có những điều không nói ra, chỉ ghi lại...
pn

Thứ Bảy, tháng 8 25, 2018

Khung trời cũ


Tác giả Võ Quang Thẩm (trái qua, hàng dưới, người thứ 1)

Nếu đếm theo số nóc gia, nhà tôi; kể cả nhà nuôi gà, nhà nuôi heo, nhà vựa cũ, nhà vựa lúa, nhà xe, nhà dưới, nhà trên, nhà 'lầu kiếng' cũng có đến hàng chục. Tất cả tọa lạc trên khu đất rộng lớn vây quanh, có hàng rào bông giấy; phía trước là cổng chính, được nối liền vời trục lộ trong làng -- bởi con đường rộng, 2 bên có trồng cau vàng, bông trang và cạy kiểng. Ba mặt kia tiếp nối với những mẩu vườn đừa, có cả cây ăn trái va hồ nuôi cá. Gia đinh tôi nổi tiếng là giàu có, theo lời mẹ tôi kể lại; nhân công ngày xưa có trên 10 người. Mỗi năm vào mùa góp lúa, dãy nhà vựa lúa 9 căn; lúa đầy ăm ắp, nằm trên mặt lúa, có thề sờ đụng nóc nhà. Tá điền mọi nơi chở lúa về, người bằng xe bò, kẻ bằng thuyền, bằng ghe. Ban ngày đong lúa không kịp, ban đêm phải thắp đèn ngoài sân; vui như mở hội .

Ký ức của tôi không ghi lại được nột hình ành nào của thời vàng son đó, theo lời mẹ tôi kể; vì tôi còn nhỏ. Chỉ còn lại những chứng tích của sự giàu sang ngày xưa. Ngôi nhà gạch đồ sộ, nóc đã cháy vụn, những bức tường dày bị đập phá; thành những lỗ to lớn ngang hông. Trên những phần còn lại của những bưc tường, đầy những nét vẽ nguệch ngoạc , bằng những mẩu than cháy vụn; những hình ảnh Bầu, Cua, Cá, Cọp ... máy bay, tàu chiến của trẻ con trong xóm; đã đập mạnh vào tâm khảm tôi, vào những ngày tôi mói biết đọc: " đả đảo nhà giàu"," nhà giàu bóc lột" . Mặt gạch bông bị rạn nứt, vài nơi bị bong lên; hay, bị gỡ đi từ lúc nào. Trên nền xi măng; cỏ bắt đầu mọc theo những nơi ứ đọng cát, đất, nước mưa. Căn nhà sau bị dỡ đi làm đồn bốt trong làng. Đồn này sau bị tấn công, đốt cháy. Đến số phận của căn nhà lầu kiến bị cưa 4 chân; và, dân làng khiêng luôn cả cái lầu làm đồn bót thứ nhì. Mẹ tôi dùng dãy nhà vựa luá 9 căn, mái ngói nền đất ; vách cậy, để ở, ia đình tôi đã chịu thiệt hại nặng nề của cả 2 bên. Tiếp đến, lính trong làng dỡ những phần còn lại để làm bốt, xây đồn.

Đối với tôi: sự giàu sang chỉ còn lại bao nhiêu đó. Sự giàu sang chỉ còn là một nỗi bất hạnh, khi thấy mẹ tôi bó tay; trước sức mạnh của 2 bên-- sự giàu sang chỉ cón là một nỗi kinh hoàng, sợ sệt; trước những lời buộc tội rỉ tai của dân làng. Sự giàu sang chỉ còn là một mặc cảm, nỗi niềm đớn đau; khi tôi bị lũ con nhà nghèo xóm trên cô lập, Một hôm, tôi tức tưởi chạy về nhà, mách với mẹ tôi, " thằng Tôi, thằng Đức không cho con chơi chung Chúng nó gọi con là' đồ con nhà giàu'." Mẹ tôi ôm tôi vào lòng, hôn lên tóc, trả lời, an ủi tôi.

Ngày tháng trôi qua; buồn như những buổi chiều, nằm nơi ngưỡng cửa, nghe tiếng đại bác đi, đùng; từ xa vọng về. Buồn như sự đơn chiếc của mẹ tôi; sau những ngày ba tôi mất, gia đình tan hoang. Buồn như sự quạnh quẽ của tuổi thơ, những đêm thức giấc, thấy mẹ tôi ngồi lặng lẽ một mình; trước ánh trăng lạnh lùng qua song cửa, trước những bức tường còn lại chơ vơ như một thành quách đổ vỡ lâu đời. Buồn như những trưa một mình thơ thẩn nơi hành lang; phần còn lại của ngôi nhà trên không bị cháy. Nằm nơi bậc thềm; tôi thấy mình lạc lõng như từng cụm mấy trắng trôi bay. Buồn như những tiếng cu gáy xa, rời rạc. Tuổi thơ của tôi đã đi qua trong quạnh hiu, buồn thảm; nếu không có tình thương + niềm an ủi vỗ về của mẹ tôi , với những chuyện cổ tích, " ...ngày xưa, đến múa đong lúa, lúa cao đụng nóc nhà, vui như ngày hội ..."


***

Vườn trầu của mẹ tôi xum xuê lá, những lá trầu vng mượt, óng ả. Những dãy trầu như những mạch máu chính đang leo tín tận trên cao kia. Rể trầu như bàn tay rắn chắc , bám vào thân cây dông
(phương ngữ miền Nam, ám chỉ cây vông,) Mẹ tôi trồng cây dông để làm trụ cho cho trầu leo lên. Lá dông dùng để gói nem , trụ dông lại lâu chết. Đây là mảnh vừờn nhỏ bé tôi yêu thích nhất. Những cây lựu mẹ tôi trồng trên nền nhà cũ; phía sau nhà bị gỡ đi làm đồn, bốt, cũng đã mấy mùa trổ bông.

Năm nào đến kỳ lựu trổ bông, cũng là lần anh chị em chúng tôi được nghỉ hè; về quê với mẹ. Mẹ tôi thường nói thế. Tôi thích màu đỏ của hoa lựu; tôi thích vườn trầu của mẹ, với những con sáo kéo vô đậu trên những trụ dông, líu lo trong nắng. Năm nào cũng thế, đến kỳ hè, tôi thật nôn nao; từ lúc chiếc đò máy tách bến Mỹ tho, tôi như đếm từng dợn sóng, như đếm từng cụm bần mọc theo ven sông; đến khi nhìn thấy tàng cây quen thuộc đầu làng, đến khi nhón từ xa thấy hình ảnh mẹ đứng nơi bãi sông đ1on chúng tôi; trong cảnh sông nước bao la-- đến khi chiếc đò ngang từ làng nơi ra, cặp vào đò máy, để rước khách.

Làng tôi là một làng nhỏ bé bên sông cửa Đại. Bờ sông không sâu, bãi sông thoải ra xa; phải bắc một cây cầu dài thậm thượt ra khỏi mực nước l2 một chuyện quả là khó thật. Dưới thời Tây, 'quan' trong làng đã qui tụ dân chúng đốn dựa, đốn cây mu-u, đốn cây vẹt để xây cầu. Nước sông chảy xiết qua mùa gió mạnh, sóng lớn, Cầu không chịu đựng được báo lâu, gãy đổ; từ đó dân làng lại phải dùng đò ngang rước khách, như trước. Vào ngày nước lớn, thuyền vào tận bờ, không phải lọi bì bõm dưới bùn, như những ngày nước ròng, mực nước vực ra xa.

Tôi đã quen cách thức di chuyển đò, quen dần cuộc sống xa quê, vào những năm nối tiếp[ sự học ở tỉnh. Những lần về quê, tôi đã quên đi sự buồn thảm của mình, vào những ngày còn nhỏ. Quên đi sự bất hạnh của con nhà giàu, bị lũ con tre nhà nghèo cô lập; khi trước mắt tôi ; chỉ còn là một thằng Tô sống nghề đưa rước đò ngang; để nhữngđêm trăng tỏ, Tô và tôi dùng thuyền bơi ra giữa dòng sông để nướng tôm, cá ăn chơi. Khi trước mắt tôi chỉ còn một thằng, tên Đức ; sống bằng nghề cày ruộng-- để những sáng ra đồng, được nhìn tận mắt từng luống đất, từng bụi cỏ; bật tung dưỡi lưỡi cày của Đức. Để rồi, vào những trưa nắng gắt, ngồi dưới bóng cây, chia sẻ với Đức nắm cơm, miếng mắm. Tình quê hương thật thắm thía hơn những lần tôi đứng trước bảng đen; để trả bài thuộc lòng về tình quê hương, nơi sinh trưởng. Những cấu' đả đảo nhà giàu','nhà giàu bóc lột' trên tường, nay cu4ngd 9a4 phai mờ theo mưa nắng,. cả trongt rí nhớ của dân làng-- khi mẹ tôi không còn của cải gì nữa, ngoài những huê lợi đủ cung ứng cho tôi học hành ở tỉnh. Mẹ tôi cũng không còn kể cho tôi nghe chuyện cổ tích như xưa nữa; và không còn muốn xây dựng sự nghiệp trên hình ảnh những đụn lúa vĩ đại của thời xa xưa. Sự nghiệp mẹ tôi đang xây đắp; dĩ nhiên là ở đứa con, với sự học hiện thời; một sự nghiệp mà mẹ tôi tin sẽ bền vững hơn, khó đổ vỡ như sự nghiệp của mẹ tôi ngày trước.

Đã mấy lần, tôi bay qua vùng trời cũ; đã mấy lần tôi về thăm quê hương ở một bay co giới hạn; không được in vết chân trên nẻo đường làng. Khung cảnh thật quen thuộc với con đường đất; hiện ra ngắn ngủi hơn tầm tay, nhìn ngôi nhà không nóc + 4 bức tường dãi dầu mưa nắng -- còn tôi đã thành kiếp chim lạc loài trong khung trời buồn thảm của đứa trẻ lên 5 ngày xưa, đã quạnh hiu nơi ngôi nhà đổ nát đó.

Vườn trầu của mẹ tôi chắc đã tiêu điều rồi. Đàn sáo ở đâu vẫn kéo về vào giấc trưa, còn trụ dông đâu mà đậu? Những cây lựu (nếu còn) chắc đã hơn mười mấy lần trổ bông ? Làm sao tôi được nhìn thấy được nữa, những al1 trầu vàng óng; từng cánh lựu màu đỏ chói chang, từng luống cày, từng bụi cỏ bật tung dưới bàn tay của thằng Đức, từng xoáy nước dưới mái hèo của thằng Tô?

Quê hương ơi! hoàn cảnh nào đã làm ngắn cách? Hoàn cảnh nào đó đã khiến tôi trở thành lòi ó dữ? Đ6ẻ rồi ngày ngày nối tiếp ngày; bay trên không để thả bom phá sản dần dần sự nghiệp tinh thần của mẹ tôi đã kỳ mong -- hoàn cảnh nào đã để thắng Đức thành kẻ thù, cầm súng đối đầu? Hoàn cảnh nào khiến thằng Tô bị bắn sẻ, ngã gục trong vòng rào kẽm gai ?

Dòng sông của Đức vẫn cuồn cuộn chảy ; những chiếc lá làm sao cưỡng lại được sức mạnh chảy xiết dòng sông ? Dòng dông định mệnh lờ lững vô tình; bao giờ đây, mới thôi ngăn cách?


Võ Quang Thẩm

(Trong tập "Thơ Truyện Không Quân Thời Chiến", Vàng Son xb, Saigon 1974)


-----------------------------

Võ Quang Thẩm [1939- ]
sinh ở Kiến hòa (nay Bến tre/ Nam Việt Nam)
hoa tiêu quan sát (1964-65), 
hoa tiêu khu trục A1H (1965-69)
và hoa tiêu phản lực A 37.