có những điều không nói ra, chỉ ghi lại...
pn

Thứ Năm, tháng 7 30, 2020

Thiền



Hai cán bộ tuyên truyền đạp xe qua khắp thôn xóm kêu gọi ai nấy hãy mau mau ra sân tập thể thao.

Mặt trời hé mắt nhìn xuống mặt đất đang ngái ngủ, hoa lá lả lơi cười, một buổi sańg trẻ đẹp như thế này mà chui rúc trong nhà thì phí quá, hãy đi ra ngoài họp mặt trời đất. Bác Hồ đưa ra ý kiến: toàn dân phải dậy sớm tập thể dục. Bác Hồ chia dân ra làm ba giai cấp: Điạ chủ, tiểu tư sản, vô sản. Bác Hồ kêu gọi toàn thể công dân nên tản cư về miền quê để trốn tránh thực dân Pháp dội bom lửa ở các thành phố.

Anh bần cố nông ngưng tay hỏi:

“ Thưa sư thầy, cha Hồ đang ở nước ngoài phải không?”

Thiền sư trả lời:

“ Đừng gọi một kẻ không sinh thành ra mình là cha, gọi là Bác cũng tạm được rồi.”

Nông phu thắc mắc:

“ Do đâu mà có chữ Bác?”

“ Tại vì Hồ độc thân, bình dân và yêu thưỏng trẻ con. Tại vì trăm nghìn năm về trước, tại Tàu, có một vị chuá tể đã muốn được dân gọi mình là bác. Có lẽ Hồ Chư Tịch đã mượn ý người xưa. Ngoài ra..”

Thiền sư chợt nghĩ Viêṭ Minh giết học giả Phạm Quỳnh và nhà văn Khái Hưng, bèn không nói tiếp.

Năm 1946, một năm sau khi nắm chủ quyền, VietMinh ban hành đạo lệnh Ba đủ: Ghét đủ, giết đủ, đâm đủ... để xử tội Việt Gian, những kẻ chạy theo Pháp và những kẻ hợp tác với chính phủ bù-nhìn. Để tiết kiệm đạn, Việt Minh giết người bằng cây gậy tre có một đầu nhọn bọc sắt, tức là ngọn giáo. Chính phư lâm-thời Viêt Minh còn phát động lệnh sát-sinh Ba Không: Không ân huệ, không dung tha, không thưỏng hại. Ngọn giáo sắt đâm họng, thọc bụng, xuyên ngực Việt gian. 

Những ngày dài cào cuốc cỏ dại để gãi ngưá cho đất đai, đã làm người thiền tăng và người bần cố nông thích nhau. Những lúc nghỉ tay, anh nông dân ăn trầu hút thuốc, uống nước chè xanh bên bụi dưá dại. Người tu hành ngồi ngó mấy tên cùng đinh còng lưng cắt cỏ, ngắm mấy chị thợ gặt quơ lưỡi liềm ngang lưng luá, nhìn những trái bắp vễnh râu nghe lóm chuyện thời sự, những cây khoai mì ốm yếu bất lực, những dây khoai lang ôm nhau nằm bò dưới nắng. Anh nông phu chúm miệng huýt gió gọi chim én đang rạo rực liệng. Dù nghèo mà ham, tình thầy trò mát lành như sưã bò..

Trước khi vác cuốc ra về, thiền sư khuyên người bần nông hãy chôn vài nắm muối dưới tất cả những cây dưà vì dưà là loại cây ưa mặn, nếu được mọc ven bờ biển, cây dưà sẽ không đòi hỏi gì hơn là đẻ trái nhiều cho người bần nông ăn và giải khát.

Đêm đến, thiền sư về chuà. Chỉ ban ngày mới ra đồng phụ giúp nông dân cày cuốc.

Ít lâu sau, Việt minh biệt phái cán bộ Tam-cùng: cùng ăn, cùng ở, cùng ngủ một nhà với bần cố nông về làng giúp dân cày cuốc. Theo nghiêm lệnh cuả Việt-minh, mỗi cán bộ tam cùng phải ăn-ở trong nhà một người cày ít nhất là sáu tháng, sau đó sẽ nhận được lệnh mới thuyên chuyển đi nơi khác. Nhà nhỏ một gian, đêm đêm anh cán bộ phải gở cánh cưả rỏm ở sau bếp xuống để nằm ngủ trên đó. Hai bên ăn ở chung đụng như vậy, nhưng chưa bao giờ diễn ra cảnh tượng anh cán bộ giựt vợ anh nông phu ở làng này.

Hiện thời, thực dân Pháp chiếm hết thành thị và xa lộ, chủ tịch Hồ và Việt Minh nắm giữ các vùng thôn quê và lòng dân.

Sáng sáng, hai người trở dậy ra đồng, anh nông dân hỏi người cán bộ cách- mạng- muà-thu:

“ Phạm Quỳnh là Việt gian, phải không?”

Cán bộ nói:

“ Đó là một người thâm học Hán-Nho, nhưng nói tiếng Tây tài hơn ai hết.”

Hai người gian khổ làm ruộng dưới nắng nóng. Lúc nghỉ tay, họ ăn chung một mo cơm. Người nông phu vấn một điếu thuốc lá tổ bự hấp tấp hút.

Chiều nay, anh cán bộ còn phải dẫn một bầy con nít nông thôn lên đồi thả diều. Chiều nay, chú làm cho các cháu vài con diều cóc. Món đồ chơi này gồm một cái vòng tròn bằng dây để đeo vào tay và một cái khung bằng tre phơi khô được gói kín trong lá chuối non phơi nắng ba ngày. Con diều cóc này, bởi thế, nhẹ hơn diều giấy và bay cao hơn trong trời chiều ngợp gió. Trẻ con cười, chạy tới chạy lui, tung tay ra bắt nắm sợi dây dài, nhảy cà tưng đuổi theo làn gió Lào tràn qua biên giới Vietnam. Trẻ con reo cho đến khi mệt nhoài rồi nằm xuống vạt cỏ ống, chúng tháo vội cái vòng ra khỏi tay để đeo vào chân. Chúng tưỏi vui nằm thở, mắt mở to nhìn theo cánh diều cóc bay qua bay lại trên mặt cỏ, và đồng thời nhìn trời cao bao la khi mây bốn phưỏng kéo về. Mây tuổi thơ có ba màu: màu nước dưà lợn cợn, màu cam sành, và màu dưa hấu.

+++

Dưới lá cây, nhà sư đứng nhìn lên giải mây màu trắng nước dưà lợn cợn rồi ngồi xuống xếp tréo hai chân lại để bắt đầu bài học về phép thở thiền.

Lần đầu tiên ngồi đếm số lượng những lần thở ra và thở vào từ mũi mình, nhà sư trẻ, vưà mới tu, công đức chưa dày, cảm thấy sốt ruột, hai mu bàn tay chảy mồ hôi, sư chỉ ngồi thở chừng 5 phút rồi chán. Một môn học không cám dỗ. Nhưng đã lỡ tu rồi..

Trài qua 4 tháng, sư có thể chịu đựng được từ 15 đến 40 phút ngồi ̉học thở. Sau đó, một thiền giả Cao Miên tặng sư cuốn sách mỏng kê khai những câu, những lời để sư thư thỉ cùng không khí khi hành thiền.

Hãy lấy thí dụ: tôi đang ngồi thở với thu, với muà thu lá đổi màu, tôi đếm một hai ba khi dưỡng khí bay vào mũi tôi, và tôi đếm một hai ba khi thán khí thoát ra từ mũi tôi. Tôi đừng nghĩ rằng: muà thu, ai chưa quét lá phong, ai cho ai chiếc lá cuối chiều..! Cái đó là sai, là vô thần.

Buổi mai đã muộn, một ít chim đang hót. Con chim nhỏ đậu trên cành thấp ranh mãnh nhìn sư chắp tay tĩnh toạ trong tư thế tròn hình đoá hoa sen và lắng nghe sư nói:

Thích Ca bảo tôi: “ Nước cuả nghìn con sông phản chiếu nghìn ánh trăng. Nếu mây không che mờ mười ngàn dặm đất, ta có thể thấy mười ngàn dặm trời.”

Giê-Su bảo tôi: “ Rồi ta sẽ trở về với mái tranh ở trên trời.”

Mohammed bảo tôi: “ Tiếng gồng, tiếng tù-và, tiếng trống đồng đã tắt, chỉ còn tiếng gọi cuả Ala trên mây cao gọi ta về gian lều cỏ.”

Đaṭ Lai Lama dạy tôi: “Quả đất quay làm ta chóng mặt. Về thôi, về đi thôi. Niết- Bàn ỏi..”

Trang-tử cười với tôi: “ Ta chỉ là một cánh bướm lẳng lỏ.”

Lão-tử bảo tôi: “ Cởi hạc về trời, bụi đời rư sac̣h...”

Khổng-Tử nghiêm dạy: “ Luân lý hiền lành bao che ta, nhưng nếu ta vô luân, thì sẽ thấy sự trừng phạt dã man cuả luân lý..”

Mạnh Tử phụ hoạ: “ Bởỉ luân lý đi đôi với công lý, và luân lý làm ra dư luận.. ”

Bom nguyên-tử bảo tôi: “ Nạn đói năm gà đã giết mười phần trăm dân số Vietnam rồi, thôi ta buông tha...”

Thiền xong, sư mở mắt ra nhìn không gian tím tươi và thời gian tím bầm. Sư ngó con sông dài, sư thở trên sóng đời cuồn cuộn chảy. Xa xăm, con thuyền xuôi mái cố gắng chèo xa bến khổ. Sư chắp tay vái không khí khi trả lời cùng tất cả chư vị lãnh đạo các tôn giáo: “Kính thưa quý vị giáo sư, quý vị đã dạy tôi thở, dạy tôi nhìn cái đẹp, và dạy tôi đôi đường luân lý. Tôi xuất gia dưới mái chuà Phật đã được một thời gian, nhưng ngay trong đáy ruột cuả tôi, một câu chuyện vẫn chưa có đoạn kết..”

Sư đeo túi dược thảo vào vai, bước qua cây cầu dưà, thiền hành về chuà, vưà đi vưà nóỉ thiền: tôi bước, tôi bước, tôi bước... Thiền dạy ta nói hơi nhiều, đi, đứng, ngồi, ăn, ngủ... gì gì cũng nói ra thành lời. Trông hơi kỳ, không giống ai đang đi ngoài đường cả.

Gần đến chuà, sư nghe tiếg quác quác và thấy người chăn vịt dẫn đàn vịt Xiêm lông dày sáng ańh, đến cánh đồng vưà mới gặt xong để ăn mót những hạt luá còn sót lại. Chàng chăn vịt thắt một chéo vải màu đen trên trán kéo xuống tận chân mày, tay mặt cầm cây cờ tam-tài nhỏ màu xanh rực, tay trái nắm cây gậy tre để luà bầy vịt đi sát vào nhau không được xé lẻ. Tụi vịt bầu đít nhoi, chân bước chữ bát lạch bạch, cổ nghễnh cao tò mò dòm ngó hai bên, mỏ oang oang vưà đi vưà chuyện trò bằng tiếng vịt. Mỗi lần đàn vịt không bước đều, lao xao làm mất trật tự, chàng chăn quơ gậy, phất cờ kêu gọi chúng nó hãy đề cao cảnh giác, tôn trọng luật đi đường.

“ Thưa sư thầy,” chàng chăn vịt chào, “ chắc thầy vưà đi nhổ dược thảo và tìm lan về?”

“ Chào Công,” nhà sư chào trả, chỉ vào đàn vịt, “ vịt có thể bước qua cây cầu khỉ được không?”

“ Thưa thầy, vịt cuả con có thể làm trò đó. Gia đình con chuyên nghề nuôi gia súc. Vịt và chó rất ngoan, dễ dạy, biết vâng lời, người chăn nuôi có thể dẫn chúng đi bộ ngoài đường tìm mồi, hoặc đi chơi đi dạo. Nhưng mèo và gà thì hư lắm, cứng đầu lắm, ít chịu nghe lời hay ý đẹp, con phải kìm giữ mèo và gà ở trong bếp, trong vườn.”

Nhà sư nhìn xuống bầy vịt:

“ Có phải anh Công dẫn vịt ra chợ bán?”

“ Dạ không, con dẫn chúng nó ra hồ ao, để chúng tắm, gội đầu, rưả mặt, bơi và nô đuà... Mẹ con và chị con chuyên nghề ấp trứng gà vịt để đem ra chợ bán... còn con thì vô tích sự.”

“ Anh Công có đem chó ra chợ bán không?”

“ Dạ không. Giết chó tội lắm. Ngày xưa bên Tàu có người nuôi một con chó và một con mèo. Ông ta cấm chúng nó leo lên ghế bọc nệm mà ngồi. Con chó vâng lời, nhưng con mèo tính bướng lắm, nói không nghe, Ông chủ đánh con mèo ba roi. Con mèo đau lắm nhưng vẫn tính nào tật ấy. Ông chủ đi làm trọn ngày, con mèo đợi ông ta ra khỏi nhà lại nhảy lên ghế nệm nằm. Đến giờ Ông chủ sắp về, con mèo nhẩy xuống, nhưng Ông chủ sờ tấm nệm, tay cảm thấy nong nóng, ông lại đem con mèo ra quất ba roi. Sau đó, trước giờ Ông chủ đi làm về, con mèo nhẩy xuống khỏi ghế nệm, con chó liền lấy chân cào sạch lông mèo, hà hơi thở dồn dập vào chỗ con mèo nằm cho mát lại.”

Kể chuyện xong, Công chào nhà sư, lôi bầy vịt đi. Lũ vịt lắc mình nhoi đít, rướn cổ đẹp như chim thiên nga, chong mắt tròn như trứng chim hoạ-mi, ấm giọng chuyện trò ồm ồm. Con vịt Việt-Nam bé bỏng kêu khẹt khẹt, con vịt Xiêm-la to xác kêu khèng khèng, con vịt Cuba vừa mới bị viện trợ sang Đông Nam Á, còn lạ nước lạ cái, cất bước mà... buồn vào hồn không tên.

Thiền sư bốc thuốc thơm tay, thâm hiểu Hán tự, thấm thấu tận tim hơn một trăm nghìn từ Hán-Nho trong tự điển Trung Quốc. Cho những ai dị ứng mũi, sư khuyên người đó hãy hái hoa trinh nữ và hoa trà cúc nấu uống thay nước chè. Với nhũng kẻ cao máu cao mở, sư phát cho người ấy 45 viên thuốc tễ, khuyên bệnh nhân hãy kiêng mặn, và hãy ăn nhiều tỏi.

Đầu năm Tuất, với đôi tay nghệ sĩ, sư nhổ mấy túi cỏ thuốc đem phơi khô, rồi cặm cụi ngồi kết cỏ lại thành hình con chó. Sau khi khám xong một bệnh nhân, sư rút mười chiếc lá khô từ con chó đó đưa biếu người bệnh đem về nhà nấu uống. Qua năm Hợi, sư lại kết cây lá tạo hình một con heo. Đến năm Ngọ, trong chuà có con ngưạ bằng cỏ. Và năm khỉ, Tôn Ngộ Không muá gậy vào quậy cưả thiền.

Một bà lão dẫn con cháu nội 4 tuổi đến chuà xin thiền tăng lấy gỗ đẽo cho đưá cháu một con búp-bê. Sư phải tiêu mất một ngày trời mới làm xong tặng phẩm biếu bà già.

Hai tuần lễ sau, bà già đến chuà thưa:

“ Bạch sư ông, con cháu tôi nó vén áo bày bụng ra, nó ôm con búp bê vào lòng, rồi nó ấp con búp bê vào ngực, rồi... rồi dứ cái núm vú cuả nó vào miệng con búp bê.”

Nhà sư nghiêm giọng:

“ Bà cụ hãy về nhà lấy món đồ chơi ấy ném vào lưả.”

Có những buổi mai muộn, dưới bóng im cuả hàng dưà dại, nhà sư khoác áo cà-sa vàng ánh đạo, hai tay ôm bình bát, miệng lâm râm tụng niệm, tâm trí tĩnh lặng, đi quanh thôn làng khất thực.

Có những ban mai chưa muộn, sư thay áo cộc nâu sồng, an nhiên vào chợ mua vài lon gạo lứt. Chiều đến, sư đi thăm một vài gia đình tá điền. Tu khổ hạnh ép xác, da mặt sư mét xanh bởi quanh năm ăn rau với cải, bởi đêm đêm bắt buộc phải thức thâu khuya, tụng từng hồi kinh dài không dứt và niệm từng tràng kệ sâu hút ý đạo. Hơi thở sư nhẹ lên sắc sắc. Tiếng nói sư trầm xuống không không.. Sư đã thấm thiền đích thật rồi. Tâm lý sư thật giản dị và thật dễ hiểu. Sư sống không làm dáng, bỏỉ tu không phải là làm dáng, người tu đi bộ trên đường trần, con đường không có số nhà, không có điểm cuối để về.

+++

Ba mưỏi năm cũ, ngoại thành cố-đô có cô gái cầm chiếc kéo sắt, cùng đi với người anh họ đến bià rừng cắt một cụm hoa thạch thảo.

Tóc cô gái dài thẳng một giải luạ, một giây ngân-hà, một dòng suối. Mỗi lần chải, nàng phải đứng trên ghế cao, mái tóc buông xoã phủ kín nhiều viên gạch hoa. Mỗi lần đi đâu, nàng phải búi tóc lại. Trong khuôn viên ngôi nhà, chỗ nào nàng đi đến, hưỏng tóc nhẹ bay thơm ngát mùi chùm-kết và mùi chanh, cộng với mùi bông lài bông lý, cộng thêm mùi hoa ngọc lan, rồi tổng cộng với tất cả hưỏng ngát cuả mọi loài hoa dại hoa khùng từ các khu vườn lân cận ven bià rừng. Suối tóc cô gái dài quét đất nhưng không bao giờ rối như tỏ lòng, mà bao giờ cũng mượt, cũng láng ánh. Tại sao? Tại vì, cô gái chưa bao giờ nói một lời thề nguyền cùng ai để tóc mai phải rối, phải rụng, phải thở dài. Cho đến hôm nay cùng người anh đi hái chùm bông thạch thảo.

Một loạt phi cơ Pháp bay thấp, nghiêng cánh lượn trên không rồi chúc mũi xuống thả một loạt bom lưả.

Trong phút nguy cấp, người anh họ kéo cô em nhẩy xuống hố cá nhân hình chữ A và ôm lấy nàng bao che suốt thời gian phi giờ oanh tạc dã man, mặt đất động kinh bể nhiều mảnh, đá sỏi nhào lăn. Bỗng suối tóc huyền cuả người con gái bung ra, một cột tóc đen rậm và dài lẳng lơ xoã rộng bao quanh, che kín miệng hố để hai người không còn nghe tiếng bom nổ chát chuá, tiếng máy bay rền vang hoặc bất cứ tiếng động kinh hồn nào nưã! Người con trai chỉ còn nghe tiếng tóc hát, tiếng tóc nói, tiếng tóc thầm thốt một một câu thề. Tóc dịu thở một làn hưỏng, tóc run rẩy nhẹ thoảng mùi chùm-kết và mùi chanh mỏng vỏ, hoa lài hoa lý... Người con trai khát nước quá cổ họng khô dòn như bánh đa, nên há miệng uống mái tóc cuả cô em và cảm tưởng rằng mình đã chìm trong một khe suối ngọt, một con lạch không sỏi đá, chỉ có đường phèn hoà tan trong nước cam-tuyền... giống như một gã đàn ông nào đó cả đời chưa bao giờ thấy biển, bỗng dưng phải phóng mình nhẩy xuống đại dưỏng.

Ngưng tiếng động oanh tạc , hai anh em trèo ra khỏi miệng hầm. Bỗng máy bay quay lại quần thảo mãnh liệt hơn, quyết liệt hơn với ác ý muốn làm trời sập. Người anh kéo cô em nhẩy xuống hố lần nưã. Nhưng lần này hai anh em nhẩy xuống hố định mệnh. Một trái bom nổ tan nát trên bãi bắp gần đó, một mảnh bắn vào miệng hầm nơi hai người đang ẩn núp.

Một người chết, người còn lại cầm kéo cắt mái tóc thề gói lại rồi đi thẳng vào chuà tu thành sư!

+++

Nhà sư trẻ lục tìm tủ kinh Phật, nhồi nhét vào đầu một tổng số kinh kệ, học phép thở thiền, đêm thức khuya, ngày ôm sách, làm biếng nấu cơm chay.

Sư đọc một tờ báo đăng hai tài liệu viết về công hiệu cuả tương: một nhà máy sinh hoá tại tỉnh Hồ Bắc, Trung Cộng, xác nhận rằng có một loại tương được chế biến từ tóc con người. Loại tương này mùi vị thơm ngon hơn tưỏng đậu nành! Và chưá đựng nhiều chất bổ dưởng hơn!

Theo một số khoa học gia người tỉnh Hồ Bắc Trung Hoa, loài người ăn nhiều cá thịt. Khi cá thịt vào trong thân thể họ, một số cá thịt mọc thành tóc nên tóc ăn rất ngon rất bổ.

Sư mở gói tóc kỷ-niệm ra, nhón vài cọng đưa vào miệng, nhai không ra nhưng cố trợn mắt nuốt! Sư lắc đầu khóc, mắt bên trái khóc với mắt bên phải. Thôi hãy gói kỷ niệm lại đem cất dưới chân Phật, ta giờ đây chỉ còn níu lấy câu kinh mà sống thôi. Bẻ gãy đuã mun, đập vỡ đồ sứ liễn sành, ta đi tìm gió mát từ ao sen Phật. Ôi em, anh yêu em nhiều lắm!

Sớm mai, sư bước ra đường đi thiền. Hai cán bộ nông thôn tiến đến chào:

“ Thưa thầy, có phải thầy đang đi thở không ạ? ”

Nhà sư êm giọng:

“ Thưa cán bộ, đúng vậy ạ... bần tăng đang thực tập bài học thiền hành.”

Hầu hết các cán bộ nông thôn, những kẻ điều hành việc làng, đều là những tay có tài ăn nói, biết giải thích rõ ràng những điều cần thiết mà người nông dân đã hỏi họ. Trong mỗi làng, người cán bộ sống thân thiết với dân cày và giữ vai trò cố vấn chỉ đạo. Nông dân tin và đặt hết hy vọng vào họ. Người nông phu có thể đi bộ cả chục cây số đến trụ sở nhờ họ giải quyết những vấn đề khó.

Người cán bộ cao niên nói:

“ Thưa thầy, chiều nay có buổi họp lớn tại đình làng, mục đích là để giảng bày cho dân thị thành tản cư về làng hiểu biết chút nào về tình hình sinh hoạt ở thôn quê. Ban quản trị trân trọng mời thầy đến tham dự..”

Nhà sư khước từ:

“ Nhưng tôi là một tu sĩ..”

Cán bộ vôị cưỏì:

“ Ban quản trị cần sự hiện diện của nhà chuà..Thưa thầy..”

Sư cúi chào, bỏ đi. Hai cán binh nhìn nhau cười tếu, một anh ba hoa kể chuyện:

“ Có một thằng cha sợ muỗi hơn sợ ma hút máu, thằng chả đến chuà hỏi một ông sư tu thiền làm sao diệt trừ bệnh sốt rét, ông thầy thiền này bảo anh ta đêm tối phải dăng mùng dăng màn... nhưng không được nằm trong mùng màn mà ngủ, mà phải chui xuống gầm giường nằm im. Đêm tối về, bầy muỗi chắc ăn là thằng chả đang nằm trong mùng ngủ, chúng xúm lại tấn công cái mùng... Thằng cha nhờ đó mà an toàn, còn cái mùng mắc bệnh sốt rét.”

Mọi nhà ăn cơm sớm, lo đi họp. Chiều còn chút nắng. Ba con vật nhỏ: con bê, con cưù non và con dê dại trời sinh cùng có tiếng kêu be be, bờ he, he he... giọng điệu giống nhau không phân biệt được. Con bò mẹ nằm phơi bụng bự trên cỏ, đưa mắt lườm lũ ruồi nhặng bu vào nó nãy giờ chưa chịu bay đi. Trẻ con thả diều cóc, học trò trường làng đá banh. Quả bóng làm bằng giấy nhật trình và lá chuối khô vo tròn lại, lăn trên cỏ mát, dưới ánh chiều tà.

Trước cổng đình, một cánh diều trưỏng rộng, tượng trưng mảnh hồn làng, treo cao cạnh lá cờ đỏ. Đây là một cánh diều lớn, niềm vui cuả các chàng trai hương thôn, một công trình trình nghệ thuật cổ truyền. Để có đủ vật liệu làm diều, dân làng phải hùn tiền lại mua 7 thước luạ quý, và một ve mực Tàu. Họ nhờ một cụ Đồ-Nho râu dài viết hai câu thơ Đường lên mặt luạ, nhờ hai tay danh hoạ vẽ hình rồng rắn cạnh ba bộ mặt béo bự Phúc Lộc Thọ. Tiếp đến, hai tay tài tử hát chèo, và hai nhà làm thư công nghệ trẻ tuổi chịu khó lên ngàn chém mười hai cây trúc để làm một chục ống sáo, mỗi ống đục tám lỗ tròn. Năm ống sáo tám lỗ, người làng gọi là sáo tố lãm, được gắn vào bụng diều, và năm ống gắn vào đuôi diều.

Xong xuôi, một chàng trai trẻ trèo lên mái đình treo cánh diều xoay đuôi về hướng tây.

Vào chiều hè, bốn năm tên trai tơ thay phiên nhau bay chiếc diều này quanh làng. Họ cầm sợi dây buộc diều chạy ngược chiều gió. Đuôi diều mở toang hoát, bày cái bụng bự trống hốc ra, gió luà qua mười ống tiêu tám lỗ và tiếng sáo diều chợt cất lên, khi vút cao, khi trầm thấp ru hồn người dân quê sau một ngày lao động ngoài đồng.

Bỗng một hôm, cánh diều yêu dấu của họ đứt dây bay sang làng bên cạnh. Dân làng này mừng vui khôn xiết đem diều dấu kín một nơi. Trai làng Nguyệt Long kéo qua đòi lại nhưng bị từ chối. Cả làng Nguyệt-long tràn qua quyết ăn thua đủ. Rồi giưã hai làng, hận thù hục hặc nhiều năm không nguôi.

Giưã đình làng, tất cả cán bộ đều mặc bà-ba đen. Một số du-kích quân và nông dân gương mẫu đi chân đất, để đầu trần đến dự phiên họp.

Sau tiếng hô lớn, tất cả đứng dậy chào cờ. Khi Việt Minh cử hành lễ thượng kỳ, họ nạm bàn tay mặt lại ấn nhẹ vào thái dưỏng bên phải, họ không duỗi bàn tay ra cho đụng vào trán như tụi Tây. Sau bài quốc ca và bài tôn ca Hồ chủ tịch, phiên họp bắt đầu.

“ Thưa quý đồng chí, đồng bào. Đêm nay rằm, chúng ta, đầy đủ dân làng và dân thành thị tản cư về quê, họp mặt trong thiện cảm và thông cảm. Mục đích cuả buổi nói chuyện quan trọng này là để vinh danh các đồng chí nông dân hữu công với tổ quốc, và tiếp theo, chúng ta chờ đợi trăng lên để cùng tĩnh tâm ngồi thở bên nhau với sự tham dự cuả Thiền sư Huyền-Thông... Bây giờ, xin nhường lời cho đồng-chí Hùng. Xin đồng bào cho một nụ cười và một tràng pháo tay!”

Xin một nụ cười và một tràng pháo tay. Câu nói này phát xuất trong dân làng từ bao giỏ ̀không cần biết? Chỉ biết rằng một thời gian khá xưa, hoàng đế Bảo Đại và hoàng hậu Nam Phưỏng ngự lãm một xuất hát, trong đó, có hai vai hề đóng hài quá hay, khán giả muốn cười quá nhưng phải nín và cố nhịn, dù tức bụng. Lý do vì vua chưa cho phép vỗ tay cười! Khi màn hạ, một giọng nói cuả viên quan cận vệ cất lên:

“ Lệnh nhà vàng cho phép cười và vỗ tay!”

Lập tức, khán giả cười và vỗ tay.

Sau khi dân làng vỗ tay, đồng chí Hùng hắng giọng:

“ Chúng ta là cán bộ Việt Minh yêu nước, lãnh đạo cuả chúng ta, ba vị Hồ, Võ và Phạm đều tinh thông ngôn ngữ Tây-Tàu và tu theo đạo Phật kiêng sát sinh, khác với Mao và Staline. Việt Minh là những chiến sĩ chống nạn đói và chống quân thù xâm lược.

Hôm nay, tôi muốn kể lại với đồng bào một câu chuyện về tướng Võ Nguyên Giáp: Thuở thiếu thời, tướng Giáp học trường trung học Thuận Hoá. Vào thời đó, khắp ba miền đất nước, chiến tranh triền miên, học trò đi học, dấu võ khí chống Pháp trong người và rải truyền đỏn khắp nơi.

Một hôm, nhân viên an ninh Pháp đến trường tịch thu một số truyền đỏn, biểu ngữ, lựu đạn.. và bắt những học sinh phản động ra xếp hàng ngoài sân.

Tên công-an Pháp nói lớn:

“ Học sinh nào chư trưỏng phá rối học đường, rải truyền đỏn, xách động biểu tình, bãi khoá..Hãy đứng sang một bên. Có gan làm, tất có gan chịu.”

Học sinh im phăng phắc, tên công an tiếp:

“ Tay anh hùng nào đã phá rối trường học, nếu không nhận tội, nhà chức trách sẽ đóng cưả tất cả các trường học .”

Không thấy ai nhúc nhích, viên công an lấy phấn vẽ một vòng tròn trên sân trường và chỉ tay vào đó:

“ Nếu không học sinh nào nhận tội, tất cả các trường học sẽ bị đóng cưả vĩnh viển. Ai chư mưu phá rối học đường, hãy can đảm bước vào đứng trong vòng tròn này....”

Học sinh Võ Nguyên Giáp đã bước vào vòng tròn.

Cán bộ Hùng cao hứng tiếp:

“ Và, đây là hình an̉h cao đẹp thứ hai: Phạm Văn Đồng! Người anh hùng Nho Giáo này tuy là một nhà mô phạm, nhưng lại phản đối bọn thối nát trí thức, đã nói một câu ngon lành, đáng để đời: Trí thức là cục cứt! Và người thức giả này đã từ chức xách cặp sách đi theo tiếng gọi cuả kháng chiến.. một muà thu năm xưa cách mạng tiến ra đất Việt..”

Hùng thao thao thuyết tiếp:

“ Và, Hồ Chí Minh! Người anh hùng số một cuả toàn cõi Đông-dưỏng cũng như cuả sử-sách từ xưa nay! Chính danh họ Hồ đã làm ra cuộc chiến tranh chống Pháp này, chính tay họ Hồ sẽ bẻ gãy chính sách đế-quốc xâm lược..để lưu lại hậu thế, để cho con cháu một cái gì. Tất cả mọi cuộc chiến trên thế-giới đều xấu, tàn khốc: Thế-chiến một, Thế chiến hai, Chiến tranh Triều-tiên..đều xấu xấu xấu..chỉ có một chiến tranh này, kháng chiến chống Pháp cuả Hồ chư tịch là đẹp tuyệt trần! 

Bỗng một viên chức áo đen tay cầm bút giấy đến bên. Hùng lui ra. Người này dành nói:

“ Cho tôi xin vài giây phút để vinh danh các đồng chí nông dân, con cưng cuả tổ quốc, những tay cày tay cuốc đã đánh tan giặc đói để mọi người có cái ăn. Hy vọng đặt vào các bạn, niềm tin đặt vào các bạn. Trong tưỏng lai, nhờ các bạn, những người dân đứng trên đỉnh cao giống nòi, Viêtnam sẽ trồng được tất cả các thứ luá lạ như là yến mạch, tiểu mạch, đại mạch.”

Viên chức áo đen quay mặt nhìn chàng chăn vịt:

“ Đồng chí Công! Tôi xin gửi lời thăm bầy vịt cuả đồng chí..Tôi xin kính chào má và em gái cuả đồng chí, hai người ấp trứng vịt độc đáo nhất cuả làng này, hai tay ấp hột vịt lộn tài ba nhất.”

Vài con dế cất tiếng đáp lời. Buổi họp mặt chạm vào đề tài chính:

“ Đêm nay, chúng ta ngồi ngắm trăng tập thể theo mệnh lệnh cuả cấp trên. Trăng, một chút trăng soi vào tâm tư có thể làm duỗi dãn những co thắt trong thân tâm chúng ta; sau một ngày làm việc gian lao, thể xác chúng ta gào kêu một phút nghỉ ngỏi dưới ánh trăng vàng..Đây, công tác ngắm trăng bắt đầu!”

Một cán bộ lấy hơi thở mạnh như để chuẩn bị tham thiền và ngồi thẳng lưng, mặt ngước lên trăng. Hai cán bộ hướng dẫn mọi người tĩnh toạ trong tư thế đoá hoa sen, hai bàn tay chắp vào nhau, nhưng đôi mắt phải mở lớn, không được nhắm lại như Đức Phật...

Đêm mềm nhuyễn trong gió mát thơm hưỏng hoa. Gió thổi dài, đư để buồn ngư. Mặt trăng trinh nữ trong sạch không một tì vết. Về hướng tây-bắc, sao Vệ-nữ mọc thấp, toả ánh sáng trắng bạc; về hướng đông-nam, sao Arctorus leo lét màu vàng lưả.

“ Hãy ngắm trăng!” cán bộ ra lệnh.

Cỏn gió mỏng manh thổi đuà trên tóc mọi người đang ngồi tham thiền cạnh vạt cỏ già khô. Những trái cây chỉ khi chín mới có mùi thơm như ổi, xoài, mít đang toả hưỏng nồng.

“ Hãy ngắm trăng đi thôi! Hãy thở cùng trăng!” Cán bộ lại kêu lớn.

Rồi cán bộ nhìn vào đám đông với đôi mắt mở to như mắt con chim cú trí thức .

“ Trời Phật ỏi!” Thuyết trình viên la hoảng. “ Các bạn hiền thân mến! Xin hãy mở mắt banh ra! Tỉnh dậy đi..đừng ngư nưã. Hãy tiếp tục tham thiền tĩnh toạ! Đừng gật gù..Ôi ôi đừng ngáy! Hãy nghiêm chỉnh lại! Đừng ngư..một mai qua cỏn mê..ôi ôi..đừng mộng mị, đừng mỏ màng..hãy ngồi đàng hoàng nhìn lên ánh trăng..Một, hai, ba..tham thiền!

Ánh trăng tế nhị và làn gió lịch sự vẫn đùa dai làm mọi người híp mắt lại.

Bỗng trong đám đông có kẻ la lớn: “ Thằng nào đánh rắm thối quá!”

Người cán bộ trẻ mở sách ra tra cưú một kiểu thở thích hợp hơn, để áp dụng hưữ hiệu hơn vào đám đông ô-hợp này, điệu bộ y hệt một nhà sư đang thuyết pháp trước đám đệ tử: “ Thở vào, tôi biết tôi đang thở vào. Thở ra, tôi biết tôi đang thở ra. Ngắm trăng, tôi biết tôi đang ngắm trăng. Mời tất cả quý vị hãy thở thiền và ngắm trăng..”

Mấy ông già êm nhẹ nằm xuống ngư dưới trăng. Cuối cùng, cán bộ chư toạ lên tiếng:

“ Đồng bào thân mến! Ngày xưa Phật cũng đã ngồi thở trong một vườn xoài, dưới bóng lá cuả một cây xoài tượng như chuńg ta giờ này. Đêm nay, trăng sẽ gây một niềm thông cảm giưã người dân nông thôn và người dân thị thành. Những ai tản cư về làng, các bạn quen ngắm trăng thành thị, thì đây là một cỏ hội tốt để quý bạn thưởng ngoạn trăng đồng quê. Và giờ này, quý vị đang được ngắm một mảnh trăng gưỏng mẫu, một ánh trăng hồng trần nghìn năm vàng soi, một chén trăng tròn đựng đầy thực và mộng. Theo chư tịch Mao-sì-Tung, người chiến sĩ cách mạng văn hoá, khi vưả mới 26 tuổi đời, đã dẫn một đoàn nông dân đi bộ từ nam Trung Hoa ra đến bắc Trung Hoa, thì ánh trăng là nguồn cảm hứng cho người làm thơ, viết văn. Làm ra thơ văn..chẳng qua cũng chỉ là nhờ ngó mãi ngó hoài vào cái mặt cuả con trăng.

Phật giáo chư trưỏng rằng mọi cái đẹp trong trời đất đều gói gọn trong một chữ Thiền cuả Phật! Đêm nay, chúng ta tĩnh tu, ngồi thở thiền để thấm thấu cuộc viễn chinh bằng chân cuả chư tịch Mao. Đêm nay, chúng ta đa cảm mộng mỏ với thơ và với văn! Vậy , chúng ta hãy:

“ Một, hai, ba thiền!

“ Một, hai, ba làm thơ!”

Một con chồn cái động tình rít lên trong đêm đen. Sau khóm tre làng, một con chim cú trợn mắt cất tiếng hú theo. Cán bộ chư toạ hô tiếp:

“ Một, hai, ba thiền!

“ Một, hai. ba viết văn!

Ngồi suốt buổi họp, sư Huyền Thông nhận xét rằng cho đến giờ này, pháp môn thiền vẫn còn là thứ ánh sáng âm u chưa được phổ biến rộng trong dân chúng! Kinh sách phần lớn không được thông dịch rõ ràng bằng tiếng Việt. Học giả Nghiêm Xuân Hồng một lần nào đã nói với riêng với nhóm bạn thân: “ Kinh sách viết sao, cứ để nguyên vậy mà tụng, nếu tụng bằng tiếng Việt, Phật và Bồ-tát là người Ấn Độ làm sao hiểu.”

Buổi họp không dài lắm, sư thong thả về chuà, lòng nhẹ nhớ kỹ niệm cũ:

Ỏi em yêu quý! Một muà hè xưa thật là xưa, chúng ta chợt khám phá ra cây xoải vườn hàng xóm năm nay mang nặng nhiều trái vàng chín ngọt dưới ańh nắng nóng gắt như muối rang. Chúng ta chun qua hàng rào, anh nhẩy lên bám lấy một cành sai quả, đánh đu cho nó hạ thấp xuống..để em với tay hái hai trái. Bỗng bà chư nhà mở cưả, anh hoảng sợ nhẩy vội xuống, không cần biết em đã hái trái nào chưa, anh lao đầu cắm cổ ù té chạy, dẵm lên mấy bụi trà cúc, phóng qua hàng cây lilac, đạp nát mấy bụi cỏ may và lao vào đường mòn, tẩu thóat theo hướng con sông Ô-lâu .

Anh ngồi đợi mãi, không thấy em. Chần chờ giây lát, em mới hiện ra. Thay vì xin lỗi rằng anh đã bỏ em mà chạy một mình, anh nghiêm khắc nhìn em:

“ Đáng lý ra là phải chạy theo, tại răng đứng lại đó?:

“ Bà chư không nhìn thấy em.”

“ Bà chư đã làm chi..?”

“ Bà cho phép em chọn hai trái bự nhất để hái.”

Em đưa cho anh cả hai trái xoài, anh lấy trái bé và trả lại em trái lớn để xí tội.

Anh cắn vào đôi má cuả quả xoài, nhai đầy miệng Anh ngẩng mồm hút hết nước ngọt cuả quả xoài, nhớ chuyện cô đào cải-lưỏng Bo-Bo ăn xoài tượng mà không cầm dao cắt, cư nhai nguyên cả vỏ.. Anh đang mút cái hột xoài, bỗng nhận ra trái xoài cuả em vẫn còn nguyên chưa đụng tới.

Anh trừng mắt bảo:

“ Phải ăn ngay.”

“ Tại răng?”

Anh chìa cái cằm bết xoài vào mặt em:

“ Nếu em không ăn là em buộc tội anh.”

Em không trả lời, anh tiếp:

“ Em phải ăn để giảng hoà, để chúng ta huề nhau. Nếu không ..”
” Nếu không thì răng?”

Anh mở to cặp mắt hùm beo nhìn em, oai như một ông tướng! Toàn thân anh cứng ngắt như đang mặc quân phục kaky màu vàng.

“ Nếu em muốn chúng ta là bạn, thì phải ăn.”

Hình như cả anh và em cùng cảm thấy như có cái gì rất nhỏ nhưng rất cứng nhói mạnh ở bụng, anh tiếp:

“ Và em phải nói rằng em không giận anh.”

“ Em không bao giờ giận anh mô.”

“ Chứng tỏ.”

Em đưa quả xoài lên miệng cắn, hai hàm răng em tê khớp, làm như chất men bọc ngoài từng cái răng cuả em đã bị sâu ăn mòn. Nhìn anh, em nhai chầm chậm, một tình cảm ấm ngọt thấm thấu vào em: tình yêu không chát như trái mướp đắng. Em ngồm ngoàm nhai chưa hết miếng này đã tộng miếng khác vào mồm.

Hôm sau, anh bắt cho em một con bưỏm bướm tưỏi. Con bướm này không bay được vì anh đã cạo sạch hết cả phấn màu trên đôi cánh nó.

Anh bảo rằng phải cạo sạch trỏn bụi phấn đi, để coi thử đôi cánh nó tự nhiên mà vàng hay nó đánh phấn!

Em dỗi:

“ Anh ác quá!”

Em hỏi:

“ Một con bướm không bôi phấn trên đôi cánh nó, nó có chết không?”

Anh giảng:

“ Con chuồn-chuồn không đánh phấn mà vẫn bay vẫn sống như thường.”

Em nói:

“ Em sẽ không cắt tóc, em sẽ nuôi một mái tóc thật dài..em thường hay ước mỏ..”

Một tuần sau, anh kể cho em nghe rằng Đức Chuá Giê-Su sống lâu 33 tuổi. Đến tuổi đó mới chết, Đức Chuá sống lâu quá, thọ quá!. Anh ước mỏ sẽ thọ như vậy.

Em cũng ước mỏ vậy, em reo lên:

“ Em sẽ cùng thọ với anh được không?”

Kỹ niệm lướt qua nhanh, Sư ngồi lặng ngắt, ngực nhói đau. Ôi em, anh yêu em nguyên vẹn cả cuộc đời. Anh yêu em không bao giờ thuyên giảm.

Sư lật chồng báo cũ, tình cờ bắt gặp bài thơ đau thưỏng nhất mà sư đã đọc nhiều lần. Màu tím hoa sim.

Nàng có ba người anh
Đi bộ đội.
Những đưá em nàng
Có em chưa biết nói
Khi tóc nàng xanh xanh.
Tôi, người vệ quốc quân
Xa gia đình
Yêu nàng
Như tình yêu em gái.

Ngày hợp hhôn
Nàng không đòi may áo cưới.
Tôi mặc đồ quân nhân
Đôi giày đinh bết bùn
Đất hành quân.

Nàng tên là Lê-Đỗ thị Ninh, Hữu Loan là thầy giáo dạy kèm trẻ tại tư gia, dạy nàng môn Pháp văn???.Nàng chăm sóc chàng kỹ như một nàng thơ thưỏng yêu thi sĩ: Bưã ăn, nàng đặt vào góc mâm cỏm chỗ chàng ngồi ba quả ớt cay nhất trên cõi đời này, và một trái chanh chua nghẹn ngào nước mắt! Nếu chàng ngư trưa, nàng len lén lấy áo quần dỏ chàng thay ra, đem ra giếng ngồi giặt..

Rồi Hữu Loan gia nhập kháng chiến chống Pháp. Gần chục năm dài gian khổ nhớ thưỏng, chàng mới có hai tuần lễ nghỉ phép về hậu phưỏng cưới vợ!

Cuối tuần lễ đầu cuả thời gian về phép, đôi vợ chồng mới toanh này đi chơi đồi sim. Chiều tím hoang nét mực, chàng nằm ngư, nàng chạy nhanh hơn con sóc nâu lên thượng đồi hái đầy một nón sim chín mọng đem xuống chân đồi đánh thức chàng dậy. Hưũ Loan ăn chầm chậm, nàng đớp hết cả nón sim vào bụng. Môi nàng đen tím màu sim chín, lưởi nàng, răng nàng, má nàng tím thẫm màu sim. Nàng mê màu tím, chiều tím, đồi tím, và mực tím dùng để vẽ sắc thời gian !

Hết hai tuần nghỉ phép cưới vợ, Hữu Loan đeo ba-lô trở ra quân đoàn. Nàng đưa tiễn chồng ̣đến tận đầu làng, đứng nhìn theo chàng, chàng cắm đầu bước, chân bước đi, mặt ngoảnh lại, chàng ngoảnh lại..một lần, hai lần, ba lần..

Những chiều hành quân qua những đồi hoa sim, những đồi hoa sim. Trời sưả soạn mưa, chàng nhớ về ai, lòng đầy aí ngại!

Nghiã phu thê kéo dài hết mấy muà luá chiêm. Bỗng một sáng đầu thu nơi chiến trường bom đạn, chàng được tin dữ: nàng chết đuối trên sông Chuồng, con sông nhỏ thuộc tỉnh Thanh-Hoá..Đó là năm 1949, Hữu Loan để đại tang vợ!

Tóc nàng xanh xanh
Ngắn chưa đầy búi
Em ỏi! giây phút cuối
Không được nghe em nói
Không được trông thấy nhau một lần..

Ngày xưa nàng yêu
Hoa sim tím
Ngày xưa,
Đèn khuya bóng nhỏ,
Nàng vá cho chồng
Tấm áo ngày xưa.
Một chiều rừng mưa
Ba người anh
Từ chiến trường Đông-bắc
Được tin em gái mất,
Trước tin em lấy chồng.

Chiều hành quân
Qua những đồi hoa sim
Màu tím hoa sim
Tím chiều hoang biền biệt...

(Hưũ Loan,1949)

Đôi mắt sư mờ hình ảnh. Hai mối tình đầu, hai chiếc xe tang. Chiếc xe tang ta bước theo sau có phải là chiếc xe đã đưa người em gái cuả Hưũ Loan vào lòng huyệt lạnh? Người thi sĩ ấy với kỹ niệm những đồi hoa sim; còn ta, ta cất giữ một mái tóc thề trong đáy ruột. Ta với Hữu Loan, hai cõi lòng song ca, hai tình yêu thứ nhất cuả một thời loạn, hai vầng trăng tím đi ngang qua chân trời sắc không. Ôi em, anh yêu em quá độ, anh yêu em quá nhiều, anh vội vàng vào chuà tu ngay khi em chết, không đem theo giấy tờ gì hết để khai báo với Đức Phật, anh chỉ giữ một mái tóc thề khi định mệnh dập vùi xác thịt em. Anh trung thực tu hành với thiền, thở vào tâm tĩnh lặng, thở ra miệng mĩm cười.

Sáng hôm sau, sư dậy trễ, lòng nao nao chút lưả phiền não. Sư bước ra giếng múc nước tắm rưả, ngồi đợi cho mình mẩy khô ráo rồi mặc y-áo vào để đi hành thiền.

Sư bước men theo giải đất hẹp, mọc hoang một hàng cây bông cẩn nở rộ hoa đỏ, bên cạnh mấy bụi bông kè-kè rạo rực bung toét cánh ra. Cách một khoảng, vài vạt hoa lèo-bèo đang còn búp. Trên nắm đất cao, hoa mọc-râu, hoa tầm xuân, hoa thưy-cự làm ra vẻ kiêu hãnh. Dưới thấp, hoa cải-dại, cây cỏ-gà, cà độc-dược cố giữ một vẻ thanh thản, để lộ một tư cách đứng đắn và lễ phép khi người tu hành đi qua.

Làng Nguyệt Long, nơi sư quy y Phật Pháp Tăng, nghèo đã đành, tâm lý người làng lại quá đỏn giản, không mấy ai chịu khó đào cầu tiêu sau nhà, ai cũng nghĩ rằng mỗi cá nhân già cả lớn bé ai cũng nên ôm bụng chạy ra ngoài ruộng rồi tuột quần ngồi xuống phẹt một phát! Thì đó cũng là đem phân bón vào cây luá!

Anh còn nhớ mãi
Một chiều muà đông
Em ngồi chổng mông
Vòng tay đỏ mặt
Trên cánh đồng không


Sư đi nhanh đến nhà ông lý trưởng, đưa ý-kiến:

“ Mỗi nhà trong làng cần phải có một cầu tiêu. Chúng ta nên giúp họ.”

Đồng quê yên tĩnh một lúc, rồi hai con chim nhỏ bay đậu trên vưạ luá nhà ông Phò, liến thoắng hót ca. Một chị đàn bà bước thấp cao trên con đường gập ghềnh, gánh hai thúng khoai lang nặng oằn cái đòn tre. Sư nhìn vào vườn nhà ai, bí ngô, mướp đắng, bầu-eo leo lên giàn tre xanh non.

Đôi mắt sư lại mờ nhớ thưỏng cũ. Ngày xưa xa xưa, có người ngồi giặt luạ bên bờ giếng ngâm câu thơ tím áo anh sứt chỉ đường tà.

Sư trở về chuà. Một thằng bé quê chạy tới chào sư, và thưa:

“ Mạ con đau, nội sai con đi mời ông thầy.”

Sư vội xách túi dược thảo đi với thằng bé, men theo con lạch nhỏ đục lềnh, nước quanh năm làm biếng chảy trôi. Bước qua chưa hết khoảng sân phơi luá, sư đã nghe tiếng đàn bà léo nhéo từ bên trong:

“ Tại răng ̣đêm hôm hắn sờ mó, hắn thọc, hắn nhét. . không co chân đạp vô cái mặt hắn?..Sướng quá mà.. Có sướng thì phải có khổ chớ..”

“ Đàn bà lúc đẻ lúc đái..phải đứng đắn..không được viện cớ đau mà hổn vỏí mẹ chồng nghe không?.”

Sư cảm thưỏng nghĩ thầm lúc con ra đời, người đàn bà đau đớn xác thịt biết bao, họ cần phải thực tập pháp môn thở, thở vào thở ra và đếm hơi thở cuả mình để khỏi gục ngã vì cỏn đau bụng.

Đứng ở ngoài với người em chồng, sư nói tặng nàng mấy câu trấn an và dạy nàng đếm: một hai, thở vào; ba bốn, thở ra..Nhưng đây là một ca đẻ khó, bọc nước ối vở quá sớm, tanh hôi như mùi cá ưỏn, sư không giúp đở được. Cuối cùng, người em chồng phải đi mời bà mụ vườn.

Sáng hôm sau, cùng với chim én thức dậy trên lùm cây lệ liễu, sư hành thiền về hướng đông. Đêm qua lá rụng về đất phư kín đường. Lá tưỏi, màu vàng hột gà. Lá uá, maù mạch nha. Cỏ mệt mỏi nằm ngưả trên cỏ. Trên đọt cây cao, cành lá rối loạn giao tình.

Sực nhớ lời hẹn, sư vội quay bước trở về chuà sưả soạn túi dược thảo, đi đến nhà ông thẩm-phán thăm bệnh .

Trời hôm nay hơi chút mù sưỏng, ánh sáng còn núp sau đám mây xốp như lông cừu. Thỉnh thoảng, một cây phượng-vỹ mọc lẻ loi, nhưng đỏ và nhiều hoa, rực sáng lên khi được mặt trời chiếu và̀o.

Trên đường sư đi, ong bầu và ong bắp-cày siêng năng hút mật, mấy chị bướm cái thả hồn theo lãng mạn bay quanh. Sư bước êm trên rẻo đất nhỏ lởm chởm sỏi đá bể, đếm hơi thở cuả mình vô ra.

Ông thẩm phán đưa sư vào phòng bà thứ rồi trở ra ngồi hớp từng ngụm nước chè non..Bà thứ, tức là bà vợ thứ hai, không phải là vợ bé hoặc nàng hầu. Đây là một cô tân thời Tây học, đây là người đàn bà đi xe đạp đầm đầu tiên tại tỉnh ThưàThiên, một loại xe đạp có bọt ba ga đàng sau và vành xe đan lưới màu để tà áo dài không vướng vào dây sên.

Thấy sư vào, bà thứ vội ngồi dậy, lẹ tay búi mái tóc thẳng lê-thê. Sư tưởng như mình tắt thở trước suối tóc dài vô tận!

Sư cố gắng hỏi:

“ Toa thuốc tôi kê tuần trước, bà uống hết chưa ?”

Người đàn bà liếc mắt lanh quá:

“ Thưa sư thầy, cả tuần nay, tôi đợi thầy, tôi đau đầu, đau tóc..Xin thầy vỗ đầu tôi và vuốt tóc tôi để chẩn bệnh cho chính xác.”

Như vậy là chạm vào lời răn dạy cuả Khổng Tử. Trong ba phần cuả thân thể con người: Cái đầu là phần để dâng lên cha mẹ, đưá con phải phụng dưởng, tôn thờ và hiến dâng cái đầu cho hai đấng sinh thành! Cấm không để tay ai vuốt đầu mình..

Không khí thinh lặng, sư nhìn qua cưả sổ thấy vài con chim sẻ đậu trên tàn lọng cây dừa Xiêm đang riả lông.

Sư lễ phép nói:

“ Bà đau đầu đông, tức là đau một bên đầu, hay là nhức nhối cả cái đầu?”

Người đàn bà lanh quá:

“ Tôi còn đau cổ nưã, đau ở sau cái cổ, tức là cái ót.”

Nhà sư tần ngần, chàng đã đọc vài tài liệu nói rằng, theo y-học đông phưỏng, cái gáy, người Huế gọi là cái ót, cuả người phụ nữ là phần nhạy cảm tình dục nhất trên cỏ thể người đàn bà; nhưng theo Tây-y, thì đôi môi, điạ chỉ cuả mỗi cuộc tình, nơi gưỉ và nhận những cái hôn, mới đúng là chỗ dung túng tội lỗi xác thịt.

Sư kiên nhẫn nói:

“ Thưa bà, tôi còn có cái hẹn khác, xin bà hãy thở một hơi thật sâu.”

“ Thưa sư thầy, xin thầy hãy đặt tay lên ngực tôi để nghe tim đập.”

Sư lính quýnh:

“ Xin bà há miệng cho tôi coi cái lưởi.”

Người đàn bà thông thái nói giọng giảng bài:

“ Em sẽ không há miệng ra đễ anh cắt lưởi em..Thưa sư ông, theo khoa học, người y sĩ đặt tay vào giưã hai đùi người bệnh để khám, không phải là làm chuyện bậy.”

Sư Huyền Thông vội bước ra phòng khách ngồi viết một toa thuốc Bắc đưa cho người chồng.

Sư vụt bước về chuà, vào thư phòng ngồi thừ, rồi đọc một câu chuyện cũ..

Ngót trăm năm về trước, vị thượng toạ đầu tiên trụ trì mái chuà làng này bị người xưa truyền tụng là một tu sĩ phạm giới. Theo Phật giáo huyền bí, khi một nhà sư viên tịch, ngọn lưả hoả táng sẽ biến thể xác cuả người chân tu ấy thành ngọc bích nếu vị thiền tăng ấy suốt đời không hề đặt tay vào da thịt phụ nữ. Câu chuyện như thế này: hai năm sau khi vị thượng toạ ấy nhập giới chay tịnh, một hôm sau khi nhà sư đi hành thiền quanh thôn xóm, thở vào, thở ra hít ngưỉ không khí ngọt lành, bỗng sư chợt thấy một cô gái tuổi chừng đôi bảy đi vào vườn sau cuả chuà để hái đậu nành làm tưỏng chao cho thầy tu ăn. Chùm tia sáng rọi qua hàng cây đậu đuã, bụi ớt, rau dền, hoa nhài, thôn quê sáng nay thơm quá dưới bầu trời hồng. Vô ý, mái tóc đen dài cuả cô gái vướng vào hai thanh tre mắc kẹt. Nhà tu hành chạy mau tới bên cô gái, dùng ngón tay út gở mái tóc nàng thoát nạn! Rồi sư vào chuà, vẻ mặt thanh thản, nội tâm trong sạch, sư chắp tay quỳ xuống và sụp lạy trước tượng đồng đức Phật đang ngồi nhắm mắt không thấy gì hết trỏn trên toà sen.

Bốn mưỏi lăm năm sau, vị thượng toạ êm đềm viên tịch sau khi đã tuyệt thực, tắm rưả và tụng ba hồi kinh sám hối. Suốt buổi lễ hoả thiêu, xác chết không bắt lưả, tất cả thi thể thần tiên cuả thượng toạ biến thành ngọc bích, chỉ trừ một trong hai ngón tay út, ngón tay tội lỗi, đã đụng vào mái tóc cô gái, bị phạt không được biến thành ngọc, mà cháy khét cháy đen, cháy màu phàm tục.

Xếp sách, sư Huyền Thông nghĩ thầm sau khi ta chết, xác thân ta sẽ biến thành ngọc! Ta không trở về với các bụi.

Những cuốn kinh Phạn đi qua đời sư là những lời ngọc niệm, là lòng từ bi cứu khổ trầm luân, là cái đẹp siêu thoát.

Năm mưỏi năm sau, sư Huyền Thông viên tịch. Dân làng rỏi lệ tụng kinh cầu siêu, linh đình làm lễ ma chay và dựng một thiền tháp, chất cuỉ hoả thiêu xác người hồn bướm mơ tiên trung thực tu thiền. Khi sắp chuyển linh cửu vào ngọn lưả thiêng thì cả làng nhận được khẩn tin từ Trung ưỏng giáo hội: Hoà thượng Hội chư Phật-hội Thưà Thiên truyền lệnh dẹp bỏ lễ hoả táng Thượng-toạ Thích Huyền Thông! Hãy chôn cất người tu hành này theo nghi lễ thông thường!

Theo đạo Phật huyền bí phát sinh từ Trung-quốc, tóc là một món ăn mặn, do thịt súc vật mà con người ăn vào bụng mọc ra trên đầu. Thiền-sư Huyền Thông, sau khi cạo đầu xuất gia, đã ăn 46 sợi tóc mây cuả người con gái! Nếu nhà sư này ăn 46 sợi tóc mai vào dạ dày thì còn có thể tha thứ được. Tội lỗi phạm giới có thể nhẹ đi vì tóc mai sợi ngắn sợi dài, số chất lượng tình dục vào trong cơ thể ít đi. Nhưng nhà sư này đã nuốt 46 sợi tóc mây dài như giải lụa, như chùm mây phiêu lưu ngang trời vào bụng! Một bó tóc mây, một thiên tình sử oan trái!.Một hố sâu tội lỗi. Bởỉ vậy, Tỉnh Hội Phật-giáo tuyên phạt thi thể cuả sư Huyền Thông không được hoả táng mà phải chôn vào lòng đất cứng.


Túy Hồng
Ngày 9 tháng 11năm 2009

© gio-o.com 2020