Lời: Abbey Lincoln
Lời Việt: Nguyễn Thảo
Ý thơ: Ngu Yên
Trình bày: Nguyễn Thảo
Hòa âm & phối khí: Lê Vũ
Phòng thâu: ElevenSixteen
Final mix: LeVuMusic
Độc quạnh riêng ta, đời ta riêng ta
Nhưng lắm khi cho ta trầm ngâm
Được thua như pha, thừa dư như pha
Bao tháng năm vẫn qua lại qua
Có lúc đắn đo mà
Sao mí cay ta nghe mình ta
Khi lối đi không nơi nào ra
Đời dạy thương đau, trò chơi thương đau
Nhưng thú đau thương vui mình ta
Rằng cho ta hay, hiểu sao cho ra
Chân bước quanh co thôi nào xa
Bao lúc xót xa là
Khi thấy như chuyến xe chậm qua
Cho đắng cay không bao giờ xa
Tìm hoài không ra một nơi cho ta
Nơi đám thiêu thân bay vòng vo
Đoạn trường nơi đâu, là nông hay sâu
Ai biết ta bao nhiêu lần qua
Nhân thế mãi mê tìm
Trên phố kia thênh thang mình ta
Ai có hay bao nhiêu lần qua
Blue Monk
Going' alone, life is your own
But the cost sometimes is dear
Being complete, knowing defeat
Keeping on from year to year
It takes some doing
Monkery's the blues you hear
Keeping on from year to year
Life is a school, less' your a fool
But the learning brings you pain
Knowing at once, you're just a dunce
Trial and error, loss and gain
It takes some doing
Monkery's a slow slow train
Trial and error, loss and gain
Finding your one place in the sun
Doesn't come the easy way
Shallow or deep. Nothing is cheap
Measured by the dues you pay
It takes some doing
Monkery's a blue highway
Measured by the dues you pay
NT: Năm 2016, anh Ngu Yên có ra tập thơ với tựa đề Độc Quạnh (tôi đoan chắc đây là chữ của anh). Tập thơ dày hơn 200 trang, tuy bài thơ Độc Quạnh chỉ có 3 trang, nhưng mang nặng tâm tư của nhà thơ cổ quái này.
Trong nhạc jazz, ông Thelonious Monk cũng là một người khá cổ quái. Tuy là một nhạc sĩ lớn với nhiều cống hiến quan trọng cho nền âm nhạc của Hoa Kỳ (nhạc của ông được ghi âm rất nhiều, chỉ thua Duke Ellington mặc dù Ellington viết hơn cả ngàn bài nhạc so với Monk chỉ có khoảng 70 bài), ông đã không được ái mộ mấy vì ít người biết thưởng ngoạn nét nhạc lạ lùng của ông.
Blue Monk là bài nhạc khá dễ dãi được viết theo điệu blues cổ điển chẳng có gì cầu kỳ. Tuy vậy, đây là một bài mà Monk rất thích và đã được ghi âm rất nhiều lần với nhiều nhạc sĩ khác nhau, mỗi lần mỗi kiểu. Cái dễ dãi đã trở thành nét độc đáo của bài vì ông dễ dàng chuyển biến theo tâm tình nhất thời khi ông trình diễn.
Ca sĩ Abbey Lincoln đã xin phép Monk cho bà viết lời để hát, và đã đặt tựa là Monkery’s the Blues. Khi tôi nghe Carmen McRae hát trong dĩa Carmen Sings Monk, tôi đã liên tưởng đến những câu thơ của Độc Quạnh, hay đúng ra, khi đọc bài thơ này, tôi đã liên tưởng đến bài nhạc của Monk. Từ đó, tôi nảy ra ý định đem từ ngữ của Ngu Yên vào trong giai điệu của Monk. Vì thế mà ca khúc Độc Quạnh.
LV: Thoạt đầu lúc bạn nói sẽ gửi cho tôi bài của Monk tôi đã thấy ngại rồi. Nhạc của Monk khó nuốt, không dễ nghe, thật khó làm cho tôi phấn khởi. Nhưng khi nghe đi nghe lại bài thì mừng quá! Có lẽ đây là nhạc phẩm đơn giản nhất của Monk. Giai điệu chỉ quanh quẩn với 3 hợp âm. Dĩ nhiên ông nhạc sĩ này cũng cho vào bài cách chuyển đổi lập dị của mình. Nhưng dù sao tôi cũng cho là may mắn không phải "vật lộn" với phần hòa âm nhiều như đã lo. Riêng tôi thì cho rằng nhạc phẩm lý thú, không phải là ở những nốt nhạc, mà là ở câu từ đặc biệt vượt thoát ra khỏi những tình cảm yêu đương éo le mà ta thường nghe. Nhạc phẩm này không phải cho tất cả mọi người. Chỉ cho kẻ nào đã chán ngán những sáo điệu bình thường...