có những điều không nói ra, chỉ ghi lại...
pn

Chủ Nhật, tháng 2 11, 2024

Anh Sẽ Mãi Yêu Em




• Nguyên tác: I'll Always Love You
• Nhạc & lời: Dolly Parton
• Lời Việt: Nguyễn Thảo
• Trình bày: Nguyễn Thảo
• Hòa âm & phối khí: Lê Vũ
• Ghi âm: ElevenSixteen Soundscape
• Final mix: LeVuMusic Studio
• Graphics: Concept by MarcMarc


Anh Sẽ Mãi Yêu Em

Vì nếu anh còn đây
Sẽ khiến em càng thêm nhiều bối rối
Thì thôi đành, anh sẽ đi
Muôn nẻo đường sẽ giữ hoài hình bóng em

Và anh muôn đời yêu mãi em
Muôn đời xin mãi yêu
Em, người dấu yêu

Từng vui buồn ngày có nhau
Giữ mãi trong hồn những kỷ niệm thương yêu
Giờ ly biệt, đừng nói chi
Hãy nhớ vì số kiếp mình đành xa nhau

Và anh muôn đời yêu mãi em
Muôn đời xin mãi yêu

Anh xin cuộc đời mai sau
Sẽ mang lại biết bao điều em hằng ước muốn
Và mong em hạnh phúc với người
Những tháng ngày luôn ngập tràn yêu thương

Và anh muôn đời yêu mãi em
Muôn đời yêu mãi em…
Muôn đời yêu mãi em…
Muôn đời xin mãi yêu…
Em… người dấu yêu
Muôn đời xin mãi yêu…


I’ll Always Love You

If I should stay
I would only be in your way
So I'll go, but I know
I'll think of you every step of the way

And I will always love you
I will always love you
You, my darling, you

Bittersweet memories
That is all I'm taking with me
So, goodbye. Please, don't cry
We both know I'm not what you, you need

And I will always love you
I will always love you

I hope life treats you kind
And I hope you have all you've dreamed of
And I wish you joy and happiness
But above all this I wish you love

And I will always love you
I will always love you
I will always love you
I will always love you


NT: Những bài nhạc nổi tiếng thường hay được hát đi hát lại. Chuyện này rất thường ở Việt Nam vì người viết nhạc thường không hát, hoặc có hát nhưng ít nổi tiếng. Ngược lại, ca sĩ thì thường không viết nhạc.

Ở quốc ngoại, hát nhạc người khác có nhiều rối rắm hơn, nhất là về vấn đề bản quyền. Và đa số nhạc được trình bày bởi chính người viết bài nhạc đó. Những phiên bản khác người ta gọi là cover.

Chữ cover có nhiều nghĩa. Nghĩa thông thường là che đậy, che lấp (che dấu nguyên bản?). Một nghĩa khác là dùm, chẳng hạn như làm dùm một ca, hát dùm một bài. Thông thường một ban nhạc hoặc ca sĩ dùng một vài bài cover vì không có đủ nhạc cho một album. Nếu là tribute, thì thường bản cover sẽ gần giống nguyên bản. Nhưng vào thời này, những bản cover thường là một trình bày mới lạ, trong cách giàn dựng cấu trúc, cách hòa âm phối khí, cách diễn đạt cảm xúc, và đôi khi giai điệu và ca từ được biến chuyển cho nổi bật một cảm xúc hoặc ý tưởng nào đó, tuy trong nguyên bản, tác giả đã xem đó chỉ là phần phụ.

Ca khúc I’ll Always Love You, nguyên tác của ca sĩ Dolly Parton phát hành năm 1974, khá thành công. Nhưng vào năm 1992, Whitney Houston đã mang đến thính giả phiên bản R&B/soul của cô nhấn mạnh với kỹ thuật melisma khiến cho bài nhạc đã trở thành một “thần” bản (iconic) trong giòng nhạc đương đại.

Melisma là một cách hát bắt nguồn từ thuật hát kinh Gregorian (Gregorian chant) vào thế kỷ 9, 10 bên Âu châu. Melisma dùng một âm trong ca từ, chêm vào một hệ thống nốt nhạc để kéo dài độc âm ấy. Cách hát này đòi hỏi người hát phải điều chỉnh được hơi thở, lấy hơi từ cơ hoành (diaphragm) để giữ cho âm được đều đặn và không bị đứt đoạn. Whitney Houson đã dùng kỹ thuật này đến mức tuyệt hảo, hầu như là đệ nhất cao thủ trong món này.

Sau phiên bản của Whitney Houston, không ca sĩ nào dám léng-phéng cover ca khúc này bằng kỹ thuật như vậy. Theo ngôn ngữ của một số bạn của tôi là “chỉ có chết thằng em”.

Có lẽ vì vậy mà bản dịch của tôi đã nằm trong mớ nhạc “chờ thời” từ rất lâu.

Gần đây, Lê Vũ báo tin cho tôi hay là gia đình sắp đi vacance cho nên phải tung ra một loạt ca khúc “ăn liền” chứ không thì không kịp cho chàng vừa hòa âm phối khí, vừa chỉnh sửa giọng hát ca sĩ, vừa final mix, post-production, v.v… Kỳ diệu thay, Anh Sẽ Mãi Yêu Em, phiên bản Việt “thời cổ đại” đã được gửi đến hộp điện thư của tôi.

Nguyên bài giới thiệu tôi nói về melisma, nhưng phiên bản này thì hoàn toàn dựa trên tâm tình của bài nhạc, với nhiều xúc cảm. Melisma, thôi không dám đâu. Chỉ có chết thằng em.

LV: Ngày xưa, thuở bắt đầu tập tễnh học đàn tôi có quen biết khá nhiều bạn đánh đàn. Có một đứa bạn thì đánh bài nào cũng được, ngón tay nhanh như chớp. Nhìn nó đánh đàn thì mình chỉ có ngẩn tò te, chịu thua vì không sao theo kịp nó. Lúc đó thì tôi phục anh chàng này lắm.

Sau đó ít lâu thì tôi lại làm quen thêm môt người bạn khác cũng rất mê đàn. Đứa bạn này thì có cách đánh đàn khác với đứa trước. Không nhanh như chớp, nhưng câu nào nghe cũng nghe trơn tru, ngọt lịm. Nghe rất thích. Lúc đó thì tôi chỉ biêt là tôi thích cách đàn đứa bạn sau này hơn. Không thắc mắc là tại sao.

Sau này tôi mới nghiệm ra là chính tâm tình gói ghém trong những câu đàn như của người bạn sau này đã làm cho tiếng đàn trở lên lôi cuốn. Còn đánh đàn như kiểu đứa bạn trước thì dù có kỹ thuật tốt nhưng tôi lại nghe không thấm thía. Từ đó tôi luôn tâm niệm là đừng có quá quan tâm về kỹ thuật quá mà quên đi tâm tình trong ý nhạc.

Tôi cũng đồng ý với bạn là phiên bản bài này do Whitney Houston hát đã làm chột dạ rất nhiều người muốn thử lửa. Bởi thế khi bạn cho bài này vào trong danh sách những bài cần thực hiện thì tôi cứ việc tảng lờ đi…Trong bụng nghĩ chừng nào kiếm được người hát được melisma cho ra hồn rồi hãy tính tiếp… Cho đến khi gần đây nghe được phiên bản của Dave Fenley mà bạn gửi cho tôi…

Nghe Dave Fenley hát nhắc cho tôi một điều mà tôi đã quên: Phong cách, tâm tình quan trọng hơn kỹ thuật. Nhất là khi nói chuyện về nhạc. Kỹ thuật của WH thì không cách nào theo được nên chỉ nên dựa và khả năng diễn tả tâm tình của người hát mà thôi. DF không hát kiểu WH hát nhưng cách diễn tả của người ca sĩ này, dù không phải là giọng ca bel canto, cũng tạo rung động tuyệt vời cho người nghe như tôi. Vì thế nên tôi phấn khởi soạn phiên bản cho KJ này nội trong một đêm. Mong là tiếng hát dù cũng không phải là bel canto của bạn vẫn có thể tạo được rung động không kém.