có những điều không nói ra, chỉ ghi lại...
pn

Chủ Nhật, tháng 2 02, 2020

Rưng Rưng Giây Đàn Buồn





Nhạc & lời: George Harrison 
Lời Việt: Nguyễn Thảo 
Trình bày: Lê Vũ 
Hòa âm & phối khí: Lê Vũ 
Ghi âm & final mix: LeVuMusic Studio 
Photo & graphics: MarcMarc NT



Rưng Rưng Giây Đàn Buồn 

 Nhìn quanh, ta thấy người, bao tấm lòng còn đang thiếp say, 
Tiếng giây đàn rưng rưng niềm đau.
 Nhìn ra sân trước thềm, tro rác đầy không ai quét đi, 
Tiếng giây đàn như âm thầm khóc. 

 Em làm sao biết khi nao, tim mình như gút khăn 
Cách nào gỡ mối tin yêu? 
Em làm sao thấy, hỡi em, khi hồn em bít bưng, 
Cho người mua bán thân em? 

 Nhìn xuyên qua tháng ngày, thế giới hoài xoay không đổi thay, 
Tiếng giây đàn buông từng giọt rơi. 
Từ bao nhiêu lỗi lầm, đã có gì cho ta nghĩ suy, 
Tiếng giây đàn vẫn chưa ngừng khóc. 

 Anh nào có biết quanh đây, nẻo đường nao cách chia, 
Nẻo nào lạc bước đi xa. 
Anh nào có thấy những khi ngược giòng trôi mất anh. 
Ai người sẽ báo anh hay? 

 Nhìn quanh chỉ thấy người, mắt nhắm nghiền như đang thiếp say 
Lúc giây đàn tuôn rơi sầu đau. 
Nhìn sâu kiếp người, 
Tiếng giây đàn như âm thầm khóc. 


 While My Guitar Gently Weeps 

 I look at you all, see the love there that's sleeping 
While my guitar gently weeps 
I look at the floor and I see it needs sweeping 
Still my guitar gently weeps 

 I don't know why nobody told you 
How to unfold your love 
I don't know how someone controlled you 
They bought and sold you 

 I look at the world and I notice it's turning 
While my guitar gently weeps 
With every mistake we must surely be learning 
Still my guitar gently weeps 

 I don't know how you were diverted 
You were perverted too 
I don't know how you were inverted 
No one alerted you 

 I look at you all, see the love there that's sleeping 
While my guitar gently weeps 
Look at you all 
Still my guitar gently weeps


NT: Gần đây, trong một lần nói chuyện, bạn bảo tôi rằng bạn có cảm tưởng chúng ta chỉ dùng jazz như một cái cớ vì hầu như nhạc trên KeJazz không còn tập trung vào giòng nhạc chính thống này. Bạn nói cũng đúng. Những ca khúc jazz standards tôi dịch hầu như chẳng nhiều hơn những ca khúc “không” jazz bao nhiêu. Thêm nữa, so với số lượng nhạc jazz, ca khúc chỉ là một phần nhỏ vì đa số nhạc jazz viết cho khí cụ như kèn và dương cầm. Điều này tôi đã rõ được sau khi luyện nguyên bộ phim tài liệu Jazz của Ken Burns. Ngoài ra, không phải ca khúc nào cũng dịch ra tiếng Việt được. Ví dụ như bài L.O.V.E. của Milt Gaber và Bert Kaempfert. Lời nhạc là lời tỏ tình và được viết chỉ quanh quẩn bốn chữ L, O, V, E. Tôi đã bức tóc gãi tai bao lâu nay mà vẫn chưa tìm cách nào để dịch lại đầy đủ cái tài tình trong ca khúc này.

Nhưng mà, như ta đã biết, nhạc jazz là một loại nhạc đúc kết từ nhiều “giòng” nhạc khác nhau. Và nhạc jazz cũng đã biến hóa theo nhiều thời đại cũng như văn hóa những quốc gia khác. Những thay đổi liên tục đã làm nhạc jazz giàu mạnh và tồn tại đến ngày hôm nay với những ca sĩ trẻ, những thẩm định mới, những dấn thân mới. Chính vì vậy mà ta mới được nghe những ca khúc pop như Just the Way You Are (Đừng Bao Giờ Đổi Thay) của Billy Joel hay là Almost Blue (Hơi Nhói Đau) của Elvis Costello qua giọng hát của Diana Krall, Bad Romance của Lady Gaga qua giọng hát của Ori Dagan.

LV: Bạn nói đúng. Trước đây tôi thường hay trăn trở phiền muộn khi phải dàn dựng một nhạc phẩm nào mang nặng phong cách pop. Cứ băn khoăn không biết làm sao luồn lách được chút nét jazz vào nó cho đúng tinh thần ban đầu của Kejazz. Vì thế có nhiều bài không làm sao bắt đầu được. Nhưng sau tôi nhận ra là tôi tự làm khó lấy mình. Khuôn khổ của Kejazz là tự đặt ra. Thôi thì cũng tự phá đi. Như tôi đã tâm sự với bạn: Chữ “jazz” trong Kejazz chỉ là cái cớ để chúng ta làm khác đi với những khuôn khổ đã có từ trước. Jazz chỉ là cớ để mình “phăng” thôi!

Hôm trước tôi nói tôi thích bài này của George Harrison; thế là vài tuần sau đã nhận được bản dịch của bạn. Thật rất cám ơn bạn. Tôi thật mê cách chuyển đổi hợp âm theo kiểu chromatic của GH. Tôi rất mừng có dịp thực hiện nó. Nhiều tay đàn nổi tiếng đã đánh bài này từ Eric Clapton, Santana etc… toàn là những thần tượng đánh guitar của tôi! Tôi không đánh đàn giỏi mà lại biếng tập nên chuyện đánh đàn kiểu virtuoso xem như không thế làm được. Thế nên tôi chỉ dùng cách hoà và giọng bè để tạo nên tính cách mới khác biệt cho bản nhạc để đời này.

NT: Tôn chỉ của jazz vẫn là tập trung vào hiện tại và chấp nhận thay đổi để những nhạc sĩ nương nhau mà tạo nên âm nhạc. Đây là một nhận thức tôi cho là nặng tính thiền học, và lại có cả tính võ học của Minh giáo, tương tự Càn Khôn Đại Nã Di Tâm Pháp mượn sức đối phương tạo nên sức cho mình. (Tôi nói cho bạn hay: khám phá này không phải là nhỏ. Công tôi tu luyện Kim Dung bao nhiêu năm đó nhé.)

Chính vì thế, trên con đường đi chơi với jazz, có kết giao một chút blues hoặc một chút pop thì cũng chả sao. Cái chính là vui chơi đó bạn.

LV: Tôi cũng như bạn, là đệ tử trung thành của Kim Dung ngay từ thuở bé, rất rành những kinh điển võ học này. Nhưng qua bao năm tu luyện thì tôi chỉ nghiệm ra một điều duy nhất: Không có võ đánh khó đỡ. Cũng như tôi, chẳng học hỏi nhiều về nhạc nói chung, và jazz nói riêng, mà cũng võ vẽ làm nhạc như ai. Jazz hay không jazz, cái nào cũng là niềm vui.