có những điều không nói ra, chỉ ghi lại...
pn

Thứ Năm, tháng 6 01, 2017

Kiếp nào có yêu nhau

thơ Minh Đức Hoài Trinh
nhạc Phạm Duy
tiếng hát Lệ Thu, Thái Thanh, Khánh Ly, Khánh Hà, 
Duy Quang, Ngọc Hạ, Thanh Thúy...




 Kiếp nào có yêu nhau

Anh đừng nhìn em nữa 
Hoa xanh đã phai rồi 
Còn nhìn em chi nữa 
Xót lòng nhau mà thôi 

Người đã quên ta rồi 
Quên ta rồi hẳn chứ 
Trăng mùa thu gãy đôi 
Chim nào bay về xứ 

Chim ơi có gặp người 
Nhắn giùm ta vẫn nhớ 
Hoa đời phai sắc tươi 
Đêm gối sầu nức nở 

Kiếp nào có yêu nhau 
Nhớ tìm khi chưa nở 
Hoa xanh tận nghìn sau 
Tình xanh không lo sợ 

Lệ nhoà trên gối trắng 
Anh đâu, anh đâu rồi 
Rượu yêu nồng cay đắng 
Sao cạn mình em thôi

(Minh Đức Hoài Trinh)





---



Vài cảm nghĩ về "Kiếp Nào Có Yêu Nhau" Thơ Hoài Trinh Nhạc Phạm Duy

...
Khác với bài "Hoa Rụng Ven Sông", nhạc sĩ chỉ uốn ý có sẵn cho phù hợp với giai điệu, trong bài này ta thấy nhạc sĩ cho thêm nhiều chữ, nhiều chi tiết. Từ:

Anh đừng nhìn em nữa
Hoa xanh đã phai rồi
Còn nhìn em chi nữa
Xót lòng nhau mà thôi .

thành cả một nửa của phiên khúc:

Đừng nhìn em nữa anh ơi
Hoa xanh đã phai rồi
Hương trinh đã tan rồi

Đừng nhìn em, 
đừng nhìn em nữa anh ơi
Đôi mi đã buông xuôi, 
môi răn đã quên cười.

Cấu trúc thơ đã được đẽo gọt lại để hợp với cấu trúc nhạc. Tôi đoán rằng nhạc sĩ đã ngân nga được cái motif "Đừng nhìn em nữa anh ơi" và cái motif cân bằng thứ hai là "Hoa xanh đã phai rồi Hương trinh đã tan rồi", và chọn nó làm sườn bài chính của nhạc khúc. Caí cấu trúc này rất logic, nó khởi đầu bằng một câu tán thán với một cung nhạc rải vút lên (appergiated) "Đừng nhìn em nữa anh ơi", rồi chứng minh ngay lời cầu khẩn đó bằng hai câu nhạc tương tự nhau là "Hoa xanh đã phai rồi" và "Hương trinh đã tan rồi". Bạn cũng nên để ý đến cái cách để một cung nhạc trên từng câu nhạc mà tiếng Anh gọi là "slur" (tôi không biết tiếng Việt gọi là gì) gợi ý ca sĩ phải hát liền lạc từng câu nhạc đó, chứ không được ngắt ra nhát gừng.




Sang phần hai của phiên khúc, ta thấy nhạc sĩ đã làm tăng kich tính của câu nhạc bằng cách kheó léo nhắc lại motif nhưng với một biến thể là thêm vào ba nốt Đừng nhìn em (Là Mi Lá) trước khi lên đến nốt Mí rồi trả lại nốt Ré. Rất phù hợp với lời nhạc có tính cách van xin, vì có ai van xin một câu rồi thôi? Bạn thử hát đoạn hai, nhưng bỏ bớt ba chữ đầu, chỉ hát "Đừng nhìn em nữa anh ơi", bạn sẽ thấy bài nhạc kém hay hẳn đi.

Vì cấu trúc nhạc đã xác định, nhạc sĩ phải điền vào hai chi tiết mới là "Đôi mi đã buông xuôi," và "môi răn đã quên cười" để làm câu nhạc đối xứng với nửa đoạn ở trên.

Đoạn phiên khúc thứ hai cũng vậy, từ:

Người đã quên ta rồi
Quên ta rồi hẳn chứ
Trăng mùa thu gãy đôi
Chim nào bay về xứ .

Chim ơi có gặp người
Nhắn giùm ta vẫn nhớ
Hoa đời phai sắc tươi
Đêm gối sầu nức nở .

Nhạc sĩ đã xắp xếp, thêm bớt chữ để đoạn trở thành

Hẳn người thôi đã quên ta
Trăng Thu gẫy đôi bờ
Chim bay xứ xa mờ.

Gặp người chăng, 
gặp người chăng, 
nhắn cho ta
Hoa xanh đã bơ vơ 
đêm sâu gối ơ thờ.

Tiếp theo, trong điệp khúc, tiết tấu đã thay đổi từ


thành 


tạo một cảm giác khang khác tuy cách dùng 4 móc đơn vẫn là cách dùng chính của bài nhạc.

Điệp khúc cũng cho thấy, đôi khi chả cần suy nghĩ nhiều, chỉ cần dùng lại ý nhạc trước, vốn dĩ đã hay rồi, và lặp lại nguyên xi là ta sẽ có một câu nhạc hay. Bạn thấy trường canh sau y hệt trường canh đầu.


Sự lặp lại không chỉ có trong nhạc, mà cũng còn trong lời nhạc nữa. Bài thơ không có sự lặp lại này.





Đó, bạn thấy đó, phổ từ thơ thành nhạc khó lắm chứ đâu phải là thấy một bài thơ hay, rồi thêm nốt vào, ê a là xong bài nhạc, như tôi đã và đang sampling hằng hà sa số trên thế giới ảo này?
...


Hoctro
11.15.2011