có những điều không nói ra, chỉ ghi lại...
pn

Chủ Nhật, tháng 4 12, 2020

Áo Xưa Màu Vẫn Xanh




Nhạc & lời: Leonard Cohen & Sharon Robinson 
Lời Việt: Nguyễn Thảo 
Trình bày: Nguyễn Thảo 
Hòa âm & phối khí: Lê Vũ 
Ghi âm: ElevenSixteen 
Final mix: LeVuMusic Studio 
Photo & graphics: MarcMarc


Áo Xưa Màu Vẫn Xanh 

Vừa mới bốn giờ sáng thôi, chợt nhớ đã gần cuối năm rồi. 
Ngồi viết đôi lời hỏi thăm, chẳng hay anh nay như thế nao. 
New York lạnh cóng, mà tôi vẫn thích sống nơi này. 
Đường phố mỗi đêm đêm, nhạc vẫn vang lên cho lòng nhớ nhung. 

 Vừa rồi nghe anh trốn ra giữa sa mạc hoang vắng tịch liêu 
Anh sống không thiết tha chi nhiều. 
 Một đời sống với bao điều thật đáng ghi 
 
Và Jane sang chơi, cầm lọn tóc anh cắt ngang 
Tặng nàng đêm ấy trong thinh lặng. 
Một lần xin dứt khoát cho yên lòng. 
Mà anh thấy yên lòng chưa? 

 Lần cuối khi nhìn thấy anh, thật khác xưa, nhiều nếp nhăn, 
Và áo mưa dù vẫn xanh, thật không may đã rách vai . 
Anh vẫn ra ngoài bến từng ngày, đón những chuyến xe, 
 Mà vẫn đâu tìm thấy ai giống như người xưa anh đã quen. 
Nhưng rồi sao anh quá vô tư, đã xớt chia người tôi yêu. 
Đến khi nàng nhớ ra thì nàng đã như người xa quá lâu. 

 Nhìn anh đứng kia, nụ cười vẫn trên môi khô. 
Một thằng ăn cắp xanh xao gầy. 
À, tôi mới thấy Jane thức dậy. 
Nàng nhắn đôi lời thăm. 

 Lời nói đâu hàm ý gì, bằng hữu hay kẻ giết người. 
 Nói sao thì cũng như vậy thôi. 
Đã bao nhiêu năm qua rồi. 
Chuyện cũ xem như quên thật. 
 Hên cho tôi năm xưa quen biết anh. 
Và một ngày nào anh có ghé ngang chốn đây, ghé thăm Jane, hay vì tôi 
Mong anh hãy nhớ cho, kẻ thù kia giờ đang thiếp say. 
Mong anh không chóng quên, nàng chưa hề mỏi cánh bay.
 
 Vâng, nhờ anh năm nao, đã xóa hết bao u hoài cuộc đời nàng. 
Mà tôi ngỡ chắc muôn đời là vậy, nên tôi đã thôi không màng. 
 
Vừa rồi Jane sang chơi, cầm lọn tóc anh cắt ngang, 
Tặng nàng, vào đêm ấy trong thinh lặng. 
Một lần xin dứt khoát cho yên lòng. 

 Thân chúc anh, 
Người thật quen 


Famous Blue Raincoat 

 It's four in the morning, the end of December. 
I'm writing you now just to see if you're better. 
New York is cold, but I like where I'm living. 
There's music on Clinton Street all through the evening. 
I hear that you're building your little house deep in the desert. 
Are you living for nothing now?
 I hope you're keeping some kind of record 

 Yes, and Jane came by with a lock of your hair. 
She said that you gave it to her, 
That night when you planned to go clear. 
Did you ever go clear? 

 Ah, the last time we saw you, you looked so much older. 
Your famous blue raincoat was torn at the shoulder. 
You'd been to the station to meet every train. 
But she never turned up, I mean Lili Marlene. 
So you treated my woman to a flake of your life. 
And when she came back, she was nobody's wife. 

 Well, I see you there, with the rose in your teeth. 
One more thin gypsy thief. 
Well, I see Jane's awake. 
She sends her regards. 

 And what can I tell you, my brother, my killer? 
What can I possibly say? I guess that I miss you. I guess I forgive you. 
I'm glad you stood in my way. 
If you ever come by here, be it for Jane or for me. 
I want you to know, your enemy is sleeping. 
I want you to know, his woman is free. 

 Yes, and thanks, for the trouble you took from her eyes. 
I thought it was there for good so I never really tried. 
 And Jane came by with a lock of your hair. 
She said that you gave it to her, 
That night that you planned to go clear. 

 Sincerely, 
 L. Cohen


NT: Có lẽ tôi nên giàn dựng ca khúc này như một vở kịch có những nhân vật như thế này:
Nhân vật chính: nam, người viết thư
Nhân vật thứ hai: nữ, tên Jane, có thể là vợ, hoặc người tình, hoặc vợ cũ của nhân vật chính, có dan díu với nhân vật thứ ba
Nhân vật thứ ba: nam, người nhận thư, là bạn và cũng là kẻ thù của nhân vật chính, đã ăn ngủ với Jane
Nhân vật thứ tư: nữ, tên Lili Marlene (vắng mặt), có thể chỉ là giả tưởng, là biểu tượng.

Câu chuyện về một mối tình tay ba. Thời gian: bốn giờ sáng, gần cuối năm. Không gian: căn phòng ở đường Clinton, Lower Eastside, thành phố New York, lạnh và tối.

Không khí ảm đạm nặng nề lời thơ của Robert Frost:

The darkest evening of the year.
But I have promises to keep,
And miles to go before I sleep,
And miles to go before I sleep. 1
(Chiều tối mịt mùng nhất trong năm.
Nhưng tôi đã hứa giờ phải giữ lời,
Còn bao dặm đường trước khi dừng bước,
Và bao dặm trường trước khi ngủ vùi.)

Nhân vật chính ngồi viết thư cho người bạn, hoặc là kẻ thù của anh ta, tùy bạn thẩm định. Bắt đầu bằng một lời thăm hỏi, và nhắc đến chuyện hắn đã dọn nhà, ở ẩn giữa sa mạc.

Bạn nên tự hỏi, tại sao sa mạc? Một không gian trái ngược với căn phòng lạnh lẽo nơi anh đang ở: nóng rát, gắt nắng, khô cằn, trống không. Nơi mà Chúa Jesus đã đi để đối diện với ác quỷ. Nơi mà dân Do Thái đã lạc lối quanh quẩn bao thế kỷ dài. Hắn đi vì muốn “going clear” (một từ ngữ có liên hệ với đạo Scientology, một hình thức tẩy trần). Nhưng có được không? Và tại sao anh ta khuyên hắn phải ghi lại? Ghi lại điều gì? Jesus đã chẳng ghi lại những gì xảy ra trong 40 ngày ngoài sa mạc. Bạn và tôi chỉ được nghe người đời kể lại.

Và hắn cắt tóc, rồi trao lại cho nhân vật Jane, để làm gì? Một tặng phẩm? Một souvenir? Tóc là biểu tượng của sức mạnh như trong tích Sampson, biểu tượng của nợ trần như kinh điển nhà Phật, và cũng thường xem như lời thề hứa trong tình yêu dân gian. Mà Jane đã đem khoe với nhân vật chính là người yêu của cô. Jane, một người nữ thiếu tế nhị, hay cô ta chỉ muốn sống thật lòng?

Chiếc áo mưa màu xanh nổi tiếng của câu chuyện. Chiếc áo chắc đã từng che chở hắn trong bao cơn phong ba bão táp. Lúc gặp lại hắn, thì áo đã rách. Lời lẽ có ít nhiều khinh bỉ. Hắn trông già đi, áo rách, tuy vẫn còn làm ra vẻ phong độ, nhưng chỉ là dáng dấp của một thằng ăn cắp. Và hắn đã ăn cắp người yêu của anh ta sau bao nhiêu năm tháng chờ đợi nhân vật Lili Marlene (có thể chỉ là nhân vật tưởng tượng, biểu tượng một người tình chung thủy). Rồi hắn trở thành kẻ thù.

Nhưng vẫn là người anh em? vì anh ta đã cảm ơn hắn, vì hắn đã khiến Jane tìm thấy điều gì đó mà anh ta tưởng đã mất. Jane đã tìm thấy hạnh phúc? Tìm thấy niềm tin? Đã thấy ngọn lữa lòng? Đã thấy lối đi?

Bài nhạc là một lá thư dài, của một kẻ thua cuộc, nhưng phải đành chịu khuất phục vì hạnh phúc của người mình yêu, hoặc chỉ vì quá yếu đuối. Cuối thư, ký tên L. Cohen.

Leonard Cohen không bao giờ thú nhận hoặc chối cải điều gì về những dữ kiện trong bài nhạc, ngoại trừ chiếc áo mưa màu xanh là của chính ông ta, và đã bị mất cắp. Ông có nói, “Hình như tôi vẫn chưa bao giờ hoàn toàn thỏa mãn với ca khúc này.”

Bài nhạc viết theo điệu Boston, thể 3/4. Có chút ẩn dụ của mối tình 3 người rắc rối này. Mặc dù bạn đã chuyển sang 12/8, tôi vẫn cảm nhận được tiết tấu đó. Một điều nữa là những quãng trống, những trường canh im lặng trong bài nhạc dường như mang nặng những gì tác giả đã không nói lên. Trong hội họa, những negative space này nhiều khi đã được dùng làm chính điểm của họa phẩm.

Qua bản dịch, bạn khuyên tôi nên đổi tên Jane ra một chữ khác, một tên khác. Sau nhiều suy tư, tôi quyết định giữ Jane, cũng như New York. Cả hai đều là những chìa khóa để tra mở vào thế giới của LC. Trong khi tên đường Clinton và cả Lili Marlene không phải là mấu chốt của câu chuyện nên đã bị bỏ đi

Có lẽ cái mập mờ, khó hiểu, không thể kết luận được đã làm ca khúc này thêm phần thú vị.


1. Robert Frost, Stopping By Woods on a Snowy Evening.
(Nguồn: Blog.bestamericanpoetry.com/the_best_american_poetry/2012/05/famous-blue-raincoat-by-lawrence-j-epstein.html)