Ca sĩ Charles Aznavous
Tôi viết bài này cho một người ca sỹ mà tôi rất ngưỡng mộ. Năm nay ông đã 93 tuổi và đã đứng trên sân khấu 83 năm. Ông hy vọng có thể sống đến 124 tuổi, vì tại Pháp, nơi ông sống, có một phụ nữ đang mừng sinh nhật 123. Charles Aznavour muốn thọ hơn bà này 1 năm, chỉ một năm mà thôi.
Charles Aznavour không phải người gốc Pháp. Gia đình ông chỉ là những người nhập cư. Cha ông gốc người Arménie, một dân tộc bị lưu đầy như người Nam Việt chúng ta. Cuối thế kỷ thứ 19, người dân Arménien bị Thổ Nhĩ Kỳ tàn sát và họ bị tản mát khắp nơi. Gia đình ông ban đầu muốn di cư tới nước Mỹ nhưng sau cùng ở lại Paris và Charles Aznavour được sinh ra tại thành phố ánh sáng này.
Vì gia cảnh, Charles Aznavour chỉ được học hết bậc tiểu học. Ông cho biết bằng Tiểu Học là văn bằng cao nhất về văn hóa mà ông có được, tuy sau này nhiều đại học trao tặng ông các bằng tiến sỹ danh dự. Tuy không có bằng cấp cao, nhưng Charles Aznavour có tâm hồn nghệ sỹ và một tài quan sát, suy tưởng rất phong phú và độc đáo. Một sự kiện rất thông thường cũng được ông ghi lại và biến nó trở thành một tác phẩm âm nhạc và văn chương khó ai có thể sánh được. Một trong những bài hát đã làm Charles Aznavour trở thành bất tử là bài La Bohème. Tôi chép lại dưới đây lời của bài hát:
La Bohème
Je vous parle d’un temps
Que les moins de vingt ans
Ne peuvent pas connaître
Montmartre en ce temps-là
Accrochait ses lilas
Jusque sous nos fenêtres
Et si l’humble garni
Qui nous servait de nid
Ne payait pas de mine
C’est là qu’on s’est connu
Moi qui criait famine
Et toi qui posais nue
La bohème, la bohème
Ça voulait dire, On est heureux
La bohème, la bohème
Nous ne mangions qu’un jour sur deux
Dans les cafés voisins
Nous étions quelques-uns
Qui attendions la gloire
Et bien que miséreux
Avec le ventre creux
Nous ne cessions d’y croire
Et quand quelque bistro
Contre un bon repas chaud
Nous prenait une toile
Nous récitions des vers
Groupés autour do poêle
En oubliant l’hiver
La bohème, la bohème
Ça voulait dire : Tu es jolie
La bohème, la bohème
Et nous avions tous do génie
Souvent il m’arrivait
Devant mon chevalet
De passer des nuits blanches
Retouchant le dessin
De la ligne d’un sein
do galbe d’une hanche
Et ce n’est qu’au matin
Qu’on s’asseyait enfin
Devant un café-crème
Épuisés mais ravis
Fallait-il que l’on s’aime
Et qu’on aime la vie
La bohème, la bohème
Ça voulait dire, on a vingt ans
La bohème, la bohème
Et nous vivions de l’air do temps
Quand au hasard des jours
Je m’en vais faire un tour
À mon ancienne adresse
Je ne reconnais plus
Ni les murs, ni les rues
Qui ont vu ma jeunesse
En haut d’un escalier
Je cherche l’atelier
Dont plus rien ne subsiste
Dans son nouveau décor
Montmartre semble triste
Et les lilas sont morts
La bohème, la bohème
On était jeunes, on était fous
La bohème, la bohème
Ça ne veut plus rien dire de tout
Tôi nói với bạn về một thời
Mà nếu bạn chưa đủ 20 tuổi
Bạn không thể biết được.
Montmartre thuở ấy.
Có dàn li lan buổi sáng
Hoa leo đến tận cửa sổ
Căn phòng đồ đạc sơ sài
Mà chúng ta dùng làm tổ ấm
Trông rất tồi tàn
Là nơi chúng ta quen nhau
Anh thì bụng đói meo
Và em khỏa thân ngồi làm kiểu mẫu cho anh vẽ.
Này Cô bé lạc loài, cô bé lang thang
Điều đó có nghĩa là chúng ta sung sướng.
Này cô bé, này cô bé
Hai ngày chúng ta mới có một bữa cơm.
Trong những cái quán cà phê gần đó
Chúng ta chờ danh vọng đến
và tuy chúng ta bệ rạc.
Bụng lép xẹp.
Nhưng chúng ta vẫn vững lòng tin.
Khi vài cái quán tép.
Chịu đổi một bữa ăn nóng
Lấy vài bức tranh của chúng ta
Chúng ta ngâm những vần thơ.
Quanh bếp hồng.
Và quên đi mùa đông
Này cô gái lạc loài
Thế nghĩa là cô đẹp lắm.
Em ơi. em ơi
Thế nghĩa là chúng ta đều rất có tài.
Có nhiều lần, trước giá vẽ
Anh thức suốt đêm
Để vẽ đi vẽ lại
Bầu ngực người con gái
Hay nét mông cong.
Chỉ khi trời sáng.
Chúng ta mới ngồi xuống.
Nhấp chút cà phê sữa.
Mệt lả nhưng vui
Phải chăng chúng ta phải yêu nhau
Và chúng ta yêu đời.
Này cô nhãi, này cô nhãi.
Thế nghĩa là chúng ta tuổi đôi mươi.
Em ơi. em ơi
Và thế là chúng ta đúng với thời của chúng mình
Nhiều hôm bất chợt.
Tôi ghé qua và thăm lại
Chốn cũ, đúng số nhà
Nhưng không thể nhận ra
Những bức tường, những con đường
Đã chứng kiến thời thơ ấu của tôi
Ngồi trên một cầu thang.
Tôi tìm chỗ tôi ngồi vẽ ngày xưa
Không còn gì dấu vết.
Cảnh tượng đổi thay mới mất rồi
Montmartre có vẻ buồn
Và những cây li lan đã chết
Em ơi. em ơi
Thời chúng ta còn trẻ, còn điên
Hỡi em, chuyện ngày xưa đó
Bây giờ, chẳng còn ý nghĩa gì
(Tác giả phỏng dịch, không đi sát nguyên bản)
Charles Aznavour không chỉ là một ca sĩ. Ông chính là một thi sĩ, một triết gia. Những gì ông viết về Monmartre, về Paris, và về nước Pháp. Tôi đọc, tôi nghe, nhưng chỉ nghĩ đến Sài Gòn, đến La Pagode, đến Givral, đến con đường Duy Tân, đến Dinh Dộc Lập, và đến nhà thờ Đức Bà. Nghe đâu rồi nhà thờ này rồi cũng sẽ bị phá đi. Còn đâu dấu vết của một nền Văn Hóa – Văn Hóa Sài Gòn.
Capri, c’est fini!!! như một niên trưởng người Miền Nam đã viết cho tôi, rất buồn, nhất là trong những ngày mùa thu lạnh lẽo như chiều hôm nay.
Trần Mộng Lâm
Trần Mộng Lâm