TRANH VẼ: “Vợ của Thi sĩ / Poet’s wife” Khổ 15” X 18” Trên giấy cứng.
Acrylics+Mixed. Vẽ bằng tay và gai khươi ốc. Vcl#2032016.
Kinh Tuyến Bắc Giải / Tropic of Cancer là một trong những tác phẩm mang lại vinh quang cho văn chương Mỹ ngày nay. Henry Miller một thời bị khai trừ ra khỏi hiệp hội nhà văn Mỹ, một thư tịch không lưu trử trong tủ sách văn học Hoa Kỳ. Bởi; những gì Miller viết ra là một thứ dâm thư, tục tằn bẩn thỉu làm hư hại một nền văn minh đi tới của Mỹ Châu, nhất ở Mỹ là một nước chứa đầy những ý thức hệ phức tạp trong một cộng đồng đa nguyên văn hóa. Thế nhưng; không làm ông gác bút, nản lòng mà hăng say hơn như một biểu lộ công kích thực trạng con người, một cái xấu xa được lồng trong một xã hội bi thảm và tệ đoan. Ông không ngại nguồn dư luận phỉ báng, án lệnh hay một pháp chế nào vào thời đó.
Đến những năm cuối đời ông mới được cơ quan công pháp Hoa Kỳ thừa nhận và truy tặng, trả lại danh dự cho ông và giờ đây tác phẩm của Miller là kinh điển. Nhà văn Lawrence Durrel nói: ‘Văn chương nước Mỹ bắt đầu từ đây và chấm hết với đầy đủ ý nghĩa của những gì Miller đã thực hiện’ / “American literature today begins and ends with the meaning of what Miller has done”. Đây là một kiệt tác của Henry Miller; phô ra một cái gì tục tĩu, tà dâm, trụy lạc, suy đồi, khiêu dục trong một đất nước đầy háo tính hơn mấy chục năm qua sau khi xuất bản lần đầu tiên tác phẩm này ở Pháp vào năm 1934. Và; giờ đây chào đón như một thứ văn chương nghệ thuật hạng nhất Hoa Kỳ . –Now hailed as an American classic. Chỉ có tòa án lịch sử xác nhận như mệnh lệnh mới thay đổi được tiêu chuẩn của cơ quan kiểm duyệt Mỹ; mở đường cho một tân kỷ nguyên về quyền tự do và một chứng thực trong văn chương hiện đại. Từ đó được phát hành, phổ biến rộng rãi của những gì mà ông đề cập đến trong một văn phong trộn lẫn giữa thực và hư. Đó là những gì ông viết lên như biên niên theo thời gian với những gì không biện hộ cho thú ăn chơi trác táng về dục xác, một thứ ma cô trong làng chơi đối với nhà văn trẻ bỏ xứ ra đi. Miller huỵch toẹt, công khai những ngày tháng vùi đầu vào động điếm; ông mô tả xác thịt của từng con điếm một cách chi tiết, sành sỏi, trắng trợn như thú chơi của người chuyên môn mà ông đã ăn nằm; ông kể cho đám bạn bè và giới văn nhân nghệ sĩ mà ông thường giao du trong những năm tháng ở Paris của thập niên 1930. Kinh Tuyến Bắc Giải bây giờ là một tư duy có giá trị tư tưởng gần như một triết thuyết thuộc về xác thịt của con người. Thật thế! Mà đã có lần Norman Mailer nói: “một trong mười hay mười hai tác phẩm tiểu thuyết vĩ đại của thế kỷ chúng ta / one of the ten or twenty great novels of our century”. Chứa đựng một háo hức năng động lâu dài và tồn lưu nhân thế, một nồng cháy chứa chan trong lòng người mà Miller viết ra với một tâm hồn hồ hởi phấn khởi; của một tinh thần buông xả để xốc tới khoái cảm trong thế giới đồi trụy bốc lửa hay vỡ tung, sủi bọt ở đầu chai rượu vang. Chúng ta có dịp được nghe và ‘thấy’ cái thứ ngôn ngữ chảy dãi ở đầu môi, nếm mặn ngọt ở đầu lưỡi, tiếng chày tiếng dập qua từng trang viết của Miller. Một trong những điều được ghi nhận hầu như là sự thật mà con người đã trải qua, tác giả trải qua và mọi lứa tuổi trải qua. Nhưng; chưa có ai trải dài đời mình trên thân thể phụ nữ như Miller. Hiểu được, nhận được tinh thần và văn phong của Henry Miller hẳn không còn ngạc nhiên; chắc chắn ngôn từ đó là lý lẽ chung như đã một lần ‘nhúng chàm’ hay nhập cuộc.
Đến những năm cuối đời ông mới được cơ quan công pháp Hoa Kỳ thừa nhận và truy tặng, trả lại danh dự cho ông và giờ đây tác phẩm của Miller là kinh điển. Nhà văn Lawrence Durrel nói: ‘Văn chương nước Mỹ bắt đầu từ đây và chấm hết với đầy đủ ý nghĩa của những gì Miller đã thực hiện’ / “American literature today begins and ends with the meaning of what Miller has done”. Đây là một kiệt tác của Henry Miller; phô ra một cái gì tục tĩu, tà dâm, trụy lạc, suy đồi, khiêu dục trong một đất nước đầy háo tính hơn mấy chục năm qua sau khi xuất bản lần đầu tiên tác phẩm này ở Pháp vào năm 1934. Và; giờ đây chào đón như một thứ văn chương nghệ thuật hạng nhất Hoa Kỳ . –Now hailed as an American classic. Chỉ có tòa án lịch sử xác nhận như mệnh lệnh mới thay đổi được tiêu chuẩn của cơ quan kiểm duyệt Mỹ; mở đường cho một tân kỷ nguyên về quyền tự do và một chứng thực trong văn chương hiện đại. Từ đó được phát hành, phổ biến rộng rãi của những gì mà ông đề cập đến trong một văn phong trộn lẫn giữa thực và hư. Đó là những gì ông viết lên như biên niên theo thời gian với những gì không biện hộ cho thú ăn chơi trác táng về dục xác, một thứ ma cô trong làng chơi đối với nhà văn trẻ bỏ xứ ra đi. Miller huỵch toẹt, công khai những ngày tháng vùi đầu vào động điếm; ông mô tả xác thịt của từng con điếm một cách chi tiết, sành sỏi, trắng trợn như thú chơi của người chuyên môn mà ông đã ăn nằm; ông kể cho đám bạn bè và giới văn nhân nghệ sĩ mà ông thường giao du trong những năm tháng ở Paris của thập niên 1930. Kinh Tuyến Bắc Giải bây giờ là một tư duy có giá trị tư tưởng gần như một triết thuyết thuộc về xác thịt của con người. Thật thế! Mà đã có lần Norman Mailer nói: “một trong mười hay mười hai tác phẩm tiểu thuyết vĩ đại của thế kỷ chúng ta / one of the ten or twenty great novels of our century”. Chứa đựng một háo hức năng động lâu dài và tồn lưu nhân thế, một nồng cháy chứa chan trong lòng người mà Miller viết ra với một tâm hồn hồ hởi phấn khởi; của một tinh thần buông xả để xốc tới khoái cảm trong thế giới đồi trụy bốc lửa hay vỡ tung, sủi bọt ở đầu chai rượu vang. Chúng ta có dịp được nghe và ‘thấy’ cái thứ ngôn ngữ chảy dãi ở đầu môi, nếm mặn ngọt ở đầu lưỡi, tiếng chày tiếng dập qua từng trang viết của Miller. Một trong những điều được ghi nhận hầu như là sự thật mà con người đã trải qua, tác giả trải qua và mọi lứa tuổi trải qua. Nhưng; chưa có ai trải dài đời mình trên thân thể phụ nữ như Miller. Hiểu được, nhận được tinh thần và văn phong của Henry Miller hẳn không còn ngạc nhiên; chắc chắn ngôn từ đó là lý lẽ chung như đã một lần ‘nhúng chàm’ hay nhập cuộc.
Đọc Kinh Tuyến Bắc Giải mà thấy được tác giả có một đời sống vĩ đại. Dám sống và dám làm là tư chất của một con người mã thượng. Cuộc sống phóng đảng của nhà văn là chấp nhận dự cuộc để thấy mặt thực trong lòng của con người do đâu mà ra và từ đâu mà tới. Giọng văn của Miller tha thước, trầm bổng như thi ca. Nghĩa là muốn nói Miller một thi nhân? Không! Răng rứa? Henry Miller không bao giờ làm thơ và không thích nói tới thi ca. Miller cho thi ca là xa thực tế, sống nhưng không hành (gần như mị tư tưởng). Nhưng lạ thay; đọc ra rồi mới thấy từng con chữ, từng ‘khúc’ chữ là âm vang của thi ca, một liên trình không dứt trong giới tính. Miller đi trước thời gian của hôm nay. Những gì ông viết ra với một tinh thần hoài cảm để biến văn như thơ trong một tâm hồn thô tục; nhưng lại chứa một cảm thức bùng dậy của từng con chữ. –But everything he has written is a poem in the best as well as in the broadest sence of the word. Càng đọc sâu không còn nghĩ Miller là nhà văn, một tác giả của tiểu thuyết mà thấy ở đó là một nhà tâm lý học, một triết gia lý luận về nhân sinh. Tác giả hiểu được, thả vào, xoa vào đó lớp mỡ láng cho một thứ văn chương hiện đại. –The writer is the fly in the ointment of modern letters. Ấy là sự cớ mà Miller bị vây hãm, mời gọi, một cuộc chiến không dứt để chống lại nhà văn, bắt nhà văn phải thực hiện một điều gì như quyền sống. Suy từng con chữ, từng đoạn hành văn, từ ẩn ý này đến ẩn ý nọ thì cái thể loại đó chúng ta có thể cho là nhà văn có trí tuệ (Wisdom writer). Một thứ trí tuệ văn chương được đặc giữa văn chương và kinh thư, kinh điển, trích dẫn (scripture). Cái đó có từ thi ca. Răng rứa? Bởi; nó sôi sục, bung lên trên tất cả những gì văn chương muốn diễn tả và bởi đôi khi cái giới hạn (trong tôn giáo) nằm ở một trong những điều cấm. Rứa mà Miller xây dựng thứ dục giới như kinh thư. Một lần nữa nhà văn Anh Lawrence Durrel nói: “Hãy đặc kinh thư và tác phẩm của Miller vào nhau” (Let’s put together a bible of Miller’s work). Ngần đó cũng đủ cho chúng ta thấy cái lực hấp dẫn trắng trợn như kinh như kệ là lời nhắc nhở, khấn nguyện con người biết ơn và nghĩ tới (có lẽ; Miller đi sau cổ giáo của các nước Đông Á tôn thờ vật thể của con người như đấng cứu tinh) quan niệm của Henry Miller cho đó là luật bù trừ của Thượng đế ban cho con người. Rứa thì cấm tức là ‘chọc’ người ta đi vào con đường tội lỗi. Cứ thả cho nó tự do tất không còn ‘phản động’ với dục xác. Dữ kiện đó là cục bộ làm nên của tác giả, là tất cả những gì thế giới có, và; là vấn đề đưa ra để giải quyết cho hôm nay. Một tác phẩm phơi bày tục tằn xấu xí nhưng không thấy gì là đồi trụy mà thấy mình ở trong đó nhiều hơn những gì Miller nói. Rứa thì tại sao khai trừ một nhà văn chân thật? Cho nên chi chuởi được là chưởi cho đã cái miệng nhưng chính họ là những kẻ phạm tội về mặt đạo đức, xã hội, văn hóa. Những kẻ chống chế chính là những kẻ phá hoại, ném đá dấu tay. Miller biết điều đó: tốt khoe, xấu che là tinh thần nhược tiểu, nói cái đẹp nhưng không thấy cái đẹp là tinh thần tư kỉ. Không ai trong cuộc đời này nói rằng ‘tôi là người trong sạch’ ngay cả những vị tu hành cũng có cái hồn đột xuất đó. Henry Miller chối bỏ Thượng đế tuy không công khai nhưng ngấm ngầm phủ nhận, bởi; có một sự nghi ngờ nào đó (nếu xung quanh thượng đế là sa mạc). Chẳng qua cũng do từ mặc cảm của bản ngã ích kỉ không thấy được sự kiện. Triệu chứng thuộc tâm thần của con người; quên đi cái nghiệp khẩu nơi quai hàm (!) để rồi hôm nay thừa nhận và trân trọng. Thời điểm đó; cái sự tuyên dương ông là vì cảm thấy xấu hổ chớ Miller không xấu hổ như họ đã nghĩ và tống xuất ông ra khỏi nhà. Hành vi bôi bác là con đĩ rạc.Trễ rồi! Miller đã mang về bên kia thế giới có thực của ông hơn ở đây. Răng lạ rứa? Có lạ thời mới có chuyện để nói.Thế gian là thế! bởi; chưa ngộ:‘khi chưa có ta hề đường đi thênh thang, đến khi có ta hề đường đi chông gai’(của Vũ Hoàng Chương). Trường hợp này khác chi Vincent van Gogh, đời cho ông là họa sĩ điên khùng tranh chả ra tranh, người chả ra người…Thế kỷ sau Henry Miller là nạn nhân bi thảm như van Gogh. Cả hai nghệ sĩ không buồn về điều đó. Họ ung dung lặng lẽ ra đi, vì; chưa một ai hiểu thấu đạo lý làm người như họ đã nhìn thấy. Giờ đây; họ đứng ở cõi ngoài nhìn tới mới hay thế gian lắm chuyện ngu xuẩn. Khốn!
Đọc Kinh Tuyến Bắc Giải của Henry Miller một đôi khi tự vấn làm thế nào để viết lên sự việc như thế, liệu có lôi cuốn người đọc và nhận ra đó là sự thật hay cho đó là sự điên rồ riêng tư (crackbrained), tâm thần suy nhược, loạn não; đấy là nguyên nhân của sự phủ nhận, khai trừ đẩy con người vào tuyệt vọng như một đứa con hoang vô thừa nhận sống bờ bụi, chính bờ bụi đó mà cho Miller ý thức được giá trị sống của con người. Nguyên nhân hai có thể ở trong ‘gene’ có chất máu du mục; tổ tiên ông là gốc Đức cho nên chi không tránh khỏi cái chất phóng đảng của người Đức trong con người Henry Miller. Nói như rứa thì Đức đều có máu giang hồ, đồi trụy? Không hẳn thế; nhưng trong Miller có cái chất ‘Patagonian’. Patagonian là chi rứa? Là giống người thiên về xác thịt chơi bời (có thể là giống du mục ở cực Nam Mỹ Châu) nhưng chắc chắn có một vài điều rất hiếm có ở đời và có ít nhiều nhiễm sắc tố ‘sui generis’ trong con người Miller. Chúng ta cứ cho Miller là con người có cuộc sống quá phóng đảng (Patagonian / vagabondize). Rứa thì làm răng để nói về Miller là nhà văn chân thật? Bởi; có nhiều tác giả người ta không thể viết huỵch toẹt mặc dù chứa cái chất gần giống Miller như Arthur Rimbaud hoặc D.H. Lawrence; cả hai đều rứa cả nghĩa là có chất dục tính trong sách vở nhưng không thể so sánh với Henry Miller. Cũng như Hồ Xuân Hương và Vũ Trọng Phụng (dâm tính trong Giông Tố, Số Đỏ) là hình thái khác nhau; bởi cái dâm tính của Hồ Xuân Hương là phơi mở, Vũ Trọng Phụng trong thú tính khoái lạc. Sách vở là một việc, sống thực với đời là đáng kể. Sống và viết mới vực được đạo. Có cái khác lạ ở chỗ này: những tiểu thuyết về dục hay không dục đều có giọng văn tha thứ và nhận tội nhưng với Miller không có một chữ ‘xưng tội’ trong tác phẩm của ông –There is not a word of ‘confession’ in Miller.
Nói Miller không phải là nhà thơ, nhưng; trong Miller có hồn thơ từ tinh thần tới thể xác –Miller was the Poet of the Body and the Soul. Phát tiết của Miller là con người ngoài ý nghĩ, không thể lý giải (undecipherable), bao che cho một ai hay dữ kiện nào khác: với sự thô lỗ, khiếm nhã, ngang tàn lố bịch qua lời lẽ thách thức hay ký hiệu được dùng trong ngữ ngôn cổ tự (hieroglyphs) cho những gì không còn là thiết yếu (key) và cũng chẳng có chi để thánh hóa (deity) mà đó là sự kiện cuộc đời vốn đã tàn tích, vốn đã che đậy, vốn có mà như không có. Chính sự kiện đó là động lực khai mở sự thật nơi con người Henry Miller. Đọc Kinh Tuyến Bắc Giải ít nhiều cho ta một cảm thông đồng hóa của giới tính, mở ra để thấy cái bên trong thâm cung bí sử của nó, đồng thời phản ảnh được cái gì có và cái gì không nơi con người. Sâu xa hơn; với ý niệm tiềm ẩn là mặt trái xã hội ngụy biện cho một thứ đạo đức giả hiệu. Giờ đây; những gì Miller đã nói là hàng hiệu (brand) thời nay. Một chất liệu sống thực không còn úp mở. Đấy là những gì Miller thực hiện, không một ngại nghi, giả vờ mà là bằng chứng của tình yêu, một tình yêu không thể là khí tính yểu điệu ‘xin chiếc lá vàng làm bằng chứng yêu em’ hoàn toàn khác tư duy của Miller. Ông không phải là thi nhân hay nhạc nhân. Ông là nhà văn chân thật! Nghĩa là không trừu tượng vấn đề hay siêu hình trong ngữ ngôn. Một thứ trá hình che đậy sự ham muốn trong lòng nhưng nói không ra lời (may lá vàng gặp phải lá bồ đề thì ngậm bồ hòn!). Miller lột trần những ngọn lá vàng để bằng chứng yêu em là thời kỳ lây lất ở Paris, ở Montmartre hay Latin Quarter hầm rượu hay những nơi ‘bourgeois bohemians’, nơi chốn ‘sex-shops’; chừng đó đủ thấy sức sống của Miller trong đời và ngoài đời của một nhà văn tả chân. Khác với những nhà văn trước đây và hôm nay ‘hư cấu’ để trở thành lếu láo không sống thực với đời; bập bẹ vài ba chữ tục của tây nhưng vẫn không lột tả trọn ý ‘hoang đường’ của kẻ chơi mà hóa ra khoe tài ‘rờ mu’. Tập ‘Kinh Tuyến Bắc Giải’ ra đời là tập truyện đầu tay (xuất bản ở Paris 1934) lập tức nổi tiếng ngay với những nước nói tiếng Anh qua nhân vật trong truyên Horatio Alger với một hận thù. Miller đã bỏ việc không lý do ngay giữa lúc sống nửa điên nửa khùng, lây lất tháng ngày hơn cả thập kỉ ở Paris. Bùi Giáng ở nước ta cũng có cái khật khờ đó nhưng đi sau Henry Miller xa lắm; có rập khuôn chăng nhưng không bằng Miller. Cái khật khờ của Miller còn suôn sẻ, còn chữ nghĩa. Ấy mới lạ! Không biết giữa hai ‘siêu nhân’ này ai thực sự là kẻ tiên phong của thời đại. Nhưng; có một điều tin ở nơi văn nhân, thi nhân là những con người chịu ảnh hưởng cuộc đời mà làm cho tâm thần không yên ổn là ở chỗ đó; chớ chưa nói điên thiệt hay khùng giả. Phải tìm thấy trong ngữ ngôn mới phân định được giá trị đích thực của nó. Ghi lại đây một đoạn trong tập ‘Kinh Tuyến Bắc Giải’ của Miller để thấy cái chất sống thực của nhà văn khi viết xuống (dù là hư cấu) là phơi mở, phản ảnh những gì tanh hôi, động cởn nơi con người đang sống: “I saw them hobbling along like twisted gnomes or falling backwards in the epileptic frenzy…I saw the walls giving way and the pest pouring out like a winged fluid, and the men higher up with their ironclad logic, waiting for it to blow over, waiting for everything to the patched up, waiting, waiting contentedly… saying that things were temporarity out of order. I saw the Horatio Alger hero, the dream of a sick American, mounting higher and higher, first messenger, then operator, then manager, then chief, then superintendent, then vice-president, then president, then trust magnate, then beer baron. Then Lord of all Americas, the money god, the god of gods, the clay of clay, nullity on high…I will give you Horatio Alger as he looks the day after the Apocalypse, when all the stink has cleared away.” Là những gì để lại trong tư duy của Henry Miller; một tệ đoan xã hội, một ngu xuẩn của con người, của những thay đổi bất thường, rồi ngợi ca, rồi tự nhận. Là nhân vật đứng trước thảm họa của điạ ngục trần gian, những tanh hôi phủ khắp và sáng láng là cách biệt. Đó là những dữ kiện ghi lại như bằng chứng. Con đĩ vẫn có cái giá nhân phẩm của con đĩ.
Bất hạnh cho Miller là con người mất danh dự và lời nói của mình trên quê hương. Cùng lúc đó ‘Kinh Tuyến Bắc Giải’ xuất bản đã bị từ chối, từ chối khi nhập vào đất Anh để rồi đẩy nó xuống tàu bềnh bồng trôi vào đại dương nơi đã khai sinh ra nó ở Paris Pháp quốc. Nhưng; Miller hoàn toàn không tuyệt vọng về điều nầy. Mở đầu tập Kinh Tuyến Bắc Giải Miller viết: ‘Tôi không có tiền, không xoay xở, thủ đoạn, không hy vọng. Tôi là con người tràn đầy hạnh phúc để sống’ “I have no money, no resources, no hope. I am the happiest man alive”. Thời đó; nhiều văn nhân tiếng tăm đồng tình xác nhận Kinh Tuyến Bắc Giải là cuốn sách viết bẩn nhưng đáng để đọc. Rứa thì trong cái dơ bẩn chắc có hương của nó. Hương người hay hương hoa? Cái lý đó mới là thâm hậu, một cách xử thế tài tình qua giọng văn tả thực sâu sắc từng chi tiếc của cái sự ‘chơi tình’ luyến ái mà chắc rằng những kinh nghiệm đó là những bài học thực thụ. Phải sống cái đền bù của thượng đế ban cho. Why not? Hầu như Miller bị vây quanh bởi suy nhược thần kinh, gây ra một tâm lý bất thường với một tinh thần xuống cấp, một thứ qủi ám mà các nhà thơ văn thường mắc phải. Không phải đó là bệnh lý để quyết đoán cho một nhà văn tiên phong. Miller sống với đời thế đấy nhưng tư duy của Miller đi xa hơn và trội hơn, một thứ văn chương dành cho người lớn đối với tất cả những nhà văn, họ quên đi hay phớt lờ thể thức nghệ thuật, tiểu thuyết, thi ca, thoại kịch và dán cứng vào những gì thuộc về một thứ tiểu thuyết tự truyện; những thứ đó chả nói lên được mặt thực con người và xã hội –Miller has furthered literature for all writers by ignoring the art form, the novel,the poem, the drama and by sticking to the autobiographical novel. Cách thức tự truyện như một kể lể, nói dai dẳng một khía cạnh (tell and retell) những chuyện thường có và đã có; là thứ tiểu thuyết bại họai mất luôn sáng tạo; nói chung là chuyện xưa, tích cũ chả hoán cải được cái gì đang sống. Tuy nhiên; cũng có một số nhà văn chuyên đề tiểu thuyết như Bình Nguyên Lộc, Nam Cao tiên đoán được những gì hiện tại với tương lai là một dự phóng đặc biệt, đặc nền tảng con người vào đời sống có thể là mầm sống quan trọng theo thời gian đã thay thế vào đó lời thú nhận về các nguyên tắc của vấn đề nêu ra. “Nó không những trộn lẫn giữa sự thật và hư cấu; đấy là thứ văn chương miêu tả cảnh tượng đời thường (genre of literature) nhưng lại phơi mở bề mặt sự thật và sâu lắng. Nó là một chứng cớ rõ ràng và thật sự, nhiều điều đích thực hơn là ký sự. Sự thật của xúc cảm phản ảnh một nhận thức hiểu biết, sự thật là thấu hiểu và lãnh hội đủ và đồng hóa vào nhau như một thỏa mái hài hòa của đôi bên” (rút từ ‘Những sách trong Đời tôi / Books in My Life’ của Henry Miller). Dẫn chứng ở đây như một sự thật con người bất luận ở đâu, thời gian nào con người phải hài hòa vào đời sống để làm cho cuộc đời phong phú và thi vị hơn. Đứng ngoài nhìn vào là khách thể của kẻ xa lạ (outsider) chưa một lần dự cuộc hay nếm mùi đời mà phải vượt thoát để đi tới chủ thể thời không còn cảm thấy mình xa lạ với đời. Như Miller bộc lộ tiểu thuyết là miêu tả đời thường để sống thực với đời thường. Cảm nhận được tất không còn ngại nghi, ơ hờ trước ‘toà thiên nhiên’ mà trời ban tặng. Sống thực của Henry Miller là kẻ đưa đường cho một khám phá mới. Với Miller là những gì dễ trích dẫn, nếu người ta trích dẫn một cách thận trọng; nguy hại là ở chỗ đó, người ta có thể tìm thấy cái mâu thuẩn lớn lao ở đó, ngoại trừ ở đó có một vài nhận thức do từ sự đè xuống ở thế giới bên ngoài và tùy vào vũ trụ quan của tác giả. Cái nhìn đó không có nghĩa là bao hàm tổng hợp hay là bí ẩn. Nhưng những gì trong đó không có đặc chất của nghệ thuật mà đó là một thứ nghệ thuật ‘chơi bời’ được Miller quan tâm tới như cách trị liệu của người Mỹ, một lối trị liệu điều hòa vào thiên nhiên làm cho hợp lý. Đấy là những gì nhận ra trong con người của Miller nghĩa là không một cảm thức siêu việt nào cả nhưng rất cuồng nhiệt, ngay cả sự cuồng nhiệt của người khởi xướng về một định mệnh hãi hùng trong đời. Henry Miller sống để thoát tục đấy là lý tưởng sống thực của nhà văn chân thật. Miller ghét những thứ ngạ qủi. Răng lại ngạ qủi? Không thực (qủi thuật).Mượn bóng ma để ‘hù’ thiên hạ là tư chất tiểu tư sản, coi trọng vấn đề nhưng thực chất rỗng tuếch. Một thứ hóa phẩm giả dối.
Miller biết người Mỹ từ gốc tới ngọn, từ bờ bên này đến bờ bên kia. Biết hết ngay cả những tháng ngày sống ở Paris cũng như nhân tính người Pháp. Nhưng Miller không võ đoán để miệt thị những nơi mình sống mà biết như hiểu ý từng con người, từng nhân vật để xử thế. Nhưng nhớ cho; Miller miêu tả xóm nhà lá chị em ta với con mắt thích thú của người nghệ sĩ, không có chi là tự cao tự đại hay khinh khi của một con người muốn cải thiện xã hội. –But; when Miller describes slums it is usually with the joyous eye of the artist, not with the self-righteous sneer of social reformer. Đó là cái vô tư của nhà văn, không tha oán, không trách cứ, không đổ lỗi mà đem lòng thương hại cho phận kiếp con người; hình thức ấy là giải hóa xã hội và con người, chớ cứ hùng hổ moi móc tánh hư tật xấu mà ngay bản thân mình chưa rửa sạch. Ngày nay; có nhiều văn gia không ý thức vai trò ‘kẻ sĩ’ nghĩa là không nói sự thật cuộc đời mà chỉ cắm bút moi móc, bôi bác, phê phán, chỉ trích mấy thập kỷ mà chẳng hoán cải được gì. Giúp cũng không giúp mà chống không ra chống. Lớp văn nhân đó họ muốn viết cái gì? hay do cái ‘gene’ chưởi bới quen mồm. Miller truật xuất tư tưởng đó ra khỏi con người của nhà văn để trở nên nhà văn chân thật. Nói đúng ra người ta muốn miêu tả cái thứ triết lý của họ như kiểu thức về ‘đạo đức Đông phương’ có rứa mới tốt hơn là hiện đại ngữ ngôn. Cái thứ văn hóa đó hoàn toàn khác biệt đối với Miller. Ông thường khi tự lắng đọng (tâm tư) đúng kiểu bí tích hiện đại Ấn Độ của Krishnamurti và Ramakrishna chớ tuyệt đối không có cái thứ nửa úp nửa mở, nguệch ngoạc của con người sùng bái –but without any of the flapdoodle of the cultist. He is himself one of the foremost of the contemporary men of Detachment. Chính bản thân ông là một trong những gì hướng tới đương đại mà con người vô cảm, thờ ơ, hửng hờ.
Ảnh hưởng lớn cuộc đời gần giống D.H. Lawrence là những gì xẩy ra quá nhiều trong cuộc sống ngay cả những điều đã viết ra trong tác phẩm. Đấy là những gì mà ông đã dẫn chứng. Từ những ngày sanh ra và lớn lên ở Myrth Avenue, Brooklyn. Là; dấu tích mang vào đời ông để rồi phát sinh ra bi thảm. Đọc Kinh Tuyến Bắc Giải để thấy nhịp thở của tác giả, phản ảnh một cảnh đời bi thảm giữa người và vật là cả một khoảng trống vô cùng để đi tới tuyệt vọng của niềm tim. Cứ đọc để cảm nhận cho một tâm hồn lạc lõng giữa chốn phồn hoa đô thị hay những nơi xa xuôi hẻo lánh đều án ngữ, cản đường là bao trùm những gì thô thiểm, lý tưởng cao sang, thương ghét; tất cả quê hương đều chứa cái thứ vô luật, sàm sỡ, táo bạo, bung phá, ngạ qủi. Đọc thử xem:“You must believe me that on this street, neither in the houses which line it, nor the cobblestones which pave it, nor the elevated structure which cuts it atwain, neither in any creature that bears a name and lives thereon, neither in any animal, bird or insect passing through it to slaughter or already slaughtered, in there hope of “lubber”, “sublimate” or “abominate”. It is a street not of sorrow, for sorrow would be human and recognizable, but of sheer emptieness: it is emptier than the most extinct vocano, emptier than a vacuum, emptier than the word God in the mouth of an unbeliever... The whole country is lawless, violent, explosive, demoniacal...” Đi sâu vào tác phẩm ngoài mục phơi mở thể xác, chơi tình là một thứ nghệ thuật hưởng thụ nhưng bên cạnh đó Miller bộc bạch cảm tưởng của một người yêu nước thương nòi, luôn hướng về cố quận, hướng tới những trào lưu để cải thiện tinh thần. Dẫu cho bên đời của Miller là cả một đấu tranh trường kỳ (đấu tranh tư tưởng, đấu tranh lý tưởng cuộc đời) những hoài vọng đó cho tới khi dừng chân ở Big Sur (USA.Ca) cuối đời của Miller vẫn là hoài bão. Nhìn tới là việc tiên khởi, dù là gì : Chúng ta hãy sáng tạo định mệnh của chúng ta “We create our fate” (Miller says). Và; vẫn cho là tốt hơn cả ‘Quên hết, tha thứ hết, bỏ hết, từ khước hết. Và; tiểu tiết, vụn vặt đều đi vào quên lãng’. Tạo một cuộc sống mới; bây giờ và không bao giờ tái tục là hiện diện muôn đời giữa đời đang sống. Henry Miller chết ở quê nhà sau một thời gian ‘lưu đày’ dài hạn.
Cuối cùng; “Miller chắc chắn một trong những gì ông viết ra đã chết cho thế giới của riêng ông, giống một thằng hề. Một thứ tẻ nhạt buồn cười cho một thứ văn chương hiện đại và thế giới lưu giữ nó đã hòa nhập vào trong một khoái cảm thích thú của những gì hầu như không ai biết tới cho một tác giả người Mỹ; đây là một nhà thơ mà ông nghĩ ở chính ông từ những gì ở cái tuổi thời đại mà lúc đó cho là cứu cánh, mục đích để đem lại một thứ văn chương trong cuộc đời. Không có gì nhiều để giải phóng (emancipated) những gì bên lề của chúng ta; mà đây chỉ là trò diễn của thằng hề và nhận ra được bên trong một cách rõ ràng, một kẻ dẫn đưa linh hồn và xác thịt còn lại vào nơi đất hứa Mỹ quốc. Và; một ít linh hồn vĩ đại dành cho; nhất là những gì lang bạc gọi chung là Patagonian. Patagonian là kẻ du mục biết điều. Không còn ‘nằm chộ’ những giấc mơ táo bạo, làm cho tươi tỉnh không thèm khát, không lôi cuốn. Trong cơn mê (anaesthesia) sẽ sinh ra một tự thức: cuộc đời sẽ qua đi, nghệ thuật cũng qua đi, sẽ trôi xuôi dịu dàng từ chỗ chúng ta, đang trôi giạt với thời gian và đấu tranh của chúng ta với bóng tối, với những gì phủ phàng, những gì tệ đoan, những gì chà đạp. Chúng ta cần chuyền máu để tiếp nối sự sống. Một đời sống hào phóng, thỏa thê; lý lẽ cuộc đời chỉ có thế chả còn gì hơn cả.” (Anais Nin).
Và; máu và xác thịt là những gì đem đến cho chúng ta những thứ đó nuôi dưỡng chúng ta, ngọn nguồn cao độ hơn tất cả và tạo nên một cái gì huyền ảo. Tập ‘Kinh Tuyến Bắc Giải’ mang lại một luồn gió mới thổi tung những gì còn ẩm ức, tức tối hay ray rứt, thổi tung gốc để đi tới tàn rụi…Tập truyện này đào bới từ gốc tới ngọn. –Digs for subterranean springs; đào từ dưới đất bung lên. Từ đó không còn cho ta một ngại nghi hay thô lỗ, tục tĩu, nhớp nhúa mà thực sự trong những gì Miller viết ra có chúng ta trong đó ./.
Võ Công Liêm
(ca.ab.yyc. mùa phụcsinh 25/3/2016)
------------------------------------
* Henry Valentine Miller : Sanh 1891 New York City USA. Chết 1980 Big Sur. California. USA.
SÁCH ĐỌC: ‘Tropic of Cancer’ by Henry Miller. Grove Press. New York.. USA 1961
Đọc thêm: - Henry Miller Nhà văn Dung tục. - Anais Nin Nhà văn của Sắc dục. Trên một số báo mạng và giấy trong và ngoài nước hoặc email theo điạ chỉ đã ghi.