có những điều không nói ra, chỉ ghi lại...
pn

Chủ Nhật, tháng 9 09, 2018

Trăng xanh




Nhạc: Richard Rodgers 
Lời: Lorenz Hart 
Lời Việt: Nguyễn Thảo 
Trình bày: Châu Hạnh 
Hòa âm & phối khí: Lê Vũ 
Ghi âm: Phù Đổng Studio 
Final mix: LeVuMusic Studio 
Photo & graphics: MarcMarc



Trăng Xanh 

Trăng xanh 
Nhìn tôi đứng im trong trời đêm 
Hồn tôi vắng tanh không mộng mơ 
Và tim giá băng không tình yêu 
 Trăng xanh 
Người có biết tôi đang chờ ai đây? 
Người có lắng nghe tôi đang cầu xin? 
Cầu mong có người cho tôi tình yêu 
Và rồi đột nhiên anh yêu đã đến giữa cuộc đời 
Người mà vòng tay tôi mong ôm ấp mãi hoài 
Êm êm bên tai nghe anh âu yếm mấy lời 
Chợt nhìn trời đêm, trăng xanh xao đã vàng soi 
Trăng xanh 
Giờ đây đã thôi không còn cô đơn 
Hồn tôi đã ươm bao mộng mơ 
Tim thôi giá băng khi được yêu 


Blue Moon 

Blue moon 
You saw me standing alone 
Without a dream in my heart 
Without a love of my own 
Blue moon 
You knew just what I was there for 
You heard me saying a pray for 
Someone I really could care for 
 And then there suddenly appeared before me 
The only one my arms will ever hold 
I heard somebody whisper "please adore me" 
And when I looked, the moon had turned to gold 
Blue moon 
Now I'm no longer alone 
Without a dream in my heart 
Without a love of my own



NT: Hình như bài nhạc này Châu Hạnh đề nghị, phải không?


LV: Đúng rồi. CH đề nghị bài này và bài Perfidia. Lúc đó tôi cũng không nhớ bài này ra sao. Nhưng khi nghe lại thì nhận ra giai điệu quen thuộc này. Bài khá nhẹ nhàng, đơn giản nhưng đầy ý cô đọng nghe rất thắm thía. Tôi thật ngưỡng mộ giai điệu tình tứ này. Lại càng ngưỡng mộ hơn nữa lời nhạc giản dị như lời nói chuyện của đôi nhân tình. Thành thật khen bạn đã dịch bài này thật thấm ý.


NT: Tôi nhớ bài này có nghe lâu lắm rồi, thời còn lò mò học cuốn English for Today. Tôi không có ấn tượng gì. Cũng có thể lúc bấy giờ tôi không “cảm” loại nhạc này.

Bài nhạc này có một “dĩ vãng” nhiều xui xẻo. Vào năm 1933, Rodgers và Hart được hãng phim mướn viết bài nhạc cho cô tài tử Jean Harlow hát trong cuốn phim Hollywood Party. Cả bài nhạc (Prayer: Oh Lord, Make Me a Movie Star) lẫn phim đã chẳng bao giờ được tung ra thị trường. Năm 1934, Hart viết lại lời khác cho cuốn phim Manhattan Melodrama dưới tựa đề It’s Just That Kind of Play. Nhưng cuối cùng, cũng lại bị cắt ra khỏi cuốn phim. Cùng năm đó, hãng phim lại mướn Hart viết một nhạc khúc cho cảnh trong hộp đêm, và ông đã dùng lại giai điệu này viết lời mới The Bad in Every Man. Bài nhạc tuy được đưa ra thị trường nhưng không mảy may gây một ấn tượng gì. Mãi cho đến khi ông Jack Robbins, trưởng phòng in ấn của hãng MGM nhận ra giai điệu có nhiều triển vọng thành công hơn nếu mang một lời nhạc lãng mạn tình tứ. Mặc dù rất nản chí, ông Hart cuối cùng đã nhận lời viết lại một lần nữa, và Blue Moon đã ra đời để trở thành một trong những ca khúc thành công trên thế giới.

Như vậy mới thấy ca từ cũng chiếm giữ một vị thế rất là quan trọng trong ca khúc, chứ không phải hoàn toàn vì giai điệu. Bạn nên đồng ý với tôi đi!