Lời Việt: Nguyễn Thảo
Trình bày: Quý Anh
Hòa âm & phối khí: Lê Vũ
Ghi âm: Terre Media Studio
Final mix: LeVuMusic Studio
Photo & graphics: MarcMarc
Cali Bao Mộng Mơ
Cây lá thay màu nâu.
Mây xám giăng giăng khắp trời.
Tôi lang thang, miên man,
Trong ngày đông gay gắt da
Giờ này ở tận chốn xa,
Nắng ấm lung linh trên đường.
Cali, tôi mộng mơ.
Ngày đông làm nhớ bâng quơ.
Nhà nguyện sáng đèn hắt hiu.
Ánh nến lung linh mơ màng.
Phút thinh vắng, tôi vờ cầu xin
Quì gối dù cõi lòng ngàn xa.
Chốn ấy, ngây ngất bên người tình thơ.
Nắng ấm như vẫn đợi chờ.
Cali, tôi mộng mơ hoài.
Ngày đông càng thêm sầu úa!
Cây lá say vàng nâu.
Mây xám rưng rưng nặng hồn.
Tôi đi trong lặng thinh
Nghe ngày đông lạnh buốt tim.
Dù nàng chẳng hề thiết tha.
Đã đến khi tôi quay về,
Hỡi Cali mộng mơ.
Ngày đông làm thêm u buồn…
Ngày đông càng thêm sầu nhớ…
Mây xám giăng giăng khắp trời.
Tôi lang thang, miên man,
Trong ngày đông gay gắt da
Giờ này ở tận chốn xa,
Nắng ấm lung linh trên đường.
Cali, tôi mộng mơ.
Ngày đông làm nhớ bâng quơ.
Nhà nguyện sáng đèn hắt hiu.
Ánh nến lung linh mơ màng.
Phút thinh vắng, tôi vờ cầu xin
Quì gối dù cõi lòng ngàn xa.
Chốn ấy, ngây ngất bên người tình thơ.
Nắng ấm như vẫn đợi chờ.
Cali, tôi mộng mơ hoài.
Ngày đông càng thêm sầu úa!
Cây lá say vàng nâu.
Mây xám rưng rưng nặng hồn.
Tôi đi trong lặng thinh
Nghe ngày đông lạnh buốt tim.
Dù nàng chẳng hề thiết tha.
Đã đến khi tôi quay về,
Hỡi Cali mộng mơ.
Ngày đông làm thêm u buồn…
Ngày đông càng thêm sầu nhớ…
NT: California Dreamin’ đã một thời đóng dấu cho tên tuổi của ban nhạc The Mamas & the Papas. Bài nhạc ghi nhận nỗi nhớ nhà của Michelle Phillips vào những ngày John & Michelle sống ở Nữu Ước. Đó là mùa đông năm 1963. Họ là một cặp vợ chồng mới cưới; Michelle vẫn còn rất trẻ, dưới 20 tuổi. Cô nhớ California của cô, nhớ trời xanh, nhớ nắng vàng, nhớ quay quắt. Nỗi nhớ của cô đã nổi trôi trên giai điệu của John Phillips, đã trở thành một bài nhạc tình được giới trẻ thời bấy giờ yêu mến.
Một điều đáng nêu ra là trong lúc ghi âm ca khúc này, một thành viên trong ban nhạc không muốn nghe tiếng guitar điện solo như mọi lần. John Phillips đã bỏ ra khỏi phòng thâu, gặp ngay Buddy Shank là một tay kèn và sáo alto flute đang đứng xớ rớ ở đó. Thế là John lôi Buddy trở vào. Với cây sáo trên tay, Buddy duyệt sơ bài nhạc rồi ghi âm ngay đoạn solo impromptu, chỉ một lần một. Tuyệt chiêu.
Tôi dịch lời cho ca khúc này đã lâu, gửi cho bạn. Bạn cứ ngần ngừ mãi. Bạn bảo tôi, bài nhạc quá nổi tiếng, thật tình không biết làm sao để không bị hơi hướm nhạc pop nhập vào. Tôi nghĩ cũng đúng. Tôi đã nghe khá nhiều phiên bản, nhưng tôi vẫn thấy rất pop. Chỉ có nhanh hơn, chậm hơn, đàn thùng, hay đàn điện, thêm tiếng kèn, hoặc vĩ cầm. Vẫn rất pop.
Nên khi Triệu Vinh hòa âm lần đầu, không khí của nhạc thời 60-70 rất đậm đặc. Tôi nói với bạn, chắc phải chơi chậm lại. Phải có gì đó làm điểm dị biệt, một tín hiệu của KJ.
Nghe bản hòa âm sau, tiết tấu chậm và mang nhiều hoài niệm, tôi nghĩ đến Nguyên Khôi là một người bạn trẻ mới quen. Tôi nhờ anh hát, nhưng nghe xong bản phối, anh từ chối. Tôi hiểu. NK có rất nhiều khán giả ái mộ giọng hát đa cảm của anh, nhất là qua những bài nhạc tình mùi mẫn của Ngô Thụy Miên và Vũ Thành An. Có lẽ anh không muốn chuyển hướng và làm mất đi tình cảm tốt đẹp kia.
Vô tình hôm đi DC, hẹn gặp được Quý Anh, bạn đã hỏi và QA nhận lời.
Cũng là một cái duyên.
Trong nhạc phẩm này, QA hát rất… khác. Anh không nén hơi như những ca khúc trước. Có một chút gì buông thả trong từng chữ, tự sự trong từng câu. Không cầu kỳ, nhưng đầy xúc cảm.
Bản mix cuối cùng bạn gửi đến tôi, tôi nghe mà không còn thấy bầu trời Cali của thập niên 60. Cali Bao Mộng Mơ là Cali của thế kỷ 21. Tâm tình QA gửi qua ca khúc này là tâm tình của Generation Millenium, của Gen Z. Cali Bao Mộng Mơ là của KẻJazz đây thôi.
LV: Để hoàn thành hòa âm cho nhạc phẩm này thì người tôi phải cảm ơn trước nhất là Triệu Vinh. Anh đã hòa âm bài ngay từ đầu và hát làm mẫu cho tôi nghe. Dự định đầu tiên là nhờ TV hát. Nhưng sau đó tôi và bạn, ngẫm nghĩ lại, thì đều cho rằng dáng vẻ pop trong cách xử lý bài của TV thì dù hay, dễ nghe, nhưng lại quá quen thuộc với mọi người. Mà quen thuộc thì lại không nằm vào trong tiêu chuẩn của KJ. Thế nên tôi quyết định đổi kiểu chơi của bài. Nhưng dù sao tôi vẫn dựa trên những cách chuyển hợp âm của TV, và nhất là tôi đã dựa vào câu midi nhạc cho tiếng sáo mà TV gửi cho tôi để làm nhạc cho đoạn giữa của bài. Cho nên phải nói là hòa âm này có một nửa là từ “bàn tay lông lá” của tay đàn sĩ, kiêm ca sĩ TV.
Tôi loay hoay với nhạc phẩm này khá lâu. Cách hát bè điêu luyện của The Mamas & the Papas luôn ám ảnh tôi khi nghĩ đến bài này. Còn nếu muốn jazz hóa để thêm nét sâu lắng của tâm tình tự sự thì tôi lại nghĩ đến tiếng hát ma mỵ của Diana Krall. Khó mà tìm ra giải pháp. Ngay khi gửi bài mẫu cho QA tôi cũng còn phân vân. Chỉ khi nhận được tiếng hát của QA để ráp lại thì lúc đó tôi mới hình thành được trong đầu khái niệm về hòa âm cuối cho bài này. Đây quả đúng là tình trạng “để cái xe trước con ngựa”! Tôi cho rằng cách hát của QA đã gợi ý cho tôi phải nên”thanh toán” bài này như thế nào. Vì thế nên bài mix cuối gửi đến cho QA là cả một ngạc nhiên cho người bạn trẻ này.