Bóng tối, tối lắm. Rừng âm u, gió mạnh. Tiếng chim thú kêu rỉ rả, thét lên từng chập dài ngắn, hòa với tiếng côn trùng, nghe rợn nỗi quạnh hiu.
Một mình gã nằm đó, từ chiều tối. Cái thân thể ốm tong chỉ còn da bọc xương, cơ hồ không có chút thịt để kim chích đâm xiên dưới da. Hình thể một người trên miếng ván bất động, như một xác chết. Người ta đã ký tên xác nhận hắn chết rồi còn gì!
Ðêm đồng lõa với bóng tối. Căn nhà gỗ bốn vách loang lổ, nằm trơ ở bìa rừng. Chung quanh bừa bãi với cưa, mảnh ván, dây, đinh, mọi thứ linh tinh vất đó. Mùi của đất bưng lên, sương đêm chụp xuống, quyện lẫn trong chu vi bốn vách. Trời đen kịt. Căn phòng dung chứa những xác người tạm qua đêm không thể điểm danh hắn lúc nầy. Chỉ có đôi mắt mở trừng, nhìn lên qua mấy lỗ hổng trên nóc để thấy trời đêm. Ở đó hắn thấy một vì sao lơ lửng. Như đôi mắt em. Ðôi mắt dấu yêu một thời trăn trở lạc loài.
Em có biết sáng nay, tượng đồng người lính ở nghĩa trang bị giật ngã xuống. Là tôi, là người một thời vào nơi gió cát. Tôi đã ngồi bao lâu trong vị thế nầy. Buổi sáng mù sương, buổi chiều cô quạnh chỉ một mình ôm súng ngó mông. Tôi đã ngồi canh suốt năm tháng dài trong giang sơn đất địa liệt oanh. Ở đó có tiếng kèn, tiếng súng chào đón, có vòng hoa, có bà mẹ, có người cha, có tà áo em. Tất cả, ở đó là giọt nước mắt nghẹn ngào tang thương cho người chứng kiến.
Cứ tưởng một mai già đi, không ai thấy trong tôi thế nào. Phải chăng vẫn là hình dáng đó. Một ngày như mọi ngày, không ai đổi gác, đổi vị thế ngồi. Tưởng tượng giùm đi, một mình tôi cô độc thế nào. Chỉ có em, nhiều lần đến rồi đi. Có lần em khóc dưới tượng đài nầy. Qua em, tôi nhìn thấy hình ảnh người yêu một thời năm cũ. Bây giờ tôi yêu mình hay yêu ai. Ngày tôi ngả, pho tượng nầy đổ xuống. Em đã qua đời tôi rất xa. Những cánh thư viết về, nhắn gởi hứa hẹn trông chờ. Tôi còn gì, có khả năng nào hơn để ra đi như ngày xưa tản lạc. Nghĩa trang giải tỏa, ủi sập bình địa. Sống không dung, chết không tha. Một chiều ảm đạm, bao oan hồn tử sĩ ẩn khuất đâu đó, biết nói sao với trận mưa thế sự nhân tình. Là kẻ thù, là anh em, hòa bình ca cho người đồng chủng. Bài đồng dao được truyền tụng khắp nơi, như lời sấm truyền lưu dấu.
Ngày đó có người đàn ông nhặt đầu pho tượng mà khóc. Tôi nhìn tôi rất lâu. Không ai hiểu, lúc nầy tôi khóc giùm tôi, hay khóc một thân phận buồn. Người ta nói là tôi đã chết. Không, tôi vẫn còn sống. Ði qua chốn nầy, đứng lại ở đây. Lần cuối nhìn đồng đội một thời năm cũ cho lần giã biệt người đi không trở lại. Cái điểm hẹn một tình gắn bó ngày nào rồi đây sẽ lạc mất. Tôi không nhớ tôi đã ngồi bao lâu như thế nầy. Ðêm, tôi ngồi thức từ quá khứ nầy, và sáng hôm sau là tiếng chào thầm lặng. Từ chốn cao nầy nhìn xuống thiên hạ sự. Cuộc đời có cả đắng cay thua thiệt, dỗ dành gạt gẫm. Ngày nào là tình anh em, là kẻ nội thù hay nhân tình yêu dấu. Tất cả không chua xót bằng cuối đời bị bỏ rơi, vất bỏ hết, chốn nầy đây chỉ còn nỗi tĩnh lặng với hào quang ngày cũ.
Tôi trở lại đây có nghĩa là tâm hồn tôi còn đó, còn có trái tim đồng đội, còn có tấm lòng biết nương nhau khi bị xô về một phía. Người đàn ông đó là tôi. Vâng thưa thật là chính tôi. Tôi nhặt đầu mình, cười không ra tiếng ở người ngã ngựa. Người người nhìn tôi, gỗ đá chung quanh ngây ngô tuồng không quen biết. Họ xa lạ như người mới tới, hay họ sợ oan khiên trói buộc chung cùng. Ðâu ai biết. Ðâu có ngờ ngày đó, giọt nước mắt bị buộc thành kẻ đồng lõa, tội đồ lịch sử. Tôi đứng quên đó và thân phận bị lùa đi như tội phạm không nhà.
Sẽ hỏi tôi tên gì trong danh sách nầy. Vâng. Tôi là Nho. Nằm kề bên tôi là Nhan người trẻ tuổi, dáng mảnh khảnh, hay tâm sự đời mình. Nhan nói ở ngoài giả gái bán bar, dụ đi khách rồi móc bóp moi tiền. Ðổ thừa hoàn cảnh, khó khăn mọi mặt. Em nào hành nghề nầy cũng có mấy câu vọng cổ ai oán đổ lỗi cuộc đời. Với Nhan đổi đời, thêm muốn đổi lốt, khỏi bị để ý, hay lợi dụng thời cơ mánh mung mưu sinh tìm sống. Xã hội đảo điên với thế sự nhân tình, sống lặn hụp hay nín thở qua sông là cách sống ở người an phận chờ thời. Không thích nghe những điều nầy, nhưng chung quanh có gì ngoài chuyện giang hồ anh chị. Nghe riết rồi quen đi, như xã hội dạy người ta nói theo cái ngôn ngữ biến cải, ngược lại.
Một người nữa kề bên là Phán, thầy tu. Anh có tài nhổ răng bằng bùa. Với anh, chỉ cần một chút muối mang theo để ngậm sát trùng, sau khi cái răng rời đi là ổn. Răng nào? Lung lơ chưa? Chỉ cho biết. Lúc làm Phán không nói chuyện với ai. Miệng đọc thầm mấy câu. Chỉ dùng một ngón tay cái bật ngang, răng rời ra dễ dàng. Phán không bao giờ dám nhận bất cứ gì ai cho, gọi là đền ơn cho việc làm nầy. Anh nói đã thề trước tổ. Tôi nghĩ cái trường đại học nha khoa nhà mình, không thể đào tạo ông nha sĩ nào làm được vậy. Với chút tay nghề bùa chú, không ba hoa miệng lưỡi, anh em trong phòng có mấy phần vị nể Phán.
Anh Phán, anh tội gì mà bị bắt vào đây? Anh nói giọng chẫm rãi. Không gì hết, đòi hỏi quyền phát biểu, có ý kiến thì coi như chống. Xã hội nầy muốn bắt ai là quyền của họ. Ðã vào đây rồi thì kháo nhau làm gì. Trả lời về phần mình. Tôi nói, tôi cần được đứng dậy. Qua hình ảnh bức tượng, một thế hệ chú bác cha ông ngã xuống, người chung quanh đòi đứng lên. Nương theo cảnh đời đó, tôi đòi quyền được đứng dậy, quyền bình đẳng không phân biệt lý lịch làm người. Có khó gì. Cứ như một hình ảnh cũ, một thế ngồi không nói, không đáp trả. Sao lại không được. Sao không thể yên lành? Vậy mà không ai hiểu điều tôi muốn nói. Anh Phán nói, chú mầy đòi hỏi vậy, thì chiếc xe đạp tao cũng có quyền khiếu nại. Hôm bị bắt vì tội tập họp đông đủ, chiếc xe đạp đứa cháu họ đem về không được chấp thuận. Họ qui trách xe đạp cũng bị tội, giữ lại sung công. Vậy là cái sườn ống nước, cái vòng quay bánh kia có phần hồn, tài sản vật chất cứ tính như một đầu người dân trong nước.
Chúng tôi thuộc đội đập đá, đội lao động nặng nhọc nhất. Khu vực khai phá là mặt lộ đá ong, thứ đá hột nâu lởm chởm mặt. Toán ba mươi người chỉ có một tấm nylon lượm đâu đó cột hai đầu ở hai cây cắm, che bớt ánh mặt trời chiếu rọi, đồng thời báo hiệu điểm lao động. Cách làm là dùng xẻng, búa, đục theo đường thẳng, đường ngang theo hình chữ nhật của từng khối gạch, ngang một gang tay, dài bốn tấc. Ðục từng hồi, từ từ sâu xuống, rồi dùng xà beng nạy khéo, đưa lên từng viên. Làm không quen, nứt bể, mẻ đi một góc nào đó, coi như uổng công, bỏ làm lại. Mỗi ngày chỉ tiêu một người lấy hai viên gạch, lấy khơi khơi trên mặt đường lộ. Thân phận khổ sai của người tù dưới ánh nắng gay gắt ở buổi trưa, rừng không gió, oi bức. Từng gương mặt, đôi gò má thóp lại vì thiếu ăn, gò lưng đục từng nhát xuống mặt đường để hình thành từng viên gạch. Làm theo kinh nghiệm, trả giá với bàn tay chai cứng, trả giá bằng giọt mồ hôi chảy xuống mặt, xuống lưng trần đẫm ướt. Hình ảnh của dân phu dưới thời Tần Thủy Hoàng, trong phim ảnh xây dựng Vạn Lý Trường Thành. Bây giờ ợ đây chiến thắng rồi, những người làm chủ dựng lại thời kỳ đổ đá. Kịch bản của họ, diễn viên thứ thiệt là con em dân chúng miền Nam. Họ xây dựng kinh tế bằng cách dùng người tù lao động, bán buôn gây quỹ cho riêng cá nhân, đơn vị.
Nhớ thuở ban đầu mới đến khai phá rừng. Mọi thứ đều thiếu thốn. Sốt rét và tiêu chảy là hai thứ gây dịch chết người. Chưa kể một loài bò cạp, giống như dế nhũi, vô phước bị nó cắn là coi như hành sốt hai ngày đêm. Phương cách trị liệu của các đại ca là chụp lấy nó, bóp chết lấy ruột chà lên vết thương vừa mới đó, là coi như hóa giải, lấy độc trị độc. Một thứ bệnh ngoài lề nữa là ghẻ chốc đầy mình. Ở đây thức ăn còn không có, nói gì đến thuốc. Con người ta lúc cùng đường chung nhau, mới phát sinh ra nhiều thứ thầy, thứ thuốc trị bệnh. Sẵn rừng đó, gỗ quí đó, lột vỏ cây thau lau nấu lấy nước mà tắm trị ghẻ lở. Bài thuốc giản dị vậy mà công hiệu vô cùng trong lúc hoạn nạn ở thời điểm nầy. Kinh nghiệm kể lại, chính Nhan là người đã từng thử qua, phước chủ may thầy, vậy mà hay thật.
Buổi chiều trở về. Ði qua từng luống cây khoai mì, là lúc bàn tay hoạt động thu hoạch liên tục. Lá cây, giấu ở lưng quần, ở bụng, ở háng, dành làm thực phẩm ban chiều. Cái đói dạy con người kỹ thuật chôm chỉa, nhanh, gọn khéo. Coi như vô tội vạ. Thứ nào ăn được, là cứ ăn để sống.
Trong hàng rào trại có một giếng nước. Không phải loại miệng giếng đường kính nhỏ đào đứng thẳng xuống, thường thấy ở miền đồng bằng hay miền núi. Ở đây biết đâu là mạch, là nguồn. Cái giếng nầy nó thoai thoải theo vòng trôn ốc, đi từng bước lần hồi xuống như xuống miệng hang hầm hố. Ở đó nước rỉ ra hà tiện từng lon một. Hôm nào không đi lao động bên ngoài, là coi như điểm ăn cắp nước tắm. Ở đây tôi gặp nhiều bạn mới. Nói là bạn cho nghe được, thật ra là những người cùng nằm trong vòng rào kẽm, từ các nơi khác đưa về. Ðiểm thông tin, nhắn gởi tin tức cũng từ đây. Ðại khái như thế nầy. Một ngày có nhiều chuyện nghe được.
- Tôi nhớ trước đây có làm việc chung với anh mà, phải không?
- Ừ thì chắc vậy. Mà vào thời gian, giai đoạn nào?
- Sao kỳ vậy? Có vụ đó nữa sao? Một người trả lời.
- Bởi tôi làm quan hai thời kỳ, lúc các anh tiếp quản, tôi được phục hồi, mang lon mới, làm việc lại.
- Vậy là bổng lộc đầy đủ hả. Rồi sao vô đây?
- Ăn quen nhịn không quen, cũng đàn bà không anh à. Trước đủ đầy, bây giờ không có không được, đòi hỏi nhiều quá, làm mình kẹt.
Người đàn ông ốm ròm giọng chửi đổng.
- Mốc xì, đừng đổ lỗi vợ con, cái lối vắt chanh bỏ vỏ của họ là vậy đó. Tôi một đường mà đi, còn không được tin dùng, sáÔ gì cái thứ hai mang như anh. Lợi dụng được lúc họ cần, bây giờ cả khối người theo, xài anh làm gì. Mà nầy hồi đó anh làm quan ở đâu vậy?
- Tôi xách cặp theo xếp ở cục an ninh. Sau bị phát giác che chở cán bộ cao cấp, bắt đi tù. Cũng may không lâu đại công cáo thành, công thành chưa đủ, trở lại đi tù. Ðúng là cái số, giày dép còn có số mà.
- Số mẹ gì. Tôi đã nói với anh là vậy đó. Ở bao lâu rồi?
- Tính chung chưa tới hai năm.
- Vậy là còn lâu mới ra nghe người anh em.
Hắn có vẻ bực trước lối kẻ cả khuyên bảo ở người đàn ông. Chỉ sang Tâm, đứng gần đó. Hắn nói.
- Anh biết anh chàng đó không?
- Là ai vậy?
- Nó lái máy bay A-37, chung khóa bay với Nguyễn Thành Trung nhà ta đó.
- Nằm vùng vô đây hả?
- Có đâu, được giữ lại huấn luyện lái tàu bay loại mới chiếm.
- Sao không vọt mẹ cho rồi?
- Ðâu dễ anh, nó chỉ đổ đủ xăng bay huấn luyện thôi, có đâu bay xa được.
- Rồi sao kẹt?
- Một bữa cho hai thằng bay thử tàu, máy trục trặc, thằng trước bấm nút nhảy ra ngoài, dù không bung chịu chết, thằng nhảy sau còn sống là nó đó. Tội phá hoại.
Người đàn ông ốm ròm giọng giễu cợt.
- Hình thức thôi, trước sau cũng phải đưa vào đây, chết chung với đại cuộc.
Nghe nói tới tên mình, Tâm bãi bua với người đàn ông hai thời cấp bậc.
- Còn đại ca chừng nào ra đây?
- Không lâu đâu chờ coi, tôi sẽ làm hồ sơ xuất cảnh đi nước ngoài. Ở trên kêu lên rồi, giấy tờ họ lo liệu cả.
Gã ốm ròm trở lại chuyện.
- Cái gì ngộ vậy, đừng đía quá nghe. Anh vào đây coi như tội hình sự, bây giờ lại ra trại với giấy tờ học tập, đủ tiêu chuẩn.? Không biết đã phạm pháp là không xuất cảnh được à.
- Chuyện đó có người khác lo, mới biết linh tinh thôi mà.
Tâm chen vào.
- Vậy là chơi hai mang đi hướng khác?
- Kệ vậy đi, miễn ra ngoài tới đâu thì tới.
- Anh em biết cả rồi, chơi cái mửng cũ coi bộ hơi khó.
- Ðâu phải ai cũng biết, mình tránh được lúc nào hay lúc đó, thế vẫn hơn, còn có cơ hội chuyển mình.
Gã ốm ròm chửi thề. Vậy là có người chờ ra đi, làm nội thù bằng hữu lần nữa.
Tôi biết anh ta cay đắng vì bội bạc, chửi được thì cho tới luôn, cả đời anh còn chửi dài dài vô vọng.
Ngày như thế đó, và đêm. Ðêm trong vòng kẽm gai chỉ còn thân phận những người bó rọ. Nội bất xuất ngoại bất nhập. Dẫu có tình huống, bạo động, lửa cháy xảy ra, cửa cũng không mở. Như một định luật. Chờ sáng.
Bây giờ tôi không còn nhớ Như, như năm tháng ban đầu nữa. Không phải xa mặt cách lòng. Tôi không dám nhớ ai, không dám nghĩ đến bất cứ người thân nào. Nghĩ đến, tưởng đến, ruột gan đau thắt. Muốn yên ổn tâm hồn thì đừng nhớ gì khác. Chính mình bắt mình sống trong nỗi đau không dám nhận. Mỗi lần nghĩ tới tình yêu chờ đợi, nghĩ đến nỗi tủi nhục gia đình chịu đựng, nghĩ đến mái đầu bạc ở mẹ cha chờ con trở về. Tâm hồn tôi đau xót, uất nghẹn... Thực tế làm cho con người khô cạn, chai lì lần hồi tuyệt vọng. Tôi không nhớ đã bao lần tôi khóc một mình trong đêm vắng, để rồi không dám nghĩ tới tình thân. Tôi sống như kẻ vô tri phản bội lại chính mình.
Phán. Không mấy ai nhớ anh một người tu hành. Ở trong chung đụng lâu ngày, màu áo tôn quí dễ phai đi, nhắc tới anh là nói tới anh chàng có bùa nhổ răng. Anh nói. Ðêm nay chắc mưa to, trời chuyển và oi quá. Tôi nói mưa thì kệ mưa, đỡ nóng dễ ngủ. Anh hỏi. Có bao giờ em nghĩ đến tự do, hạnh phúc ở một ngày về không. Tự dưng tôi thấy anh chàng dở hơi, ít nói, hôm nay lại nói chuyện có tính đàng hoàng lãng mạn. Anh nói như tâm sự. Chỗ nầy không hợp với mẫu người anh và em đâu. Phải liệu thân mà sống. Tôi nói. Anh Phán à. Nói cái gì vậy, tới đâu thì tới tiền bạc đâu mà lo về được. Anh đáp lời. Bằng mọi cách phải ra ngoài, thành phần như mình không đến nỗi họ ruồng lắm. Tôi đáp ậm ừ cho qua chuyện.
Ngoài trời tối đen, mưa bắt đầu đổ mỗi lúc một to và giông gió mạnh. Anh nói anh em mình gần nhau đã lâu, nhưng không có dịp nào nói chuyện tình cảm. Ở đây loại ba da bốn lớp chằng ăn trăn quấn. Không phải có người để tâm sự. Mình sống lặng lẽ, họ nói gì cũng nghe cũng ừ. Lâu ngày rồi giống họ, làm những hành động sai khiến bần tiện lại tưởng là quang minh lỗi lạc anh hùng.
Tôi thấy hình như càng nói, cơn giận của anh Phán càng lên cao.
Thấy chuyện lạ. Nhan lần sang tới chỗ, miệng tía lia.
- Chuyện gì, chuyện gì..
Anh Phán ngó Nhan, nín thinh.
Tôi nói:
- Không có gì, mầy lo thân mầy trước đi.
Nhan như cụt hứng. Anh Phán tiếp lời.
- Sao tướng đi, mặt mày nhăn nhó vậy.
Nhan đáp giọng đau khổ.
- Ðau đít quá anh ạ
Tôi hỏi:
- Bị trĩ hả.
- Không. Nhan ngần ngừ .
Anh Phán tiếp.
- Nói thật đi, mới có cách giúp mầy được.
Có lẽ tin tưởng anh Phán như mấy lần trước. Nhan tỏ bày.
- Ðau hậu môn anh ạ.
- Bệnh gì kỳ vậy?.
- Em cho tụi nó ấy ở đít.
- Vậy là cho lấp đít? Làm chi vậy, sướng ích gì.
- Thấy anh em thiếu thốn quá. Vì tình em phải hy sinh.
Anh Phán nhìn tôi.
- Thấy không. Vì tình em phải hy sinh. Ðủ trò cả.
Tôi cười, điều tôi biết hơn.
- Còn nữa, cái màn dụ người ta đấm bóp, anh nào sạch sẽ một chút là giúp họ giải quyết.
Cái mặt Nhan nhăn nhó, da mặt trơn bóng láng, như thể mấy lần nó khoe nhờ thứ bổ dưỡng đó.
Anh Phán, giọng đàn anh.
- Cái điệu nầy có ngày lở loét nhiễm trùng chết nghe con. Bệnh nầy không trị được.
- Ðau quá anh à. Khoán bùa giùm ít cái coi bớt không.
Anh ậm ừ.
- Cái gì mình thắt thì tự gỡ.
Nhan trở lui, miệng lầm bầm.
- Có muốn đâu, thằng nào cũng đòi xả sú bắp hết.
Bên ngoài gió thổi mạnh. Cơn mưa như trút nước ào ào đổ. Hồi lâu xen lẫn mấy ánh chớp, như cơn gầm gừ của hổ nhớ rừng, như cơn nhát ma ở trời tối đen lạnh lẽo. Cả phòng lặng lẽ im vắng. Một tên vệ binh gác phía trước cửa lúc nầy cũng ẩn nấp đâu đó tránh mưa.
Ngoài trời tối. Trong phòng cũng tối. Cái bóng anh Phán nhanh nhẹn chồm dậy. Cuộn dây anh giấu đâu đó, từ lúc nào được móc phía trên cây đà ở cầu tiêu, thả xuống. Anh lay thử mấy cái, trèo lên rồi tuột xuống. Cái bóng thứ hai ở phía trong cầu chờ. Sợi dây nối nhiều đoạn từng mắt sần sùi. Cái đầu nhô cao lên khỏi nóc lợp thiếc. Cái bóng thứ nhất xuống tới đất, trườn bò tới, rơi vào hố giao thông hào đào cặp theo nhà trại lúc nầy đầy ắp nước, mưa đổ xuống cuốn đi như cơn thác xuôi dòng. Vậy là thoát một.
Cái bóng thứ hai bắt đầu thả người xuống. Bất thình lình, một lằn chớp sáng nháng lên. Sợi dây ậm ực, rồi phừng một tiếng, dây tuột mối đứt. Cả thân người rớt xuống. Cùng lúc tiếng nổ, một tràng đạn, còn nồng mùi thuốc súng.
Bên ngoài báo động. Phòng trong, người ngợm nhốn nháo choàng tỉnh. Tiếng la từ phía ngoài. Có người vượt trại. Tiếng chân công an bảo vệ sầm sập chạy tới. Tiếng la. Hạ một tên. Ai đó. Biết mặt không? Ðội trưởng đâu. Báo cáo điểm danh tại chỗ ngay bây giờ. Cửa phòng vẫn đóng kín, khóa chặt. Như từ trước, đêm là không mở cửa, cho dù thế nào.
Báo cáo cán bộ. Thiếu hai. Thế hả? Chết một ở ngoài nầy. Hình dạng ra sao? Nó. Rồi, đúng rồi. Nguyễn Văn Nho.
Cái xác Nho được lôi đi bỏ trong căn nhà ở bìa rừng, cái chòi vô duyên lạnh lẽo ngày ấy. Là nhà xác tạm. Chờ ngày hôm sau, an ninh nhà trại, y tế, ban hồ sơ đến làm thủ tục xác nhận, nhận diện người nằm đó trước khi ký giấy tạm tha, không còn trách nhiệm
Lúc nầy đây vết máu hình như khô đi. Anh nghe đau buốt đến tận xương khi cử động. Anh biết mình còn tri giác, nhưng không làm gì được, dù là nhấc tay dụi mắt. Rõ ràng qua mấy lỗ hổng xác xơ trên nóc nhà, anh thấy mấy vì sao lạc. Ở đó là hình bóng năm xưa, một thời tuổi nhỏ. Ở đó là Như, người con gái một thời anh yêu thương ôm ấp. Anh thấy cả gia đình, mẹ anh, giờ nầy đây ngóng trông. Anh biết anh sẽ về. Anh Phán vượt trước đã thoát, thì anh phải thoát. Cùng một cơ hội, hoàn cảnh, thời gian, số mệnh phải đi cùng. Không ai nghĩ lúc nầy anh còn tỉnh táo. Nhưng với anh cho dù sức cùng lực tận, phải sống trở về, thấy lại tự do, thấy cả khoảng trời cao rộng mở. Lúc nầy đây, đôi mắt anh sáng bừng tỏ rõ trong đêm.
Bất chợt có tiếng động khẽ. Anh muốn chồm người dậy. Người hay ma trơi lúc nầy. Cái thân thể bất động. Hồn trí anh còn đó, không biết lúc nào sẽ mê đi. Giả dụ lúc nầy là vậy. Bất ngờ. Thật bất ngờợ anh nghe nhói đau. Cái nhói đau xé tận cùng. Không phải là vết đau lịm người với máu và tiếng nổ. Vết đau lúc nầy khiến anh choàng tỉnh, nó làm anh biết mình thực sự còn sống. Một bầy chuột rừng dẫn đầu bằng một con nghêng ngang, hỗn láo mổ vào hai tròng mắt anh, nuốt trửng ngon lành. Không gian tối sầm lại. Cơn đau như thác, đổ xuống mặt mày đầm đìa máu. Không thấy gì, chỉ thực là bóng đêm.
Anh nghe lũ chuột bàn tính. Lạ nhỉ, lạ nhỉ, vẫn còn sống à. Lạ cái con mẹ gì, anh muốn la lên như vậy. Không hiểu sao lúc nầy anh hiểu được ngôn ngữ loài vật.. Chúng bảo anh còn sống. Có thật mình sống không. Loài chuột rừng kháo nhau ở anh là hiện tượng lạ. Còn sống sao phải chờ chôn? Hay chết sướng hơn chôn? Nghe chúng lý luận bàn cãi xum xoe như thể an ủi người nằm đó. Là anh. Là bức tượng đồng ngồi bất động. Là người nhặt đầu mà khóc. Mắt vẫn mở lúc tưởng như đời đã chết. Bây giờ sống thật thì mắt còn đâu để nhìn. Chúng kháo cho anh nghe vậy đó. Ngày mai đồng bọn nhà người, vùi dập anh nơi nào đó. Mặc kệ, đừng lo. Còn có lũ chuột nầy bầu bạn bao quanh. Bắt chước người xưa, đàn chuột rừng nầy suy tôn anh làm lãnh tụ. Khác chăng hồi trước anh đứng, bây giờ anh nằm. Ðứng hay nằm có khác gì nhau, chỉ là một hình tượng.
Nghe chúng chuột nói lung tung để thấy cái thế giới hoan lạc nầy đầy tính lạc hậu phi nhân. Anh tự hỏi. Cứ giả dụ ngày mai anh không còn vị thế nằm nữa, thì sẽ như thế nào? Hết đứng tới nằm, hết nằm rồi sẽ đi đâu? Hỏi để mà hỏi, như lời tự thán. Lũ chúng chuột chỉ lợi dụng anh, làm mái che để bảo vệ chính họ. Sự thật anh mới là một hình bóng chết đang chờ sống.
Cái tin Nho chết là thật. Cái xác mai mốt đại gia đình nhận dạng sẽ tưởng là thật. Biết đâu lúc đó là lúc gặp lại người thân trân quí anh. Cuộc đời hay có những tréo ngoe vậy. Làm người đâu mấy ai biết lẫn lộn giữa vòng tử sinh, thật giả. Ngày mai người ta phát hiện anh còn sống, anh được vực dậy. Anh mừng lắm chứ. Nhưng, chữ nhưng ngắt quãng nầy, là một mệnh lệnh tiếp theo. Ðịt mẹ, sống làm gì để tạo lầm lẫn ngộ nhận. Chi bằng cho chết thật như lời phán quyết.
Anh nghe tim nhói đau, nụ cười cám ơn sẵn lòng đáp trả, chợt buông xuôi. Chỉ có cái tên Nguyễn Văn Nho trả về. Còn tôi, cái tôi ở lại thế giới nầy. Ở đây không phân biệt chuột và người. Chúng ta cùng một kiếp, một thế hệ sinh vật trên mặt đất.
Rồi đây về sau, anh nằm đó trên quê hương. Anh nghe lời chúc tụng tung hô, xen lẫn tiếng chửi thề. Ðâu ai hiểu giùm anh. Nghe, biết, hiểu được tiếng người, nhưng không thấy.
Cứ nghĩ đi, cái giá trị vĩnh cữu đôi khi ở chỗ giả vờ, xác hồn tráo chỗ. Lâu ngày rồi chính mình cũng tưởng như chơi.
Hoài Ziang Duy
(vantuyen.net)
Một mình gã nằm đó, từ chiều tối. Cái thân thể ốm tong chỉ còn da bọc xương, cơ hồ không có chút thịt để kim chích đâm xiên dưới da. Hình thể một người trên miếng ván bất động, như một xác chết. Người ta đã ký tên xác nhận hắn chết rồi còn gì!
Ðêm đồng lõa với bóng tối. Căn nhà gỗ bốn vách loang lổ, nằm trơ ở bìa rừng. Chung quanh bừa bãi với cưa, mảnh ván, dây, đinh, mọi thứ linh tinh vất đó. Mùi của đất bưng lên, sương đêm chụp xuống, quyện lẫn trong chu vi bốn vách. Trời đen kịt. Căn phòng dung chứa những xác người tạm qua đêm không thể điểm danh hắn lúc nầy. Chỉ có đôi mắt mở trừng, nhìn lên qua mấy lỗ hổng trên nóc để thấy trời đêm. Ở đó hắn thấy một vì sao lơ lửng. Như đôi mắt em. Ðôi mắt dấu yêu một thời trăn trở lạc loài.
Em có biết sáng nay, tượng đồng người lính ở nghĩa trang bị giật ngã xuống. Là tôi, là người một thời vào nơi gió cát. Tôi đã ngồi bao lâu trong vị thế nầy. Buổi sáng mù sương, buổi chiều cô quạnh chỉ một mình ôm súng ngó mông. Tôi đã ngồi canh suốt năm tháng dài trong giang sơn đất địa liệt oanh. Ở đó có tiếng kèn, tiếng súng chào đón, có vòng hoa, có bà mẹ, có người cha, có tà áo em. Tất cả, ở đó là giọt nước mắt nghẹn ngào tang thương cho người chứng kiến.
Cứ tưởng một mai già đi, không ai thấy trong tôi thế nào. Phải chăng vẫn là hình dáng đó. Một ngày như mọi ngày, không ai đổi gác, đổi vị thế ngồi. Tưởng tượng giùm đi, một mình tôi cô độc thế nào. Chỉ có em, nhiều lần đến rồi đi. Có lần em khóc dưới tượng đài nầy. Qua em, tôi nhìn thấy hình ảnh người yêu một thời năm cũ. Bây giờ tôi yêu mình hay yêu ai. Ngày tôi ngả, pho tượng nầy đổ xuống. Em đã qua đời tôi rất xa. Những cánh thư viết về, nhắn gởi hứa hẹn trông chờ. Tôi còn gì, có khả năng nào hơn để ra đi như ngày xưa tản lạc. Nghĩa trang giải tỏa, ủi sập bình địa. Sống không dung, chết không tha. Một chiều ảm đạm, bao oan hồn tử sĩ ẩn khuất đâu đó, biết nói sao với trận mưa thế sự nhân tình. Là kẻ thù, là anh em, hòa bình ca cho người đồng chủng. Bài đồng dao được truyền tụng khắp nơi, như lời sấm truyền lưu dấu.
Ngày đó có người đàn ông nhặt đầu pho tượng mà khóc. Tôi nhìn tôi rất lâu. Không ai hiểu, lúc nầy tôi khóc giùm tôi, hay khóc một thân phận buồn. Người ta nói là tôi đã chết. Không, tôi vẫn còn sống. Ði qua chốn nầy, đứng lại ở đây. Lần cuối nhìn đồng đội một thời năm cũ cho lần giã biệt người đi không trở lại. Cái điểm hẹn một tình gắn bó ngày nào rồi đây sẽ lạc mất. Tôi không nhớ tôi đã ngồi bao lâu như thế nầy. Ðêm, tôi ngồi thức từ quá khứ nầy, và sáng hôm sau là tiếng chào thầm lặng. Từ chốn cao nầy nhìn xuống thiên hạ sự. Cuộc đời có cả đắng cay thua thiệt, dỗ dành gạt gẫm. Ngày nào là tình anh em, là kẻ nội thù hay nhân tình yêu dấu. Tất cả không chua xót bằng cuối đời bị bỏ rơi, vất bỏ hết, chốn nầy đây chỉ còn nỗi tĩnh lặng với hào quang ngày cũ.
Tôi trở lại đây có nghĩa là tâm hồn tôi còn đó, còn có trái tim đồng đội, còn có tấm lòng biết nương nhau khi bị xô về một phía. Người đàn ông đó là tôi. Vâng thưa thật là chính tôi. Tôi nhặt đầu mình, cười không ra tiếng ở người ngã ngựa. Người người nhìn tôi, gỗ đá chung quanh ngây ngô tuồng không quen biết. Họ xa lạ như người mới tới, hay họ sợ oan khiên trói buộc chung cùng. Ðâu ai biết. Ðâu có ngờ ngày đó, giọt nước mắt bị buộc thành kẻ đồng lõa, tội đồ lịch sử. Tôi đứng quên đó và thân phận bị lùa đi như tội phạm không nhà.
Sẽ hỏi tôi tên gì trong danh sách nầy. Vâng. Tôi là Nho. Nằm kề bên tôi là Nhan người trẻ tuổi, dáng mảnh khảnh, hay tâm sự đời mình. Nhan nói ở ngoài giả gái bán bar, dụ đi khách rồi móc bóp moi tiền. Ðổ thừa hoàn cảnh, khó khăn mọi mặt. Em nào hành nghề nầy cũng có mấy câu vọng cổ ai oán đổ lỗi cuộc đời. Với Nhan đổi đời, thêm muốn đổi lốt, khỏi bị để ý, hay lợi dụng thời cơ mánh mung mưu sinh tìm sống. Xã hội đảo điên với thế sự nhân tình, sống lặn hụp hay nín thở qua sông là cách sống ở người an phận chờ thời. Không thích nghe những điều nầy, nhưng chung quanh có gì ngoài chuyện giang hồ anh chị. Nghe riết rồi quen đi, như xã hội dạy người ta nói theo cái ngôn ngữ biến cải, ngược lại.
Một người nữa kề bên là Phán, thầy tu. Anh có tài nhổ răng bằng bùa. Với anh, chỉ cần một chút muối mang theo để ngậm sát trùng, sau khi cái răng rời đi là ổn. Răng nào? Lung lơ chưa? Chỉ cho biết. Lúc làm Phán không nói chuyện với ai. Miệng đọc thầm mấy câu. Chỉ dùng một ngón tay cái bật ngang, răng rời ra dễ dàng. Phán không bao giờ dám nhận bất cứ gì ai cho, gọi là đền ơn cho việc làm nầy. Anh nói đã thề trước tổ. Tôi nghĩ cái trường đại học nha khoa nhà mình, không thể đào tạo ông nha sĩ nào làm được vậy. Với chút tay nghề bùa chú, không ba hoa miệng lưỡi, anh em trong phòng có mấy phần vị nể Phán.
Anh Phán, anh tội gì mà bị bắt vào đây? Anh nói giọng chẫm rãi. Không gì hết, đòi hỏi quyền phát biểu, có ý kiến thì coi như chống. Xã hội nầy muốn bắt ai là quyền của họ. Ðã vào đây rồi thì kháo nhau làm gì. Trả lời về phần mình. Tôi nói, tôi cần được đứng dậy. Qua hình ảnh bức tượng, một thế hệ chú bác cha ông ngã xuống, người chung quanh đòi đứng lên. Nương theo cảnh đời đó, tôi đòi quyền được đứng dậy, quyền bình đẳng không phân biệt lý lịch làm người. Có khó gì. Cứ như một hình ảnh cũ, một thế ngồi không nói, không đáp trả. Sao lại không được. Sao không thể yên lành? Vậy mà không ai hiểu điều tôi muốn nói. Anh Phán nói, chú mầy đòi hỏi vậy, thì chiếc xe đạp tao cũng có quyền khiếu nại. Hôm bị bắt vì tội tập họp đông đủ, chiếc xe đạp đứa cháu họ đem về không được chấp thuận. Họ qui trách xe đạp cũng bị tội, giữ lại sung công. Vậy là cái sườn ống nước, cái vòng quay bánh kia có phần hồn, tài sản vật chất cứ tính như một đầu người dân trong nước.
Chúng tôi thuộc đội đập đá, đội lao động nặng nhọc nhất. Khu vực khai phá là mặt lộ đá ong, thứ đá hột nâu lởm chởm mặt. Toán ba mươi người chỉ có một tấm nylon lượm đâu đó cột hai đầu ở hai cây cắm, che bớt ánh mặt trời chiếu rọi, đồng thời báo hiệu điểm lao động. Cách làm là dùng xẻng, búa, đục theo đường thẳng, đường ngang theo hình chữ nhật của từng khối gạch, ngang một gang tay, dài bốn tấc. Ðục từng hồi, từ từ sâu xuống, rồi dùng xà beng nạy khéo, đưa lên từng viên. Làm không quen, nứt bể, mẻ đi một góc nào đó, coi như uổng công, bỏ làm lại. Mỗi ngày chỉ tiêu một người lấy hai viên gạch, lấy khơi khơi trên mặt đường lộ. Thân phận khổ sai của người tù dưới ánh nắng gay gắt ở buổi trưa, rừng không gió, oi bức. Từng gương mặt, đôi gò má thóp lại vì thiếu ăn, gò lưng đục từng nhát xuống mặt đường để hình thành từng viên gạch. Làm theo kinh nghiệm, trả giá với bàn tay chai cứng, trả giá bằng giọt mồ hôi chảy xuống mặt, xuống lưng trần đẫm ướt. Hình ảnh của dân phu dưới thời Tần Thủy Hoàng, trong phim ảnh xây dựng Vạn Lý Trường Thành. Bây giờ ợ đây chiến thắng rồi, những người làm chủ dựng lại thời kỳ đổ đá. Kịch bản của họ, diễn viên thứ thiệt là con em dân chúng miền Nam. Họ xây dựng kinh tế bằng cách dùng người tù lao động, bán buôn gây quỹ cho riêng cá nhân, đơn vị.
Nhớ thuở ban đầu mới đến khai phá rừng. Mọi thứ đều thiếu thốn. Sốt rét và tiêu chảy là hai thứ gây dịch chết người. Chưa kể một loài bò cạp, giống như dế nhũi, vô phước bị nó cắn là coi như hành sốt hai ngày đêm. Phương cách trị liệu của các đại ca là chụp lấy nó, bóp chết lấy ruột chà lên vết thương vừa mới đó, là coi như hóa giải, lấy độc trị độc. Một thứ bệnh ngoài lề nữa là ghẻ chốc đầy mình. Ở đây thức ăn còn không có, nói gì đến thuốc. Con người ta lúc cùng đường chung nhau, mới phát sinh ra nhiều thứ thầy, thứ thuốc trị bệnh. Sẵn rừng đó, gỗ quí đó, lột vỏ cây thau lau nấu lấy nước mà tắm trị ghẻ lở. Bài thuốc giản dị vậy mà công hiệu vô cùng trong lúc hoạn nạn ở thời điểm nầy. Kinh nghiệm kể lại, chính Nhan là người đã từng thử qua, phước chủ may thầy, vậy mà hay thật.
Buổi chiều trở về. Ði qua từng luống cây khoai mì, là lúc bàn tay hoạt động thu hoạch liên tục. Lá cây, giấu ở lưng quần, ở bụng, ở háng, dành làm thực phẩm ban chiều. Cái đói dạy con người kỹ thuật chôm chỉa, nhanh, gọn khéo. Coi như vô tội vạ. Thứ nào ăn được, là cứ ăn để sống.
Trong hàng rào trại có một giếng nước. Không phải loại miệng giếng đường kính nhỏ đào đứng thẳng xuống, thường thấy ở miền đồng bằng hay miền núi. Ở đây biết đâu là mạch, là nguồn. Cái giếng nầy nó thoai thoải theo vòng trôn ốc, đi từng bước lần hồi xuống như xuống miệng hang hầm hố. Ở đó nước rỉ ra hà tiện từng lon một. Hôm nào không đi lao động bên ngoài, là coi như điểm ăn cắp nước tắm. Ở đây tôi gặp nhiều bạn mới. Nói là bạn cho nghe được, thật ra là những người cùng nằm trong vòng rào kẽm, từ các nơi khác đưa về. Ðiểm thông tin, nhắn gởi tin tức cũng từ đây. Ðại khái như thế nầy. Một ngày có nhiều chuyện nghe được.
- Tôi nhớ trước đây có làm việc chung với anh mà, phải không?
- Ừ thì chắc vậy. Mà vào thời gian, giai đoạn nào?
- Sao kỳ vậy? Có vụ đó nữa sao? Một người trả lời.
- Bởi tôi làm quan hai thời kỳ, lúc các anh tiếp quản, tôi được phục hồi, mang lon mới, làm việc lại.
- Vậy là bổng lộc đầy đủ hả. Rồi sao vô đây?
- Ăn quen nhịn không quen, cũng đàn bà không anh à. Trước đủ đầy, bây giờ không có không được, đòi hỏi nhiều quá, làm mình kẹt.
Người đàn ông ốm ròm giọng chửi đổng.
- Mốc xì, đừng đổ lỗi vợ con, cái lối vắt chanh bỏ vỏ của họ là vậy đó. Tôi một đường mà đi, còn không được tin dùng, sáÔ gì cái thứ hai mang như anh. Lợi dụng được lúc họ cần, bây giờ cả khối người theo, xài anh làm gì. Mà nầy hồi đó anh làm quan ở đâu vậy?
- Tôi xách cặp theo xếp ở cục an ninh. Sau bị phát giác che chở cán bộ cao cấp, bắt đi tù. Cũng may không lâu đại công cáo thành, công thành chưa đủ, trở lại đi tù. Ðúng là cái số, giày dép còn có số mà.
- Số mẹ gì. Tôi đã nói với anh là vậy đó. Ở bao lâu rồi?
- Tính chung chưa tới hai năm.
- Vậy là còn lâu mới ra nghe người anh em.
Hắn có vẻ bực trước lối kẻ cả khuyên bảo ở người đàn ông. Chỉ sang Tâm, đứng gần đó. Hắn nói.
- Anh biết anh chàng đó không?
- Là ai vậy?
- Nó lái máy bay A-37, chung khóa bay với Nguyễn Thành Trung nhà ta đó.
- Nằm vùng vô đây hả?
- Có đâu, được giữ lại huấn luyện lái tàu bay loại mới chiếm.
- Sao không vọt mẹ cho rồi?
- Ðâu dễ anh, nó chỉ đổ đủ xăng bay huấn luyện thôi, có đâu bay xa được.
- Rồi sao kẹt?
- Một bữa cho hai thằng bay thử tàu, máy trục trặc, thằng trước bấm nút nhảy ra ngoài, dù không bung chịu chết, thằng nhảy sau còn sống là nó đó. Tội phá hoại.
Người đàn ông ốm ròm giọng giễu cợt.
- Hình thức thôi, trước sau cũng phải đưa vào đây, chết chung với đại cuộc.
Nghe nói tới tên mình, Tâm bãi bua với người đàn ông hai thời cấp bậc.
- Còn đại ca chừng nào ra đây?
- Không lâu đâu chờ coi, tôi sẽ làm hồ sơ xuất cảnh đi nước ngoài. Ở trên kêu lên rồi, giấy tờ họ lo liệu cả.
Gã ốm ròm trở lại chuyện.
- Cái gì ngộ vậy, đừng đía quá nghe. Anh vào đây coi như tội hình sự, bây giờ lại ra trại với giấy tờ học tập, đủ tiêu chuẩn.? Không biết đã phạm pháp là không xuất cảnh được à.
- Chuyện đó có người khác lo, mới biết linh tinh thôi mà.
Tâm chen vào.
- Vậy là chơi hai mang đi hướng khác?
- Kệ vậy đi, miễn ra ngoài tới đâu thì tới.
- Anh em biết cả rồi, chơi cái mửng cũ coi bộ hơi khó.
- Ðâu phải ai cũng biết, mình tránh được lúc nào hay lúc đó, thế vẫn hơn, còn có cơ hội chuyển mình.
Gã ốm ròm chửi thề. Vậy là có người chờ ra đi, làm nội thù bằng hữu lần nữa.
Tôi biết anh ta cay đắng vì bội bạc, chửi được thì cho tới luôn, cả đời anh còn chửi dài dài vô vọng.
Ngày như thế đó, và đêm. Ðêm trong vòng kẽm gai chỉ còn thân phận những người bó rọ. Nội bất xuất ngoại bất nhập. Dẫu có tình huống, bạo động, lửa cháy xảy ra, cửa cũng không mở. Như một định luật. Chờ sáng.
Bây giờ tôi không còn nhớ Như, như năm tháng ban đầu nữa. Không phải xa mặt cách lòng. Tôi không dám nhớ ai, không dám nghĩ đến bất cứ người thân nào. Nghĩ đến, tưởng đến, ruột gan đau thắt. Muốn yên ổn tâm hồn thì đừng nhớ gì khác. Chính mình bắt mình sống trong nỗi đau không dám nhận. Mỗi lần nghĩ tới tình yêu chờ đợi, nghĩ đến nỗi tủi nhục gia đình chịu đựng, nghĩ đến mái đầu bạc ở mẹ cha chờ con trở về. Tâm hồn tôi đau xót, uất nghẹn... Thực tế làm cho con người khô cạn, chai lì lần hồi tuyệt vọng. Tôi không nhớ đã bao lần tôi khóc một mình trong đêm vắng, để rồi không dám nghĩ tới tình thân. Tôi sống như kẻ vô tri phản bội lại chính mình.
Phán. Không mấy ai nhớ anh một người tu hành. Ở trong chung đụng lâu ngày, màu áo tôn quí dễ phai đi, nhắc tới anh là nói tới anh chàng có bùa nhổ răng. Anh nói. Ðêm nay chắc mưa to, trời chuyển và oi quá. Tôi nói mưa thì kệ mưa, đỡ nóng dễ ngủ. Anh hỏi. Có bao giờ em nghĩ đến tự do, hạnh phúc ở một ngày về không. Tự dưng tôi thấy anh chàng dở hơi, ít nói, hôm nay lại nói chuyện có tính đàng hoàng lãng mạn. Anh nói như tâm sự. Chỗ nầy không hợp với mẫu người anh và em đâu. Phải liệu thân mà sống. Tôi nói. Anh Phán à. Nói cái gì vậy, tới đâu thì tới tiền bạc đâu mà lo về được. Anh đáp lời. Bằng mọi cách phải ra ngoài, thành phần như mình không đến nỗi họ ruồng lắm. Tôi đáp ậm ừ cho qua chuyện.
Ngoài trời tối đen, mưa bắt đầu đổ mỗi lúc một to và giông gió mạnh. Anh nói anh em mình gần nhau đã lâu, nhưng không có dịp nào nói chuyện tình cảm. Ở đây loại ba da bốn lớp chằng ăn trăn quấn. Không phải có người để tâm sự. Mình sống lặng lẽ, họ nói gì cũng nghe cũng ừ. Lâu ngày rồi giống họ, làm những hành động sai khiến bần tiện lại tưởng là quang minh lỗi lạc anh hùng.
Tôi thấy hình như càng nói, cơn giận của anh Phán càng lên cao.
Thấy chuyện lạ. Nhan lần sang tới chỗ, miệng tía lia.
- Chuyện gì, chuyện gì..
Anh Phán ngó Nhan, nín thinh.
Tôi nói:
- Không có gì, mầy lo thân mầy trước đi.
Nhan như cụt hứng. Anh Phán tiếp lời.
- Sao tướng đi, mặt mày nhăn nhó vậy.
Nhan đáp giọng đau khổ.
- Ðau đít quá anh ạ
Tôi hỏi:
- Bị trĩ hả.
- Không. Nhan ngần ngừ .
Anh Phán tiếp.
- Nói thật đi, mới có cách giúp mầy được.
Có lẽ tin tưởng anh Phán như mấy lần trước. Nhan tỏ bày.
- Ðau hậu môn anh ạ.
- Bệnh gì kỳ vậy?.
- Em cho tụi nó ấy ở đít.
- Vậy là cho lấp đít? Làm chi vậy, sướng ích gì.
- Thấy anh em thiếu thốn quá. Vì tình em phải hy sinh.
Anh Phán nhìn tôi.
- Thấy không. Vì tình em phải hy sinh. Ðủ trò cả.
Tôi cười, điều tôi biết hơn.
- Còn nữa, cái màn dụ người ta đấm bóp, anh nào sạch sẽ một chút là giúp họ giải quyết.
Cái mặt Nhan nhăn nhó, da mặt trơn bóng láng, như thể mấy lần nó khoe nhờ thứ bổ dưỡng đó.
Anh Phán, giọng đàn anh.
- Cái điệu nầy có ngày lở loét nhiễm trùng chết nghe con. Bệnh nầy không trị được.
- Ðau quá anh à. Khoán bùa giùm ít cái coi bớt không.
Anh ậm ừ.
- Cái gì mình thắt thì tự gỡ.
Nhan trở lui, miệng lầm bầm.
- Có muốn đâu, thằng nào cũng đòi xả sú bắp hết.
Bên ngoài gió thổi mạnh. Cơn mưa như trút nước ào ào đổ. Hồi lâu xen lẫn mấy ánh chớp, như cơn gầm gừ của hổ nhớ rừng, như cơn nhát ma ở trời tối đen lạnh lẽo. Cả phòng lặng lẽ im vắng. Một tên vệ binh gác phía trước cửa lúc nầy cũng ẩn nấp đâu đó tránh mưa.
Ngoài trời tối. Trong phòng cũng tối. Cái bóng anh Phán nhanh nhẹn chồm dậy. Cuộn dây anh giấu đâu đó, từ lúc nào được móc phía trên cây đà ở cầu tiêu, thả xuống. Anh lay thử mấy cái, trèo lên rồi tuột xuống. Cái bóng thứ hai ở phía trong cầu chờ. Sợi dây nối nhiều đoạn từng mắt sần sùi. Cái đầu nhô cao lên khỏi nóc lợp thiếc. Cái bóng thứ nhất xuống tới đất, trườn bò tới, rơi vào hố giao thông hào đào cặp theo nhà trại lúc nầy đầy ắp nước, mưa đổ xuống cuốn đi như cơn thác xuôi dòng. Vậy là thoát một.
Cái bóng thứ hai bắt đầu thả người xuống. Bất thình lình, một lằn chớp sáng nháng lên. Sợi dây ậm ực, rồi phừng một tiếng, dây tuột mối đứt. Cả thân người rớt xuống. Cùng lúc tiếng nổ, một tràng đạn, còn nồng mùi thuốc súng.
Bên ngoài báo động. Phòng trong, người ngợm nhốn nháo choàng tỉnh. Tiếng la từ phía ngoài. Có người vượt trại. Tiếng chân công an bảo vệ sầm sập chạy tới. Tiếng la. Hạ một tên. Ai đó. Biết mặt không? Ðội trưởng đâu. Báo cáo điểm danh tại chỗ ngay bây giờ. Cửa phòng vẫn đóng kín, khóa chặt. Như từ trước, đêm là không mở cửa, cho dù thế nào.
Báo cáo cán bộ. Thiếu hai. Thế hả? Chết một ở ngoài nầy. Hình dạng ra sao? Nó. Rồi, đúng rồi. Nguyễn Văn Nho.
Cái xác Nho được lôi đi bỏ trong căn nhà ở bìa rừng, cái chòi vô duyên lạnh lẽo ngày ấy. Là nhà xác tạm. Chờ ngày hôm sau, an ninh nhà trại, y tế, ban hồ sơ đến làm thủ tục xác nhận, nhận diện người nằm đó trước khi ký giấy tạm tha, không còn trách nhiệm
Lúc nầy đây vết máu hình như khô đi. Anh nghe đau buốt đến tận xương khi cử động. Anh biết mình còn tri giác, nhưng không làm gì được, dù là nhấc tay dụi mắt. Rõ ràng qua mấy lỗ hổng xác xơ trên nóc nhà, anh thấy mấy vì sao lạc. Ở đó là hình bóng năm xưa, một thời tuổi nhỏ. Ở đó là Như, người con gái một thời anh yêu thương ôm ấp. Anh thấy cả gia đình, mẹ anh, giờ nầy đây ngóng trông. Anh biết anh sẽ về. Anh Phán vượt trước đã thoát, thì anh phải thoát. Cùng một cơ hội, hoàn cảnh, thời gian, số mệnh phải đi cùng. Không ai nghĩ lúc nầy anh còn tỉnh táo. Nhưng với anh cho dù sức cùng lực tận, phải sống trở về, thấy lại tự do, thấy cả khoảng trời cao rộng mở. Lúc nầy đây, đôi mắt anh sáng bừng tỏ rõ trong đêm.
Bất chợt có tiếng động khẽ. Anh muốn chồm người dậy. Người hay ma trơi lúc nầy. Cái thân thể bất động. Hồn trí anh còn đó, không biết lúc nào sẽ mê đi. Giả dụ lúc nầy là vậy. Bất ngờ. Thật bất ngờợ anh nghe nhói đau. Cái nhói đau xé tận cùng. Không phải là vết đau lịm người với máu và tiếng nổ. Vết đau lúc nầy khiến anh choàng tỉnh, nó làm anh biết mình thực sự còn sống. Một bầy chuột rừng dẫn đầu bằng một con nghêng ngang, hỗn láo mổ vào hai tròng mắt anh, nuốt trửng ngon lành. Không gian tối sầm lại. Cơn đau như thác, đổ xuống mặt mày đầm đìa máu. Không thấy gì, chỉ thực là bóng đêm.
Anh nghe lũ chuột bàn tính. Lạ nhỉ, lạ nhỉ, vẫn còn sống à. Lạ cái con mẹ gì, anh muốn la lên như vậy. Không hiểu sao lúc nầy anh hiểu được ngôn ngữ loài vật.. Chúng bảo anh còn sống. Có thật mình sống không. Loài chuột rừng kháo nhau ở anh là hiện tượng lạ. Còn sống sao phải chờ chôn? Hay chết sướng hơn chôn? Nghe chúng lý luận bàn cãi xum xoe như thể an ủi người nằm đó. Là anh. Là bức tượng đồng ngồi bất động. Là người nhặt đầu mà khóc. Mắt vẫn mở lúc tưởng như đời đã chết. Bây giờ sống thật thì mắt còn đâu để nhìn. Chúng kháo cho anh nghe vậy đó. Ngày mai đồng bọn nhà người, vùi dập anh nơi nào đó. Mặc kệ, đừng lo. Còn có lũ chuột nầy bầu bạn bao quanh. Bắt chước người xưa, đàn chuột rừng nầy suy tôn anh làm lãnh tụ. Khác chăng hồi trước anh đứng, bây giờ anh nằm. Ðứng hay nằm có khác gì nhau, chỉ là một hình tượng.
Nghe chúng chuột nói lung tung để thấy cái thế giới hoan lạc nầy đầy tính lạc hậu phi nhân. Anh tự hỏi. Cứ giả dụ ngày mai anh không còn vị thế nằm nữa, thì sẽ như thế nào? Hết đứng tới nằm, hết nằm rồi sẽ đi đâu? Hỏi để mà hỏi, như lời tự thán. Lũ chúng chuột chỉ lợi dụng anh, làm mái che để bảo vệ chính họ. Sự thật anh mới là một hình bóng chết đang chờ sống.
Cái tin Nho chết là thật. Cái xác mai mốt đại gia đình nhận dạng sẽ tưởng là thật. Biết đâu lúc đó là lúc gặp lại người thân trân quí anh. Cuộc đời hay có những tréo ngoe vậy. Làm người đâu mấy ai biết lẫn lộn giữa vòng tử sinh, thật giả. Ngày mai người ta phát hiện anh còn sống, anh được vực dậy. Anh mừng lắm chứ. Nhưng, chữ nhưng ngắt quãng nầy, là một mệnh lệnh tiếp theo. Ðịt mẹ, sống làm gì để tạo lầm lẫn ngộ nhận. Chi bằng cho chết thật như lời phán quyết.
Anh nghe tim nhói đau, nụ cười cám ơn sẵn lòng đáp trả, chợt buông xuôi. Chỉ có cái tên Nguyễn Văn Nho trả về. Còn tôi, cái tôi ở lại thế giới nầy. Ở đây không phân biệt chuột và người. Chúng ta cùng một kiếp, một thế hệ sinh vật trên mặt đất.
Rồi đây về sau, anh nằm đó trên quê hương. Anh nghe lời chúc tụng tung hô, xen lẫn tiếng chửi thề. Ðâu ai hiểu giùm anh. Nghe, biết, hiểu được tiếng người, nhưng không thấy.
Cứ nghĩ đi, cái giá trị vĩnh cữu đôi khi ở chỗ giả vờ, xác hồn tráo chỗ. Lâu ngày rồi chính mình cũng tưởng như chơi.
Hoài Ziang Duy
(vantuyen.net)