tại sao cứ gọi hoài vậy?..Từ nay, mẹ không nên nói mấy chữ chồng Mỹ, chồng Việt. Lấy Tây, lấy Tàu vv...đừng nói mấy tiếng đó nữa, nhiều người không ưa mẹ.”

Hảo đã thua con, không thắng, không huề . Con nhà này đứa nào cũng cứng cổ̉ như Cộng-Sản Hàn-quốc, không cách chi hơn nó được. Nhưng con Thuý vừa cho mình một số tiền để sửa nhà và thay cái máy sưởi. Và tôi đã tiêu mất vào những việc khác hết trụi mấy ngàn bạc rồi..Làm sao đây tôi ơi..? .Nước Mỹ năm nào Trời cũng lạnh qúa, nhất là hai tiểu bang Californiả và Connecticứt...



Hảo quay lại thằng con trai : “Chu..con hãy suy nghĩ lại rồi ngày mai con bảo mẹ: mẹ ơi, con không bỏ học để đi làm, con sẽ chăm học.”

Sáng nay Hảo thức dậy sớm đọc một tài liệu về cách răn dạy con trẻ: Dạy con không phaỉ dễ daǹg như rủ nhau đi biểu tình đả đảo Cộng-Sản ở California.

Cuối tháng sau,Thằng Chu đưa cho Hảo hai trăm đô la: “Chu cho mẹ..Chu love you.. mẹ già..”

Nhìn nó dúi tiền vào tay mình, Hảo nói : “Con cũng già rồi, old son.”

Qua kẽ hở của lá bạch dương, nhiều tia mặt trời chiếu đại vào chiếc ghế dài, chỗ thằng Chu nằm ngủ ban đêm. Buổi sáng thằng Chu bụng đói đi làm. Xe hơi, đôi giày, bộ quần áo, nó tách rời khỏi căn nhà nhỏ nhiều bụi; buổi tối, thằng Chu diện đồ đẹp để đi chơi; đêm khuya, nó về nhà ngủ trên cái ghế dài đan bằng cây wicker ở phòng khách.

Một ngày cuối tuần, thằng con reo lên: “Chiều thứ bảy này, mẹ đi với Chu để đổi xe mới nghe mẹ.”

Hảo cầm đôi vai nó lắc một cái: “Ông Mãnh này, con vừa đổi xe mấy tháng trước.”

“Nhưng Chu cần đổỉ xe mới mà mẹ, cái xe này hư lắm rồi.”

Hảo hơi giận: “Cái xe còn tốt.”

Thằng con cãi: “Nó không tốt đâu, cái xe nó không ngoan đâu, nó hư lắm, Chu không thương nó nữa.”

Haỏ nghiêm mặt: “Con hư rồi, cái xe vẫn ngoan vẫn tốt.”

“Mẹ..credit của con xấu qúa mà mẹ, Chu với mẹ đứng tên chung mới đổi xe được..Chu love you, mẹ. I love you mẹ, mẹ ngọt hiền.”

Hảo nhìn quanh nhà. Tường xiêu vách xụp, nghĩ tới mấy con kiến lửa mà thợ mộc Mỹ kêu là kiến-ăn-cây <wood eaten ant>. Ngày xưa ở Việtnam có loại kiến rừng, mình tròn và ngắn, màu nâu tươi óng ańh, trong bụng có một cục đường phèn ăn ngọt như kẹo.

Hảo than; “Sao con không bắt kiến-ăn-cây giúp mẹ, nó gặm gỗ hư hại nhà cửa..

Thằng con ông hàng xóm bắt được cả một tổ̉ .. Con bắt kiến ăn cây cho mẹ nhỏ đi con”.

Thằng con Út đang ngồi coi xấp hình cầu thư baseball, vội quay lại lên tiếng bênh anh: “Mẹ ơi thôi đừng mắng nó nữa, nó mất con gái rồi, con bồ của nó đi đêm với thằng khác rồi...Love..tình yêu của nó bể̉ ra như trứng gà rồi.. Không có xe mới, không còn con gái nào thương mình nữa. Tình yêu cay như mứt gừng.”

Trong khi Hảo trợn mắt, thằng Út tiếp: “ tại sao mẹ cư ́cãi lời nó vậy? Nó đau chết cả cha nó nó rồi, girlfriend của nó dộng đầu nó vào thùng rác đậy lại rồi. Love..con chim cuckoo đã câm tiếng nói trong cái đồng hồ trên tường rồi, củ khoai môn của người Hawaii cũng sẽ thối , trái bắp có râu và trẻ, chai sauce cà chua màu đỏ như máu dơi.... Love.. chiếc thuyền tình nhỏ đã lướt đi trên biển rộng...”

Hảo nghẹt cổ̉ như cống rãnh Sàigòn kẹt bụi rać, nhớ lại lời chồng đã chết và đã nguội: “Thằng này nó đau bụng đi cầu hoài vì nó là thi-sĩ.”

Hảo nhìn con: “Tại sao lại làm thơ? Mẹ đi Chùa, chẳng thấy con cái nhà ai làm thơ hết.”

Những góc vuông trong nhà Hảo có lẽ nhiều sâu bọ đang bò âm thầm ,những con sâu bụng không sáng như đom đóm nhưng bên trong có đốm lủả̃. Hảo nhìn thằng Chu, con sâu đẹp trai nhất vừa lún xuống trong bãi lầy.

Hai thằng đực ngó chăm vào mặt Hảo để moi ra một chút thông cảm, thằng anh cứ việc đùn cho thằng em nói: “Con bồ của thằng Chu, Thanh Thanh..dộng cái đầu ngu của nó vào cầu tiêu để đi ngoài với thằng Al rồi. Chu loves Thanh Thanh... Love..tình yêu nguyên chất như rượu Volka không bao giờ suỉ bọt trào ra ngoài ..First love..đã chấm hết, young love.. không còn nữa.. .thằng Chu mất xe nên mất tình yêu..Tình yêu cay như quế.”

Hảo gãi tóc thưa: “Mày nói cái giống gì vậy Út?..Nghe mày nói ..phát bệnh.... hết cả tiền đổ xăng.”

Thằng em lại biện hộ cho thằng anh: “Nó không bằng, nó thua Al..Al lái xe Vaulkswagon, Al ở appartment.. Đứa đó giàu hơn nó.”

Hảo nạt: “Al Al..dẹp cái thằng Ao đó lại đi, ao hay hồ gì cũng dẹp đi.”

Sáng thứ bẩy, thằng Chu chở Hảo đến hãng Toyota. Tuần lễ trước, cơn bão Gió-o quét qua thành ph̉ố, một it́ hơi lạnh còn lại huýt vào mặt kính xe. Trên con đường liên tỉnh, hai người phu lục lộ quét dọn lớp tuyết cuối muà tấp lại thành những gò nhỏ. Hảo hình dung khuôn mặt chàng Don Juan trong tình sử Mễ Tây Cỏ .Người đểủ này tán tỉnh từng loạt người đẹp. Lấy nhau rồi bỏ nhau lia liạ. Qua một cơn bão, hết một mối tình. “ It was a wondrous lovely storm that drove me.” Tôi đêủ với đàn bà là bởi thời tiết xấu. Bởi mưa điên, bởi gió khùng. Tiếng kêu lạc quan của Don Juan, người tình đa diện là tiếng gào của gió trong rừng khô, tiếng gầm của nước mặn trong lòng biển̉, tiếng nghiến răng của nắng khi trời đại hạn.

Thằng Chu lay vai Hảo; “ Mẹ.. khi vào mua xe, mẹ cứ để Chu coi xe và lựa chọn, mẹ không có ý kiến gì hết nghe mẹ.”

Hai mẹ con theo chân người môi giới đi khắp khu đất khổng-lồ giăng cờ đuôi- nheo để coi đủ mặt những chiếc xe hơi cũ nằm chờ.

Thằng Chu bằng lòng đổi chiếc Ford của nó để lấy một chíếc Fiat trần bằng vải thô.

“Muà này hết mưa rồi, loại xe này bán dễ, lọt tới lọt lui dễ lắm trên thị trường..Mấy tháng sau mình lại đổi cái xe khác để lái khi trời lạnh...Don’t worry, mẹ. Love you mẹ già ơi. Mẹ, don’t hate me.”

Ánh sáng trong đôi mắt con ấm như nắng dịu, tia vui và tuổi trẻ hừng lên từ cửa sổ tâm tủ con, đang ngó vào đôi mắt mờ sâu của mẹ. Những chấm tinh anh nhỏ của riêng con đang chiếu vào mẹ để̉ mẹ thấy được bản chất con, tính xấu và tính tốt trong con, cái thực và cái hư trong ý nghĩ con. Khi con thôi phô bày bản chất con trong trong đôi mắt mẹ, mẹ vẫn thấy trong dòng sông thị giác sâu đẹp của con, bộ mặt của mẹ thật nhỏ nhưng rõ nét, một bộ mặt mà khi nhìn vào những tấm gương trong buồng tắm thì ma chê quỹ hờn nhưng bỗng chợt đẹp khi nhìn vào mắt con. Mắt con là tấm gương tốt nhất mà mẹ được soi mặt.

Thằng Chu nói: “Chu chở mẹ vào chợ Mỹ mua đồ ăn, Chu cho mẹ 35 dollars, Chu love you mẹ. Mẹ đừng ghét Chu nghe mẹ.”

Hảo nắm chặt lấy tay nó: “ Mình vô chợ Vietnam mua bao gạo nàng Hương đi con.”

“ Mẹ..chợ Mỹ bán gạo Homai mỗi bao rẻ hơn gạo Saigon 11 dollars.”

“ Nhưng mẹ quen ăn gạo hoa nhài..ăn gaọ nàng Hương lâu năm rồi không bỏ được.”

“ Gạo Mỹ cũng là gạo Jasmine dài mà mẹ...”

Hảo xua tay: “ Nhưng gạo Homai có nhiều chất ngọt nên cơm Homai chỉ̉ để được hai ngày là thiu.”

Hảo ngậm ngùi nhớ hạt gạo Homai ngày nào, ngắn bằng nửa hạt gạo nàng Hương, tròn và trong, Mỹ viện trợ sang Viêtnam nuôi quân dân và công chức sống còn với chiến tranh.

Vào chợ, Hảo cầm chai tương Cự-đà lên coi thấy giá đắt qúa vội bỏ xuống ngay. Một loại cereal trẻ con ăn sáng mang tên bác-sĩ Kellogg có chất đậu nành, nhưng người Mỹ vâñ chưa chịu ăn đậu hũ tức là tofu. Hảo đang chọn mấy bìa đậu rán thì thằng Chu bước đến kêu: “ Mẹ, mình đi mua cơm rồi về.”

Hai chữ gạo và cơm thằng Chu đều gọi là rice. Theo nó đến chỗ bán gạo, Haỏ vốc một nắm lên giảng: “ Đây là gạo. Hạt gạo khi nấu chín rồi thì trở thành hạt cơm. Cơm là gạo khi đã nấu cạn nước, gạo là cơm khi đang còn sống. Con phải nói cho đúng là mua gạo về nấu cơm chứ con không được nói là mua cơm về nấu gạo, mua xôi về nấu nếp.”

Thằng bé vội hỏi: “Vietkieu, chữ Vietkieu có nghiã là gì?”

“Là người Vietnam sống ở nước ngoài, chữ này mới đặt ra sau 1975 .”

Thằng con lại hỏi: “Vietkey là gì?”

“ Là software không cầm lên được ,không đặt xuống được ,để nhét vào computer. ”

Về tới nhà, Chu diện xe mới đi chơi qúa một giờ khuya. Hảo ra ngõ đứng đợi. Ngày mai chủ nhật đầu tháng, nhà băng gọi đi làm overtime. Tuần lễ đầu của mỗi tháng, nhân viên part-time như Hảo được nhà băng cho làm cả ngày dài. Trong vòng 5 năm, nếu đánh máy đúng hơn và trả lời điện thoại đỡ hơn, Hảo sẽ được phơng vấn để̉ vào full-time..Năm năm làm việc bán-thời-gian ở nhà băng, xe thì cũ, tuyết vừa xuống đã chết tiệt máy ngay. Nhà băng chỉ cho phép nhân viên được vắng mặt một ngày trong muà bão tuyết mỗi năm. Ngày xưa Sàigon tôi sợ hoả tiễn 122 ly, sang đây thì ghét tuyết.

Đứng đợi thằng con tới hai giờ khuya, Hảo cần phải ngủ nên vào nhà gọi cảnh sát. Ông cớm bên kia đầu giây hỏi:

“ Con bà bỏ nhà đi từ bao giờ?”

“ Trưa hôm nay.”

“ Con bà mới đi khỏi nhà mười hai tiêng, bà không được trình cảnh sát ngay. Nếu con bà mất tích sau 48 tiếng, khi đó bà mới được báo cho cảnh sát biết.”

Sau khi cơn bão cuối đông quét qua đô thị Ngọc bich, không khí bắt đầu ấm. Đêm nâu màu cà-phê, ngày trắng nhạt đẫm trong nắng luạ vàng, và tình yêu vẫn xanh non như trái thanh long và trái kiwi. Á́nh sáng trong nhà cũng vui tươi như ở ngoài trời. Trên bức tranh tĩnh vật của họa sĩ Jacky Winsdor hình như nhưñg chuyển động tròn vẫn lăn đều.

Một buổi tối, mâý mẹ con ngồi ăn món mì xào với đậu rán thịt băm nấm giá sống...Hảo gắp một miếng đậu phụ đưa lên giảng:

“ Hơn năm nghìn năm về trước, các nhà nông Trung- hoa khám phá ra cây đậu nành , tức là cây đậu tương.”

Thằng Chu nuốt xong một điã mì nhỏ rồi bảo: “ Mẹ..Chu quit job, Chu không làm cái nghề này nữa, clerk 2 ăn lương của chính phư đói qúa. Chu ..bored lắm rồi, lắm khi Chu phải thông dịch cả ngày.”

Con Thuý hốt hoảng kêu: “ làm việc công sở , ăn lương chính phủ không bao giờ bị lay off và bị đuổi, mỗi năm đều được tăng tiền..”

Hảo bảo: “ Bác H.Q. tìm việc này cho con, con bỏ, bác sẽ buồn, chị Thuý mày phải tự tìm việc lấy. Ngoài ra ,cái nghề thông dịch viên giúp mình được tiếp xúc với đồng hương, mình sẽ học thêm tiếng Việt.”

Thằng bé lắc đầu : “Chu xin làm với hãng bán xe hỏi Ford.”

Con Thuý tức giận: “ Ngu. Mày sẽ chết đói vì nghề này không được trả lương, chỉ khi nào bán được chiếc xe nào thì mới được ăn hoa hồng.”

Đôi tai Hảo lùng bùng nghe tiếng kêu oan của con ếch mẹ một chiều xưa khi thằng Ét bị đụng xe, tiếng nghiến răng của ngàn cánh bướm bay ra từ một tác phẩm của nhà văn Wei Hui, tiếng nói của cỏ quan tìm việc làm và loa phát thanh của sở thất nghiệp vọng từ Vietnam sang.

Hảo đặt điã mì xuống: “Con dại rồi, tự nhiên nhẩy vô làm cái việc không lương..bán xe hơi, bán bảo hiểm..đả đảo hai cái nghề đó.”

Mỗi lần ngang qua mấy cỏ sở bán xe hơi, chỉ cần nhìn từ góc của một con mắt thôi, Hảo cũng đã thấy xe hơi đậu đầy, đông như đoàn quân Đồng-minh đang thao-diễn trong ngày tủởng niệm tử-sĩ Memorial Day..nhưng chẳng có hồn ma bóng quế nào hiện ra mua cả...

Thằng Chu hăm hở xua tay: “Mẹ không biết gì hết..Dany bạn Chu làm nghề này, mỗi tháng kiếm được hơn sáu nghìn đôla. Chu sẽ đem về cho mẹ hai nghìn đollars...để mẹ sửa nhà, nới rộng bếp , làm thêm phòng ngủ. Chu love mẹ già.”

Con Thúy hầm hừ: “ Mẹ đừng nói chuyện với nó nữa. Mẹ không change được nó đâu, không sửa đổi nó đ̣ược như sửa caí đồng hồ chạy cho đúng giờ ..nó sẽ chỉ là một baby cho đến khi nó 40 tuổi..Chu ơi, mày không thương mẹ.Trên đầu mẹ tuổ̉i già đã đến rồi, sức khoẻ của mẹ lúc off lúc on.”

Hảo phụ hoạ: “Đúng, nha- sĩ bảo trong miệng mẹ cái lưỡi đã bắt đầu trắng và răng của mẹ đã bắt đầu mất xương.”

Con Thuý không nói thêm, Hảo tiếp: “ Đừng bỏ cái job này bắt lấy caí job khác Chu ơi. Cái nghề này nhàn, có tiền, con sẽ mua được những trái cây ngọt xớt như trái cherry, trái fig, traí́ kiwi..còn nếu làm nghề bán xe hơi, con chỉ đủ tiền mua chuối mà ăn thôi.”

“ Nhưng Chu chỉ thích làm nghề bán xe hơi thôi.”

Hảo qúat: “ Đồ ngu..Vậy là suốt đời mày chỉ ăn chuối mà thôi.”

Rồi Hảo quay qua phân bua với con gái: “ Nó cũng không đủ tiền mua nấm mà ăn, suốt đời nó cũng sẽ chỉ ăn cà tíḿ..egg plant, cà dái-dê.,và rau dền rẻ tiền.”

Thằng Chu đi làm ở hãng Ford được 8 tháng thì cái xe bị nhà băng tịch thu. Con Thuý xin được chân phụ bếp ở đại học Washington đem tiền về sửa căn nhà sắp sập vì già qúa một trăm tuổi. Những bức tường bằng gỗ thông không cứng, bốn tấm vách vôi không đủọ̣̉̉c tráng plaster. Trần nhà qúa thấp, người cao trên sáu feet có thể với tay sờ được.Hảo mua giấy hoa về dán tường và ước mơ sang năm sẽ thay thảm mới. Mấy mẹ con đồng ý lấy cơm tháng ăn cho tiện, nhưng ăn được chừng 10 ngày thì dẹp cà-mèn lại không xách đi lấy cơm tháng nữa..khôngcách chi nuốt thêm cơm tháng được nữa, tuy rằng cơm tháng rẻ.

Ông hàng xóm Mỹ đen cho Hảo một cái tủ nhỏ bằng gỗ walnut có hai ngăn đựng quần áo nhưng bị kẹt không kéo ra đóng vào được.

Ông ta chỉ tay vào mặt tiền nhà Hảo: “ Cái nhà này cần những cái liếm của những thùng sơn.”

Ông ta đi Canada thăm con gái một tuần lễ trở về bảo Hảo : “ Con gái tao rất bằng lòng chuyện này.. Mày lấy, mày..làm vợ tao nhé Hảo..Okay?. Tao lấy mày làm vợ hiền.. sống chung tình già.”.. 



Ngày vẫn kéo mặt trời lên cao, đêm vẫn múc ánh trăng từ đáy giếng, mấy thằng con Hảo vẫn tiếp tục có một tương lai mờ đục..Rồi muà đông trôi qua, bầu trời tan hết phiền não, chùm chìa khoá reo xưng xoẻng trong túi áo thằng Chu, chiếc xe bán ice-cream rung chuông leng-keng chạy vào xóm nhỏ, trái bắp vàng trồng ở thị trấn Kent ngọt một niềm vui, qủa dưa leo màu lục-hà nhai dòn nhưng nhạt thách , bầy ong lửa hút mật từ cây clover và hoa egg-plant. Hảo nhìn ngắm cỏ thơm im lặng vào thiền và giải mây màu da cam sunkit vàng trong như thạch xoa quàng qua chân trời. Hảo nhìn ngắm mặt hồ lăn tăn sóng gợn và lá bay từ muôn phiá. Rồi muà thu lại tới, lá phong màu hồng thắm như màu tôm khô người về Viêtnam đem sang, lá phong có khi vàng tươi và có khi vàng sẫm như màu gạch cua trôi trên nồi bún riêu, như múi quýt clementime mang sự tich́ một chuyện tình đứt đoạn.

Thằng Chu bảo Hảo: “Mẹ..Chu đi Canada chơi với Dany một tuần lễ.”

Sao con cứ tiêu phí thì giờ, không tiếc nuối gì khi nhìn hai cây kim nhọn nhích qua những con số trên mặt đồng hồ. Hãy tủởng tượng con đang dăng một giải luạ dài giữa hai cây cọc trước mắt con. Giải luạ này tượng trưng cho chiều dài của cuộc đời con. Hãy trừ bớt thời thơ ấu, trừ bớt thời gian của tuổi già lẩm cẩm, và loại ra những kỳ nghỉ hè ở không, những lúc đau ốm, thì giờ giải lao.vv. Đáp số của bài toán trừ là: con chỉ còn lại 20 năm để hoạt động. Mẹ lấy một thí dụ khác: Một ngày dài bao nhiêu? 24 tiếng đồng hồ thôi.. Hãy trừ đi thì giờ ăn trưa, những giờ khắc của đêm đen dành cho giấc ngủ, giờ chơi, coi tivi..con chỉ còn lại tám tiếng đồng hồ mỗi ngày để làm việc, để năng động...Chúng ta có 20 năm một đời, 8 tiếng đồng hồ mỗi ngày để làm ăn .Con phải hoạt động, con không được thụ động. Con phải active, con không được négative.

Hảo nói: “Mẹ không muốn con đi chơi.”

Thằng Út xen vô: “Mẹ để cho nó đi Canada chơi đi. Nó vừa mất con gái mà mẹ..Tình yêu dơ dáy như dầu hôi xăng nhớt. Tình yêu khó như English học không vô. Tình yêu dữ như cơn bão Katrina.”

Hảo nhìn thằng con thi-sĩ thất nghiệp: “ Yêu là són ở trong quần một ít.”

Buổi chiều, một bạn cũ gọi điện thoại: “ Còn nhớ Vĩnh không? Vĩnh ngày xưa dạy đại học Huế đó mà. Ông ta có sáu đứa con thì năm thằng con trai đậu 5 cái bằng bác sĩ, 5 ông đốc- tờ, 5 ông MD đấy nhé, médical doctor đấy nhé. Một đứa con gái thì học hành cũng một vừa hai phải thôi nhưng cũng lấy được một ông tiến-sĩ, Ph.D....ghê chưa..”

Bạn ngừng lại chờ Hảo trả lời, nhưng Hảo không. .Vĩnh ngày xưa dạy đại học,còn tôi thì dạy trung học đệ nhất cấp, giai cấp chênh lệch.

Bà bạn tiếp: “ Con cái của bạn bè bây giờ đỗ đạt bằng cấp, nhà nào cũng có con học giỏi.”

Hảo trả lời: “ Con người ta thì toàn là MD vỏí Ph.D, còn con của ‘tui’ thì toàn là ĐM.., đ.m chúng nó làm mẹ già mất mặt.”

Bạn cũ chợt kêu: “ tại sao tự nhiên Hảo lại xưng “tui” như vậy? dữ qúa..Mình là bạn mà.”

“ Chưa biết ai dữ đa.”

“ Ai nữa? Haỏ bị stress..Con người Hảo thiếu một hơi thở của phép tu Thiền.”

“ Liên.. tập một hơi thở, mất bao nhiêu thì giờ? Thở vô dài, tôi biết tôi thở vô dài..thở ra..”

Chàng em trai Hảo cũng bảo: “ Hãy bỏ thói quen đọc báo giấy và phải tập đọc báo maṇg.. Internet. Chị cứ đọc báo giấy và sách́ giấy hoài nên chị dốt. Sao chị không thưởng thức internet, không si tình cái computer, coi nó như tri kỷ.. chị cần phải lên internet để đọc nhưñg bài viết về Đạo Phật rất giá trị.”

“ Ừ. Chị sẽ lên mạng, đọc thơ mạng, văn mạng, báo maṇg..tôi xin thề và hưá từ ngày mai sẽ không đọc một câu , một chữ gì trên giấy nữa mà chỉ đọc trên mạng mà thôi. Trên cái desktop của tôi và trên cái laptop của thằng cháu nội.”

Buổi tối, tôi vừa ăn cơm vừa coi tivi và DVD, bên cạnh con mèo đen. Trên màn hình Little Saigon, đêm nay có chương trình “ Những băng nhạc lịch sủ ̣.”

Hảo nghĩ thầm thằng Chu giờ này đang ở canada, bỗng điện thoại reo :

“Hi..My name is..Tôi tên là Angela, xin hỏi Chu Nguyen có ở nhà không ạ?”

Hảo trả lời: “Nó đi xa và chỉ trở về sau một tuần lễ.”

Hảo và con mèo vừa mới trở lại màn hình thì một cú gọi khác: “ Hello, my name là Marina..tôi là girlfriend của Chu Nguyen, tôi xin được nói chuyện với nó.”

Hảo lic̣h sự trả lời: “ Nó đang ở Canada, vắng nhà một tuần lễ mới về.’

Tivi nhỏ lướt sang màn trình diễn y phục của các mỹ nhân xưa :Tiểu thư Mỵ nương xiêm y đỏ lửa ra lệnh đuổi cổ̉ Trương-Chi xuống thuyền đánh cá nên Trương Chi chết, Mỵ-Nương khóc, một giọt lệ đá lăn xuống khối u tình..

Công chúa Huyền Trân vén rèm vẫy tay áo thụng gạt nước mắt giã từ Chiêm-quốc trở về Việtnam sau khi xong việc nước và chưa xong tình nhà.

Người vẽ kiể̉u áo, Trần-thị-Lai-Hồng,còn nghiên cưú y phục Trống đồng và đường nét của chữ Nôm..đã phát hoạ 6 bộ võ phục dành cho Nữ-tướng Lê-Chân, hai vì vua-nữ họ Trưng ,và TriệuTrinh Nương.

Sân khấu chuyển sang phần thời trang mới: Chiếc áo dài Viêtnam đẹp như một niềm tin lạ, một hãnh diện muôn đời và giá trị của nó quý báu hơn những danh lam thắng cảnh tại Việtnm dưới mắt du khách. Ngực, eo, mông và hai tà áo gầy, thân hình các thiếu nữ thanh thon, cong..trông như dài ra..ẻo lả nửa như khêu gợi dục tình, nửa như nhẹ bay theo hồn bướm mơ tiên khi hai tay mềm mại co duỗi dơ lên hạ xuống.

Chiếc áo dài di chuyển làm mờ tối tất cả những bức tranh tĩnh vật treo trên tường và ngoại cản̉h bao quanh. Băng nhạc thành công vì chiếc aó dài chứ hoàn toàn không phải nhờ nhũng bài hát chậm tiến..<.Có những nhạc phẩm cũ và chậm, ca-sĩ há miệng hơi lâu, cái lưỡi trắng bày ra.>

Ngàn năm sau, truyện Kiều có thể mất, nhưng áo dài Việtnam còn, nước Việtnam còn..

Bỗng nhiên, Hảo nhớ lại năm xưa nhà văn Tường-Hùng đã nói: “Chiếc áo dài Viêtnam khiêu dâm hạng nhất.” Câu phê-bình này áp dụng vào cái quần trắng thì có lẽ đúng hơn: Khi một kép đưa tay đỡ một đào sắp té ngã vào lòng chàng, tà áo dài hất sang một bên, cô gái co một chân lên, có thể cái quần xì-líp ba góc hiện ra..Hình ảnh này thật đẹp mắt và khán giả vỗ tay khen..Hãy kết tội cái quần và tha cho chiếc áo dài. Cái quần du nhập qua Tàu vào thế kỷ 17, sau đó xuống Viêtnam. Người Viêtnam bắt đầu mặc quần từ thế kỷ thứ 18, năm 1744 dưới thời Chúa Võ vương Nguyễn Phuć Khoát.

Tuần sau, thằng Chu đi chơi về, nó sẽ được coi băng nhạc áo dài Việtnam..

Bỗng điện thoại lại réo, Hảo và con mèo vội rời cái tivi, chạy ra nghe: “ Hi, my name is Lan Hương, xin lỗi có Chu Nguyen around there?”.

Rồi điện thoại im, và từ ngoài trời một cơn mưa đá lật đật đổ xuống. Hình như mưa đá năm nào cũng chỉ rơi hai hoặc một lần trong thành phố báo tin miền quê muà màng sẽ thất thu và lũ chim đã sửa soạn hành trang bay đi trốn tuyết rồi. Màu mưa đá trắng tinh như sữa tươi và hạt mưa tròn cứng, không tình cảm khác với mưa Huế buồn như khóc.

Rồi Hảo bỏ quên cơn mưa ngoài trời để ăn cơm và coi tivi-Sàigon. Màn anh̉ nhỏ chuyể̉n qua mục “sức khoẻ là vàng”.Hai bác-sĩ Lê Đức Trường Sinh và Lê Đức Xuân Tô khuyên người bệnh hãy đứng đắn khi đau, nghĩa là phải uống thuốc đúng theo toa bác-sĩ, uống cho hết cả chai thuốc chứ không được ực ực vài ba viên thấy bớt bèn bỏ, và hãy đề cao cảnh giác đừng ăn cơm qúa nhiều: Cơm chỉ là cơm khi mới từ nồi xới ra chén, nhưng khi đã đớp vào miệng và nhai nhuyể̃n rồi, thì hạt cơm đã mất trinh vì nước bọt, đã trở thành maltose, tức là đường. Như vậy, người Viêtnam qúa ngọt, ngọt hơn ai hết trên qủa đất tròn này, hãy tự hỏi phải chăng trên đường đời ngọt chua này, họ đã lầm đường vì qúa yêu cơm và bún? Người Viêtnam mỗi ngày tì tì ăn ba bữa cơm, hãy tự thấy rằng trong nước tiểủ vàng tươi của mình có rất ít muối Morton. Nước tiêủ phải mặn mới là nước tiểu tốt. Hảo đang lo sợ sẽ đau bệnh đái đường thì điện thoại lại ré:

“ Hi..my name is Joanne,..lý do tôi gọi điện cho Chu Nguyên là để “chắc ăn” với him về cái hẹn cuối tuần.”

Hảo bỏ ống phone xuống, đến bên bếp gắp mấy miếng thịt ba-rọi chiên dòn đem ra ngồi ăn trước cỗ tivi. Ông bác sĩ gia-đình, ông ‘my doctor’, khuyên Haỏ đừng ăn mặn ăn ngọt ăn béo. Vừa mới nuốt được một miếng choresterol ba rọi vào bụng thì điện thoại lại réo:

“ Hi..my name is Nicole ..Tên tôi là Nicole .girlfriend của Chu Nguyên.”

Hảo và con mèo nhìn nhau. Điện thoại lại tiếp tục đưa ra một cái tên khác: “ Hi.. my name is Kim Duyên..”

Mấy ngày sau, thằng Chu về, vẻ mặt tươi phây phây như trò “Xuân đi học coi người hớn hở” trong sách “Quốc văn giáo khoa thư” . Nó lắc vai Hảo:

“ Chu hết tiền rồi, Danny cũng hết tiền rồi..Chu nhớ mẹ, Chu về với mẹ. Chu love you mẹ. Chu miss mẹ. Mẹ, Chu đói bụng.”

Hảo nấu vội tô xúp đậu và chỉ vào mặt nó: “ Mày vừa mới đi khỏi, có 6 đứa con gái điện thoại lại hỏi. Con đượi nào cũng xưng là girlfriend của mày, là bồ tèo, là cục cưng của mày..Ui chao, mày có tới 6 con vợ không cưới. Trong một buổi tối, mày có sáu cái hẹn với sáu con công chúa không biết con cái nhà ai.”

Từ cửa sổ phòng khaćh, Haỏ nhìn cái bồn tắm bằng cao su của nhà haǹg xóm bên phải. Đối diện là khoảng đất bà láng giềng bên trái đặt cái lò nướng thịt. Sau lưng là can̉h trí phảt ra âm nhạc to tiếng của các chàng thanh niên Mễ.

Hảo nhìn thằng Chu. Con có cái hẹn với mẹ từ kiếp trước..? Con yêu mẹ, tình con lắng đọng như cặn rượu Volka. Rượu Volka có bản chất sắt thép từ liên- bang Sô-Viết, không bao giờ chịu đông lạnh dù ngâm trong nước-đá-cục của Hiệp-chưng-quốc Hoa Kỳ..Chỉ có tình con với mẹ mới kiên cố như vậy chứ tình-ái ở ngoài đời?..Anh cho em muà đông. Anh cho em 365 tiếng thở dài môĩ năm.

Biết đến bao giờ con quay về ăn tất cả nhưñg bữa cơm gia đình, và mỗi buổi sańg, con xách những túi giấy đựng đồ ăn trưa bới từ nhà tới sở và con bỏ tật ăn khuya ...

Hảo điện thoại cho chàng em. Hắn ở ngoài vườn, cô em dâu trả lời. Hảo hỏi: “ Mấy thằng con trai của chị có hy vọng lấy được vợ viêtnam không em?”

“ Khó lắm chị ơi, ngay như hai thằng con của em cũng rất ít hy vọng..”

“ Sao kỳ vậy em? Đàn ông Viêtnam cao giá lắm mà.”

“ Cái tủ tươn̉g đó cũ và mốc meo rồi. Mười lăm năm về trước thị̀ đúng, nhưng bây giờ thì xẹp rồi..Tuị con gái mới lớn bây giờ chúng nó quốc tế , đầu cứng cổ cứng không uốn cong như cánh hoa cúc được ,còn ..ba cái thằng Mỹ bây giờ thì qúa ma lanh.,tụi Mỹ nó khoái gái Á-châu thân hình thanh thanh thon thon, con nào thanh thanh thon thon thì tuị nó dợt trước. Đàn ông Vietnam bây giờ tội lắm, mặt mày cứ cúi xuống buồn len lén..số đàn bà con gái mất vào tay Mỹ qúa nhiều rồi..”.

Hảo cãi: “ Khó tin qúa.”

“ Chị cứ ở nhà hoài nên đầu óc không cập nhật hóa, không biết chuyện gì đang xẩy ra ..Đàn ông Viêtnam rất sáng giá, đó là chuyện xẩy ra ngày hôm qua...Nhưng hôm qua đã trở thành lịch sử rồi, cái xẩy ra hôm nay mới là cái đ́áng nói tới, và ngày mai thì còn trong sương mờ..Mấy con bé thanh thanh thon thon ..tụi Mỹ nó xí́ phần hết rồi..Quốc gia Việtnam đã dần dần mất bao nhiêu người đẹp rồi.”

Haỏ hỏi em dâu:

“ Em..chị có tin được lời em nói không?”

Hảo bỏ điện thoại xuống. Nếu qủa thật như lời em dâu nói , nếu đúng như rứa thì thằng Chu sẽ lấy một con nhỏ nào ? Một con nhỏ nhưng mà to con..sồ sồ, sề sề chủ́́ không phải thanh thanh thon thon?



Một đêm khuya, thằng Chu đi làm về bảo:

“ Mẹ..Chu lớn rồi, Chu move out, Chu không ở với mẹ nữa.. Mỗi tuần lễ, Chu sẽ về nhà thăm mẹ hai lần. Chu love you.. lắm lắm. Mẹ hiền.. Mẹ ngọt hiền.”

Tôi nếm nỗi cô đơn trên lưỡi tôi. Có phải mắt tôi chỉ̉ nhìn thấy có những đứa con trên cuộc đời mà thôi bởi vì người đàn ông đã quay lưng? Tôi đã ngừa thai, đã phá một cái thai trong bụng khi chưa đầy hai tháng, nhưng nếu một lần tôi đã rặn ra một đứa con, tôi phải nuôi nó no ấm, dạy nó đúng phép và chờ đợi một tương lai.

Ngày mai con ra riêng, không ở trong căn nhà này nữa. Ngày mai mẹ sẽ giận con. Mẹ giận con, hai bàn chân mẹ ướt lạnh trong đôi vớ dày mẹ đang mang. Mẹ sinh ra con, nghĩa là đẻ ra một người, chứ không phải đẻ ngay tại chỗ một bác sĩ, một kỹ sủ, một dược sĩ, một giảng sủ, một phi công vv, nếu con trở thành một trong những người đó, nếu con đạt được một địa vị nào đó trong xã hội, ấy là do con tự tạo, tự làm lấy cho chính mình, với sự ích lợi của lời mẹ dạy, người hùn vốn cho con vào đời. Con không bẩm sinh với một cái chí lớn khi lọt từ lòng mẹ vào đời, mà chính con phải tự luyện lấy cái chí đó khi bắt đầu khôn lớn và hiểu biết.


Túy Hồng
Ngày 29 tháng 8 năm 2007