Nhạc: Sidney Joseph Bechet
Lời: Fernand Lucien Bonifay
Mario Bua
Lời Việt: Nguyễn Thảo
Trình bày: Nguyễn Thảo
Hòa âm & phối khí: Lê Vũ
Phòng thâu: LeVuMusic Studio
Photo & graphics: Marcmar
Hoa Thơ Dại
Hoa ven đường
Từng nụ hoa rất âm thầm
Ngày mai dẫu hoa tàn phai
Riêng anh còn giữ trong lòng
Nụ hoa nào
Làm đôi mắt em ngời sáng
Nồng hương ngất ngây hồn anh
Vùng hạnh phúc cõi mộng mơ
Ngày đôi chúng ta còn thơ
Mùa xuân chớm hoa tình yêu
Nhẹ phơi sắc hương là em
Vì anh
Trong cõi đời
Dù giây phút đắng cay nào
Nguồn hạnh phúc vẫn là em
Cánh hoa thơ dại
Thời thanh xuân ấy
Dừng chân phút giây mộng mơ
Ngạt ngào hương hoa
Mùi hương ấp yêu tình thơ đắm say
Anh tin rằng
Tình em như cánh hoa nào
Rạng rỡ mãi giữa vườn yêu
Cánh hoa thơ dại
Petite Fleur
Si les fleurs
Qui bordent les chemins
Se fanaient toutes demain
Je garderais au coeur
Celle qui
S'allumait dans tes yeux
Lorsque je t'aimais tant
Au pays merveilleux
De nos seize printemps
Petite fleur d'amour
Tu fleuriras toujours
Pour moi
Quand la vie
Par moment me trahit
Tu restes mon bonheur
Petite fleur
Sur mes vingt ans
Je m'arrête un moment
Pour respirer
Ce parfum que j'ai tant aimé
Dans mon coeur
Tu fleuriras toujours
Au grand jardin d'amour
Petite fleur...
NT: "Petite Fleur" thật là nhẹ nhàng. Theo tôi, đây là một nhạc phẩm điển hình của Pháp thời 40, 50 song song với những tác phẩm văn chương romantique của Marguerite Duras, Françoise Sagan. Một ca khúc trong sáng, một mối tình thơ dại, một ấn tượng mang theo suốt cả một đời người. Lúc tôi đề nghị ghi âm bài này impromtu, bạn bảo: "Ối chà, bài này dễ mà!"
Cái dễ dãi của nhạc phẩm này có để cho bạn ấn tượng gì không, trong lúc hòa âm phối khí?
LV: Khi bạn đề nghị "Petit Fleur" tôi mới biết là bài này có lời hát. Suốt mấy mươi năm tôi chỉ biết "Petit Fleur" qua nhạc hòa tấu. Mà thật ra cũng không biết tựa đề, chỉ nhớ đến ấn tượng thật yêu kiều, nhẹ nhàng, lãng mạn của giai điệu. Thế nên tôi chỉ hòa bài trong một tối là xong, có lẽ vì tôi đã gần gũi với âm giai lãng mạn này từ quá lâu rồi chăng? Thật ra tôi không thấy bài nhạc jazz nào là dễ cả, nhưng cái cảm xúc từ bao năm tháng của tôi với giai điệu này thì tràn đầy như nước vỡ bờ cho nên hứng khởi của tôi đã được đẩy đưa đi thênh thang, không vướng mắc...
NT: Tôi có nghe người ta bảo rằng, nghe nhạc, nhất là nhạc Jazz, không nên nghe lời ca. Thú vị thay, nhạc phẩm này được viết vào năm 1952 chỉ cho nhạc cụ. Bảy năm sau, khi bài nhạc đã nổi tiếng, lời ca mới được viết ra, và đã nhanh chóng trở thành một nhạc phẩm lừng lẫy khắp thế giới. Tôi cho rằng, lời ca, nhất là lời hay, dễ được khán thính giả đón nhận hơn.
LV: Bạn gửi tôi lời Việt kèm với bản tiếng Tây. Tôi lên mạng để nghiên cứu thì ngạc nhiên là bản tiếng Tây của bạn lại khác chút so với bản do một số người khác hát. Nói cho bạn biết nhưng sau đó bận không theo dõi. Đến hôm tối thâu nhạc không thấy bạn thay đổi lời gì cả. Chấp nhận là thế. Nhưng đọc lại lời Pháp bạn đưa thì tôi hoàn toàn đồng ý với bản này vì cái ý hoàn toàn xuyên suốt của nó. Phải nói là tôi rất thưởng thức lời dịch của bạn cho bài: Theo sát lời bản chính, dễ phát âm để hát theo, và đầy cảm xúc...