Quả như Hương nói hôm nào, chúng tôi đã được gặp lại, và là gặp ở một bầu trời thênh thang ngoài mong đợi của đôi chim đang háo hức sóng đôi bay.
Bầu trời không có những lần lên xe xuống ngựa từng mỗi bước chân ngoài ý muốn của nàng, không có những ánh mắt nghiêm khắc của bố mẹ và ông anh làm quan lớn, mà ngoài những lúc được bay bổng nơi sân trường, thì đi đâu cũng cũng bị giám sát bởi những đón đưa.
Tôi cũng vậy, suốt ngày lẩn quẩn trong cư xá sĩ quan của quân y viện, lên ca, xuống ca, với đầy tai những tiếng rên rỉ của thương bệnh binh, lời than van, khóc lóc của gia đình họ, và đầy mắt những cảnh máu me, thương tích, lở lói của chiến tranh, đầy đến nỗi chỉ còn lại đôi bàn tay bận rộn vội vã, quen thuộc như công thức, đến lòng như không còn chỗ trống để chứa những giây phút thương cảm hay xúc động.
Chúng tôi vẫn còn ngỡ ngàng với cái bầu trời mới mẻ, êm đềm, nơi mà giảng đường là mây hồng ngoài cửa sổ, và thư viện là những bàn tay tìm nghe nhịp tim đập trong nhau.
Chúng tôi không thắc mắc, tại sao chúng tôi lại may mắn có cơ hội được bên nhau, tôi chỉ hiểu là, tôi vẫn có phần áy náy, kiêng dè khi nghĩ về gia thế của nàng, vẫn hết sức nâng niu trân trọng nàng, như lúc nào cũng đang đứng trước một tác phẩm nghệ thuật hay trước một đóa hoa vừa hàm tiếu còn long lanh sương sớm.
Ngược lại, tình yêu của nàng thì như đầy uy quyền, mãnh lực ngay từ cái nhìn đầu tiên sơ ngộ, đôi mắt trong veo nhìn thẳng vào mắt tôi, dừng lại mấy giây đủ chớp lên một tia sáng của một thứ ngôn ngữ không bằng lời, cái nhìn ra lệnh cho tôi, chàng sĩ quan trực hôm ấy trở nên linh hoạt, tươi tắn, sôi nổi hơn trong cái nhiệm vụ tiếp đón phái đoàn ủy lạo thương binh cuối tuần của các vị quan đầu tỉnh.
Quân y viện rộng, nên chỉ cần một vòng là cũng mất gần hai tiếng đồng hồ. Tiễn phái đoàn đi, tôi về phòng vừa định cởi áo ngoài cho mát, thì có tiếng điện thoại từ ngoài cổng gọi vào, cần gặp. Lệnh nữa, lệnh với lạc, tôi vừa đi vừa lầu bầu, bất ngờ, trước mặt tôi là nàng:
- Em là Hương, em biết tên anh rồi, trên áo đó, chỉ còn cái họ…
- Lữ,
Tôi trả lời như máy mà không cảm thấy bực bội vì cách hỏi như ra lệnh của nàng.
Hương cười vui, vừa vẫy tay, quay lưng, vừa nói thật nhanh:
- Em nghĩ, thế nào em cũng còn gặp lại anh.
Vài tuần sau thì tôi nhận được thư nàng “Em nghĩ, anh sẽ không đánh giá vì con gái gì lại thư trước cho con trai. Bởi em hiểu rằng, ví dụ anh cũng mong em, thì anh có cách nào để biết em ở đâu mà thư cho em trước…, phải không anh? Mong anh”. Cái thư (lại) như lệnh ấy cũng không thể giúp cho tôi gần nàng hơn, tôi hồi âm, rồi thư qua thư lại, trong khi nàng sôi nổi, tuôn trào, tung tăng như cá mắc cạn lâu ngày vừa được thả ra sông lớn…
Có khác những chuyện tình “Tìm bạn bốn phương” là bao, nếu không có cái lần gặp gỡ đơn sơ ấy? Tôi không dám xin Hương một lần hẹn và nàng cũng không biết lúc nào có thể “sổ lồng” để hẹn hò. Mà cứ để tới đâu thì tới thì… ôi, bao nhiêu ấm ức cứ như muốn trào ra khỏi ngực.
Để rồi, chuyện phải tới ấy là cái thành phố rạng rỡ nụ cười mỗi ngày này. Thành phố có những con đường lá me rơi điệu đà trên áo, trên tóc, có những quán không cần nhạc mà vẫn “năng lưu khách”, có những đôi chân không biết khuya, và những nụ hôn không muốn dứt, cũng như có những lời nhắc hoài không mỏi “Em muốn anh gặp bố mẹ em, em muốn anh đi nhà thờ với em, muốn anh học giáo lý…”, để… “Sao anh không trả lời em…? Hay anh có gì khó nói”
Hương không thể thấy gì trước cái vẻ thản nhiên cười nói của tôi, nhưng quả thật tôi có chút băn khoăn. Gia đình tôi là Phật giáo, ba mẹ tôi là Phật tử thuần thành, cũng rất khe khắt về chuyện hương khói sau này, chưa đề cập gì đến tôi, nhưng cũng từng có ý kiến kiểu như sao con gái nó lại không theo đạo chồng, mà đàn ông con trai lại phải theo đạo vợ bỏ ông bà…
Cứ mỗi lần thoáng qua cái trắc trở ấy, tôi liếc nhìn Hương áy náy. Anh có đang thật sự yêu em đủ để dám vượt qua tất cả không?
oOo
Ở lớp về, nghe người bạn nói có Hương đến tìm và nhắn tôi đến nàng ngay. Ủa, kỳ vậy, không phải vừa mới hôm qua nàng đã bay cùng anh chị nàng về quê thăm mẹ nàng đau nặng sao? Cảm thấy như có gì đó không bình thường, không kịp ăn uống gì, tôi vội vã xách xe đi.
- Thấy sắp đến giờ giới nghiêm, em nghĩ anh sẽ không đến. Em nhớ anh.
Hương ôm cứng lấy tôi, ríu rít. Tôi hôn nàng, nụ hôn ấm hẳn lên cả một ngôi nhà vắng vẻ, mà bình thường, mỗi lần đến tôi rất ngại phải chạm mặt anh chị nàng.
- Sao em lại ở đây? Mẹ sao rồi? Mà sao… mà sao em… đẹp thế này.
- Cái anh này! Giỏi xạo quá. Mẹ khỏe re mà, cái gã quận trưởng mắc dịch. Thôi, bỏ đi.
Nàng níu mặt tôi, hôn lên môi tôi nhè nhẹ, rồi kéo tay tôi, thỏ thẻ:
- Vào đây, nghe nhạc với em.
Lần đầu tiên tôi đặt chân vào đến phòng ngủ nàng. Hương chưa hề nói với tôi là nơi bàn học của nàng kia có một khung hình chưng tấm ảnh hôm nàng theo gia đình đi ủy lạo thương bệnh binh ở quân y viện, trong đó, cùng với phái đoàn tỉnh, có cả tôi và Hương, cạnh đó, hai bên là hai khung ảnh nhỏ của tôi và nàng.
Tôi xúc động, ôm siết Hương, im lặng. Hương vói tay bật nhạc, và mở thêm một bóng đèn màu xanh, nàng trở nên huyền ảo hơn trong chiếc váy ngủ trắng vải voan nuột nà. Tôi đăm đắm nhìn nàng. Hương cười đùa:
- Coi chừng cặp mắt hết đẹp à nha!
Tôi e dè ngôi xuống ghế, nàng ngồi nơi giường:
- Anh thấy em hôm nay lạ lắm phải không?
Tôi gật đầu, không đợi tôi hỏi, nàng tiếp, một câu huề vốn:
- Tại vì… tại vì ra đường có mặc áo ngủ đâu!
Hai chúng tôi cùng bật cười lớn, nhưng không phải nụ cười lấy trớn này là cơ hội để chúng tôi ôm nhau. Tôi đã ôm nàng, nơi chiếc giường nệm phẳng phiu drap trắng, tự bao giờ không biết, cùng ngã xuống trong đôi mắt nhắm nghiền và hai vành môi đắm đuối gắn chặt nhau.
Căn phòng lung linh trong ánh đèn màu và tiếng hát nho nhỏ réo rắt từ chiếc máy cassette đặt trên chiếc tủ nhỏ nơi góc phòng, sát đầu giường. Chợt tôi cảm thấy ươn ướt trên mặt, và vai Hương rung lên. Hương khóc. Tôi bối rối:
- Em sao thế?
- Dạ không sao.
- Không phải mình đang vui à?
- Dạ, em vui. Em hạnh phúc lắm.
- Mà anh không nghĩ em đang khóc vì hạnh phúc.
Vòng tay Hương chặt hơn, đầu dụi vào mặt tôi:
- Phải mà. Em hạnh phúc. Em sợ mất anh. Đừng bao giờ xa em, anh nhá! Em không muốn anh nói gì lúc này. Em yêu anh, em vội vã quay trở lại đây vì anh, và cũng để mọi người hiểu em chỉ có anh. Hãy tin em. Em là của anh.
Tôi lờ mờ hiểu ra:
- Em nói… mọi người?
- Dạ không. Bỏ đi anh.
- Em nói gì gã quận trưởng?
- Mắc dịch. Anh có im đi được không? Hôn em đi.
Tôi ngỡ ngàng chống tay ngồi dậy, Hương kéo tôi xuống:
- Anh!
- Em nói rõ đi.
- Thì rõ rồi. Em không là của bố mẹ, không là của ai hết. Em phải thuộc về anh.
Tôi kéo Hương ngồi dậy:
- Anh muốn đối diện.
- Chắc chắn? Đối diện thì sáng mai em đưa anh lại nhà thờ gặp Cha nhé? Rồi chúng mình cùng về thưa bố mẹ. Hôm qua bố mẹ bảo ra trường rồi, không lý do gì em còn ở đây.
Tôi im lặng. Có gì đó đang lấn cấn trong tôi. Tôi cúi xuống mang giày, đứng lên, với chai nước lọc trên bàn rót uống một ngụm:
- Anh về.
Hương cũng đứng lên theo, ôm chặt lấy tôi:
- Giới nghiêm rồi. Em có lỗi gì?
- Em không có lỗi gì, nhưng mà…
- Không nhưng mà gì hết, anh có biết em muốn chết không?
Tôi hôn Hương, mà vẫn lạnh lùng gỡ tay nàng, bước nhanh ra khỏi phòng ngủ. Hương bước theo. Tiếng nhạc cô đơn sau cánh cửa. Hương không nói một lời nào nữa, lặng lẽ mở cửa cho tôi dắt xe ra đường.
oOo
Nhà binh thì không ai có thể đoán trước được điều gì sẽ xảy đến, sắp xảy đến trong vài tiếng đồng hồ, thậm chí, có khi chỉ trong năm, ba phút. Tôi bị cắm trại suốt một tuần lễ liền, đến khi xả trại, chạy đến nhà Hương thì anh chị nàng nói nàng đã bị “gia đình” buộc phải về quê, vì anh nàng ngoài ấy giữ được cho nàng một chỗ gì đó trong tòa hành chánh tỉnh.
Chưa kịp viết hỏi Hương gì thì tôi nhận được thư nàng. Hương không nói gì chuyện đi làm hay chưa, cũng không nhắc nhở trách cứ gì tôi chuyện đêm hôm ấy, chỉ nói, “Em rất mừng vì gia đình đã cảm thông được chúng ta. Vậy là bằng mọi giá, sinh nhật tới này của em, phải có mặt anh, bố mẹ cũng muốn nói chuyện với anh gì đó…”
Tôi giật mình, bỗng dưng thấy vừa sợ vừa tự ái. Tôi yêu Hương, nhưng tôi chưa có một chuẩn bị nào cho cuộc sống vợ chồng. Tôi chưa hình dung được tôi phải sống trong một cái khuôn lạ lẫm mà không phải do mình tạo ra thì sẽ ra sao. Ừ, sao tôi phải chịu vo tròn bóp méo bởi những bàn tay xa lạ kia chứ? Cảm thông là sao? Nếu các người không phải là quan quyền, các người có thể nói lời ban bố ấy với tôi? Tôi quá lớn dưới mắt mọi người trong gia đình, dòng tộc, quê hương tôi, lại nhỏ nhoi trong bàn tay các người! Và Hương, nàng sẽ vì tình yêu của nàng, vì “em là em” đến mức nào? Hóa ra, cái điều tôi yêu nhất ở Hương, nghị lực và uy quyền, lâu nay chỉ là một thứ vay mượn tạm bợ. Tôi vừa thấy thương Hương, vừa thấy thất vọng. Có thật em yêu tôi hay em chỉ muốn được thắng những sự ép uổng kia? Họ đều là những bậc danh giá quyền thế mà! Em muốn dùng tôi để tìm một đáp số thì sao tôi không dùng thời gian để giải bài toán này? Không biết tôi đã tính toán hay em đang bắt tôi tính toán?
Nhưng mà có phải tôi đang mất em? Thốt nhiên tôi nghe mũi cay cay và nước mắt rơm rớm. Đàn ông khóc có phải là hèn không? Hay đang hình thành một kết cuộc không vui từ tiềm thức của định mệnh?
Mà có gì đâu nào, sinh nhật này em muốn có anh mà. Chắc chỉ là do mình tự ti quá. Anh sẽ đến, em yêu.
…
...
Vậy mà…
Em đã lao ra biển. Trời mưa như thác, như muốn cuốn xác em tung lên trời. Em không còn đủ sức để trôi, em quỳ trên bãi biển. Có lẽ biển mênh mông hơn vì sự nhỏ bé của em, có lẽ biển đầy nước hơn vì nước mắt của em.
Thức giấc với bình minh hoa hồng
tiếng sóng biển báo tin anh đến
lòng bao la hạnh phúc
em đếm từng bông hoa
không phải triệu đóa
mà nhiều vô cùng với em
…
Nhưng mà anh đâu đến
biển dối gạt em rồi
đóa hồng lụi tàn nhanh
…
em bám bờ cát lạnh
một ngày mà trăm năm *
Anh có biết em sung sướng, hạnh phúc biết bao với bình hoa hồng nơi phòng khách sáng sớm, lúc em vừa thức dậy? Bình hoa ngây ngất hương yêu, lúp búp như mãi mãi là nụ tình chúm chím. Em ngồi trước bình hoa, nhắm mắt để nghe hơi hướm của anh đang tràn ngập em. Em thèm quỳ xuống trước muôn muôn triệu triệu đóa hồng lấp loáng khắp trời. Em biết ơn anh.
Em tung tăng ra phố, mua sắm thêm bánh trái, những món anh thích… Anh sẽ thắp cho em hăm hai ngọn nến, anh sẽ nhắm mắt lại cùng em, cầu nguyện để em bắt đầu thổi đi hết những tháng ngày mong đợi, và chúng ta bắt đầu, bắt đầu từng cánh hồng hé nở, mỗi ngày, mỗi ngày.
Vậy mà, bình hoa đó không là anh! Không phải của anh, và cho đến giờ thắp nến, vẫn không một dấu hiệu nào báo tin anh đến, trừ những cụm mây đen từ trời sà xuống biển. Mưa cũng bắt đầu rơi cùng nước mắt em.
Em vụt chạy ra khỏi nhà, lao ra biển, bỏ sau lưng những ngọn nến chưa thổi, bỏ sau lưng bàn tiệc, và những đôi mắt ngỡ ngàng của bố mẹ, anh chị, bạn bè, và chủ nhân của bình hoa hồng.
Tiếng súng nổ đâu đó vọng về thành phố. Lạy Chúa lòng lành, xin xua khỏi tâm trí con nỗi ám ảnh một bức điện tin màu xanh, điều con đã không bao giờ dám nghĩ đến…
Nhưng phải chăng, có hay không điều ấy thì em cũng đã mất anh? Hay chỉ là một giấc mơ?”
Tôi biết, bố mẹ Hương nếu có ý định gặp tôi thì cũng chỉ là muốn chiều ý cô con gái rượu, mà chắc chắn cũng không quên báo cho chủ nhân cái bình hoa hồng ấy đến dự, mà Hương thì không thể hiểu được ý người lớn. Tôi có gì để đứng trong cái xã hội quan liêu này? Chưa nói là tôi không đủ sức vượt qua cái bức tường thành tôn giáo, mà cả hai gia đình đều khư khư bảo thủ. Khó khăn nhân đôi, hoặc gấp nhiều lần hơn khi cả hai gia đình đều lễ giáo nghiêm khắc, nhất là phía con trai, cả một dòng tộc lớn kỳ vọng vào cái “chức danh” trưởng nam, đích tôn như tôi.
Cái bóng của cha mẹ vẫn quá lớn đối với tương lai, vận mệnh của một con người.
Cuộc tình ấy đã chết kể từ đêm chia tay nọ chứ không phải đến khi tôi nhận được cái thư cuối cùng này. Cái thư ấy, chỉ như nắm đất rải thêm lên nấm mộ của một mối tình. Đó mới chính là bức điện tín màu xanh báo tử không đáng có, mà thực tình, thâm tâm, tôi không hiểu từ đâu.
Tôi rời thành phố ấy với tất cả những hình dung có thể. Tại sao em khóc chứ! Em yêu anh, hay em yêu em? Anh không khóc, có phải là anh đã không yêu em? Những đóa hồng tưới bằng nước mắt kia dù lụi tàn nhanh, thì vẫn là đã nở, một thực thể, phải không em?
Đơn vị mới của tôi, lại là nơi tôi tu nghiệp trước đây, nơi sáng sáng chiều chiều có những chiếc lá me xốn xang bay bay trên hè phố. Hè phố đã vắng đi một người!
oOo
Rồi thì ai cũng phải trôi theo giòng đời của mình. Rồi thì mọi sự lặng lẽ lắng xuống đáy lòng mình, chỉ còn lại loáng thoáng như những giấc mơ qua. Giấc mơ ấy đã ngủ yên, và tôi tin là nàng đã cũng đang sống đâu đó quanh tôi trên nước Mỹ này, vì chồng nàng là một sĩ quan cao cấp. Hiểu vậy, nhưng tôi không muốn tìm hiểu, gần năm mươi năm bặt tăm ấy, những bình hoa mỗi ngày thêm mới với những đóa hồng tươi hơn nàng tưởng. Tôi mong vậy, và cũng tin vậy.
Giấc mơ đã ngủ yên gần năm mươi năm ấy chỉ là ngỡ đã ngủ yên! Nó đã sống dậy, mãnh liệt, sau cái lần gặp lại ông anh của Hương, từ Sài gòn qua dự đại hội 50 năm cựu học sinh trường trung học xưa, anh kể, Hương đã chết, từ gần bốn mươi năm trước, là một trong những nạn nhân sau cùng của cuộc chiến.
“Trong lúc cả nhà chồng Hương đã leo được lên chiếc trực thăng chinook, chuẩn bị cất cánh, thì Hương vụt lao xuống chạy như bay ra khỏi bãi đáp, về nhà, nói cho nhà biết là nó đi kiếm cậu, nó nói nhà ra chỗ cậu ở có xa gì đâu, mà nó biết chính xác là cậu mới được chuyển về đó, nó tin là chỉ có nó mới kéo được cậu về Saigon, rồi liệu. Ở nhà ai cũng cản, nhưng không nghĩ là Saigon… nhanh đến vậy, nên cũng cứ để nó đi…
Mấy ngày sau không thấy nó trở về, nhà đi tìm, theo hướng nó nói, hỏi thăm thì người ta chỉ đến một cái xác sắp được bà con nơi đó chôn, lại đúng là xác của Hương…”
Tôi ôm mặt, tình yêu đó có thật sao em? Hóa ra đó không chỉ một giấc mơ đã “lắng xuống lòng”, mà là một nỗi đau hóa máu, nó đầm đìa trong từng giọt máu và mỗi nhịp tim đập từng giây.
Cái đau đớn cho anh là, anh có đáng cho em phải thế không?
Đặng Kim Côn
2012
* Thơ Lữ Quỳnh “Một Ngày Mà Trăm Năm”
(nguồn: sangtao.net)
Bầu trời không có những lần lên xe xuống ngựa từng mỗi bước chân ngoài ý muốn của nàng, không có những ánh mắt nghiêm khắc của bố mẹ và ông anh làm quan lớn, mà ngoài những lúc được bay bổng nơi sân trường, thì đi đâu cũng cũng bị giám sát bởi những đón đưa.
Tôi cũng vậy, suốt ngày lẩn quẩn trong cư xá sĩ quan của quân y viện, lên ca, xuống ca, với đầy tai những tiếng rên rỉ của thương bệnh binh, lời than van, khóc lóc của gia đình họ, và đầy mắt những cảnh máu me, thương tích, lở lói của chiến tranh, đầy đến nỗi chỉ còn lại đôi bàn tay bận rộn vội vã, quen thuộc như công thức, đến lòng như không còn chỗ trống để chứa những giây phút thương cảm hay xúc động.
Chúng tôi vẫn còn ngỡ ngàng với cái bầu trời mới mẻ, êm đềm, nơi mà giảng đường là mây hồng ngoài cửa sổ, và thư viện là những bàn tay tìm nghe nhịp tim đập trong nhau.
Chúng tôi không thắc mắc, tại sao chúng tôi lại may mắn có cơ hội được bên nhau, tôi chỉ hiểu là, tôi vẫn có phần áy náy, kiêng dè khi nghĩ về gia thế của nàng, vẫn hết sức nâng niu trân trọng nàng, như lúc nào cũng đang đứng trước một tác phẩm nghệ thuật hay trước một đóa hoa vừa hàm tiếu còn long lanh sương sớm.
Ngược lại, tình yêu của nàng thì như đầy uy quyền, mãnh lực ngay từ cái nhìn đầu tiên sơ ngộ, đôi mắt trong veo nhìn thẳng vào mắt tôi, dừng lại mấy giây đủ chớp lên một tia sáng của một thứ ngôn ngữ không bằng lời, cái nhìn ra lệnh cho tôi, chàng sĩ quan trực hôm ấy trở nên linh hoạt, tươi tắn, sôi nổi hơn trong cái nhiệm vụ tiếp đón phái đoàn ủy lạo thương binh cuối tuần của các vị quan đầu tỉnh.
Quân y viện rộng, nên chỉ cần một vòng là cũng mất gần hai tiếng đồng hồ. Tiễn phái đoàn đi, tôi về phòng vừa định cởi áo ngoài cho mát, thì có tiếng điện thoại từ ngoài cổng gọi vào, cần gặp. Lệnh nữa, lệnh với lạc, tôi vừa đi vừa lầu bầu, bất ngờ, trước mặt tôi là nàng:
- Em là Hương, em biết tên anh rồi, trên áo đó, chỉ còn cái họ…
- Lữ,
Tôi trả lời như máy mà không cảm thấy bực bội vì cách hỏi như ra lệnh của nàng.
Hương cười vui, vừa vẫy tay, quay lưng, vừa nói thật nhanh:
- Em nghĩ, thế nào em cũng còn gặp lại anh.
Vài tuần sau thì tôi nhận được thư nàng “Em nghĩ, anh sẽ không đánh giá vì con gái gì lại thư trước cho con trai. Bởi em hiểu rằng, ví dụ anh cũng mong em, thì anh có cách nào để biết em ở đâu mà thư cho em trước…, phải không anh? Mong anh”. Cái thư (lại) như lệnh ấy cũng không thể giúp cho tôi gần nàng hơn, tôi hồi âm, rồi thư qua thư lại, trong khi nàng sôi nổi, tuôn trào, tung tăng như cá mắc cạn lâu ngày vừa được thả ra sông lớn…
Có khác những chuyện tình “Tìm bạn bốn phương” là bao, nếu không có cái lần gặp gỡ đơn sơ ấy? Tôi không dám xin Hương một lần hẹn và nàng cũng không biết lúc nào có thể “sổ lồng” để hẹn hò. Mà cứ để tới đâu thì tới thì… ôi, bao nhiêu ấm ức cứ như muốn trào ra khỏi ngực.
Để rồi, chuyện phải tới ấy là cái thành phố rạng rỡ nụ cười mỗi ngày này. Thành phố có những con đường lá me rơi điệu đà trên áo, trên tóc, có những quán không cần nhạc mà vẫn “năng lưu khách”, có những đôi chân không biết khuya, và những nụ hôn không muốn dứt, cũng như có những lời nhắc hoài không mỏi “Em muốn anh gặp bố mẹ em, em muốn anh đi nhà thờ với em, muốn anh học giáo lý…”, để… “Sao anh không trả lời em…? Hay anh có gì khó nói”
Hương không thể thấy gì trước cái vẻ thản nhiên cười nói của tôi, nhưng quả thật tôi có chút băn khoăn. Gia đình tôi là Phật giáo, ba mẹ tôi là Phật tử thuần thành, cũng rất khe khắt về chuyện hương khói sau này, chưa đề cập gì đến tôi, nhưng cũng từng có ý kiến kiểu như sao con gái nó lại không theo đạo chồng, mà đàn ông con trai lại phải theo đạo vợ bỏ ông bà…
Cứ mỗi lần thoáng qua cái trắc trở ấy, tôi liếc nhìn Hương áy náy. Anh có đang thật sự yêu em đủ để dám vượt qua tất cả không?
oOo
Ở lớp về, nghe người bạn nói có Hương đến tìm và nhắn tôi đến nàng ngay. Ủa, kỳ vậy, không phải vừa mới hôm qua nàng đã bay cùng anh chị nàng về quê thăm mẹ nàng đau nặng sao? Cảm thấy như có gì đó không bình thường, không kịp ăn uống gì, tôi vội vã xách xe đi.
- Thấy sắp đến giờ giới nghiêm, em nghĩ anh sẽ không đến. Em nhớ anh.
Hương ôm cứng lấy tôi, ríu rít. Tôi hôn nàng, nụ hôn ấm hẳn lên cả một ngôi nhà vắng vẻ, mà bình thường, mỗi lần đến tôi rất ngại phải chạm mặt anh chị nàng.
- Sao em lại ở đây? Mẹ sao rồi? Mà sao… mà sao em… đẹp thế này.
- Cái anh này! Giỏi xạo quá. Mẹ khỏe re mà, cái gã quận trưởng mắc dịch. Thôi, bỏ đi.
Nàng níu mặt tôi, hôn lên môi tôi nhè nhẹ, rồi kéo tay tôi, thỏ thẻ:
- Vào đây, nghe nhạc với em.
Lần đầu tiên tôi đặt chân vào đến phòng ngủ nàng. Hương chưa hề nói với tôi là nơi bàn học của nàng kia có một khung hình chưng tấm ảnh hôm nàng theo gia đình đi ủy lạo thương bệnh binh ở quân y viện, trong đó, cùng với phái đoàn tỉnh, có cả tôi và Hương, cạnh đó, hai bên là hai khung ảnh nhỏ của tôi và nàng.
Tôi xúc động, ôm siết Hương, im lặng. Hương vói tay bật nhạc, và mở thêm một bóng đèn màu xanh, nàng trở nên huyền ảo hơn trong chiếc váy ngủ trắng vải voan nuột nà. Tôi đăm đắm nhìn nàng. Hương cười đùa:
- Coi chừng cặp mắt hết đẹp à nha!
Tôi e dè ngôi xuống ghế, nàng ngồi nơi giường:
- Anh thấy em hôm nay lạ lắm phải không?
Tôi gật đầu, không đợi tôi hỏi, nàng tiếp, một câu huề vốn:
- Tại vì… tại vì ra đường có mặc áo ngủ đâu!
Hai chúng tôi cùng bật cười lớn, nhưng không phải nụ cười lấy trớn này là cơ hội để chúng tôi ôm nhau. Tôi đã ôm nàng, nơi chiếc giường nệm phẳng phiu drap trắng, tự bao giờ không biết, cùng ngã xuống trong đôi mắt nhắm nghiền và hai vành môi đắm đuối gắn chặt nhau.
Căn phòng lung linh trong ánh đèn màu và tiếng hát nho nhỏ réo rắt từ chiếc máy cassette đặt trên chiếc tủ nhỏ nơi góc phòng, sát đầu giường. Chợt tôi cảm thấy ươn ướt trên mặt, và vai Hương rung lên. Hương khóc. Tôi bối rối:
- Em sao thế?
- Dạ không sao.
- Không phải mình đang vui à?
- Dạ, em vui. Em hạnh phúc lắm.
- Mà anh không nghĩ em đang khóc vì hạnh phúc.
Vòng tay Hương chặt hơn, đầu dụi vào mặt tôi:
- Phải mà. Em hạnh phúc. Em sợ mất anh. Đừng bao giờ xa em, anh nhá! Em không muốn anh nói gì lúc này. Em yêu anh, em vội vã quay trở lại đây vì anh, và cũng để mọi người hiểu em chỉ có anh. Hãy tin em. Em là của anh.
Tôi lờ mờ hiểu ra:
- Em nói… mọi người?
- Dạ không. Bỏ đi anh.
- Em nói gì gã quận trưởng?
- Mắc dịch. Anh có im đi được không? Hôn em đi.
Tôi ngỡ ngàng chống tay ngồi dậy, Hương kéo tôi xuống:
- Anh!
- Em nói rõ đi.
- Thì rõ rồi. Em không là của bố mẹ, không là của ai hết. Em phải thuộc về anh.
Tôi kéo Hương ngồi dậy:
- Anh muốn đối diện.
- Chắc chắn? Đối diện thì sáng mai em đưa anh lại nhà thờ gặp Cha nhé? Rồi chúng mình cùng về thưa bố mẹ. Hôm qua bố mẹ bảo ra trường rồi, không lý do gì em còn ở đây.
Tôi im lặng. Có gì đó đang lấn cấn trong tôi. Tôi cúi xuống mang giày, đứng lên, với chai nước lọc trên bàn rót uống một ngụm:
- Anh về.
Hương cũng đứng lên theo, ôm chặt lấy tôi:
- Giới nghiêm rồi. Em có lỗi gì?
- Em không có lỗi gì, nhưng mà…
- Không nhưng mà gì hết, anh có biết em muốn chết không?
Tôi hôn Hương, mà vẫn lạnh lùng gỡ tay nàng, bước nhanh ra khỏi phòng ngủ. Hương bước theo. Tiếng nhạc cô đơn sau cánh cửa. Hương không nói một lời nào nữa, lặng lẽ mở cửa cho tôi dắt xe ra đường.
oOo
Nhà binh thì không ai có thể đoán trước được điều gì sẽ xảy đến, sắp xảy đến trong vài tiếng đồng hồ, thậm chí, có khi chỉ trong năm, ba phút. Tôi bị cắm trại suốt một tuần lễ liền, đến khi xả trại, chạy đến nhà Hương thì anh chị nàng nói nàng đã bị “gia đình” buộc phải về quê, vì anh nàng ngoài ấy giữ được cho nàng một chỗ gì đó trong tòa hành chánh tỉnh.
Chưa kịp viết hỏi Hương gì thì tôi nhận được thư nàng. Hương không nói gì chuyện đi làm hay chưa, cũng không nhắc nhở trách cứ gì tôi chuyện đêm hôm ấy, chỉ nói, “Em rất mừng vì gia đình đã cảm thông được chúng ta. Vậy là bằng mọi giá, sinh nhật tới này của em, phải có mặt anh, bố mẹ cũng muốn nói chuyện với anh gì đó…”
Tôi giật mình, bỗng dưng thấy vừa sợ vừa tự ái. Tôi yêu Hương, nhưng tôi chưa có một chuẩn bị nào cho cuộc sống vợ chồng. Tôi chưa hình dung được tôi phải sống trong một cái khuôn lạ lẫm mà không phải do mình tạo ra thì sẽ ra sao. Ừ, sao tôi phải chịu vo tròn bóp méo bởi những bàn tay xa lạ kia chứ? Cảm thông là sao? Nếu các người không phải là quan quyền, các người có thể nói lời ban bố ấy với tôi? Tôi quá lớn dưới mắt mọi người trong gia đình, dòng tộc, quê hương tôi, lại nhỏ nhoi trong bàn tay các người! Và Hương, nàng sẽ vì tình yêu của nàng, vì “em là em” đến mức nào? Hóa ra, cái điều tôi yêu nhất ở Hương, nghị lực và uy quyền, lâu nay chỉ là một thứ vay mượn tạm bợ. Tôi vừa thấy thương Hương, vừa thấy thất vọng. Có thật em yêu tôi hay em chỉ muốn được thắng những sự ép uổng kia? Họ đều là những bậc danh giá quyền thế mà! Em muốn dùng tôi để tìm một đáp số thì sao tôi không dùng thời gian để giải bài toán này? Không biết tôi đã tính toán hay em đang bắt tôi tính toán?
Nhưng mà có phải tôi đang mất em? Thốt nhiên tôi nghe mũi cay cay và nước mắt rơm rớm. Đàn ông khóc có phải là hèn không? Hay đang hình thành một kết cuộc không vui từ tiềm thức của định mệnh?
Mà có gì đâu nào, sinh nhật này em muốn có anh mà. Chắc chỉ là do mình tự ti quá. Anh sẽ đến, em yêu.
…
...
Vậy mà…
Em đã lao ra biển. Trời mưa như thác, như muốn cuốn xác em tung lên trời. Em không còn đủ sức để trôi, em quỳ trên bãi biển. Có lẽ biển mênh mông hơn vì sự nhỏ bé của em, có lẽ biển đầy nước hơn vì nước mắt của em.
Thức giấc với bình minh hoa hồng
tiếng sóng biển báo tin anh đến
lòng bao la hạnh phúc
em đếm từng bông hoa
không phải triệu đóa
mà nhiều vô cùng với em
…
Nhưng mà anh đâu đến
biển dối gạt em rồi
đóa hồng lụi tàn nhanh
…
em bám bờ cát lạnh
một ngày mà trăm năm *
Anh có biết em sung sướng, hạnh phúc biết bao với bình hoa hồng nơi phòng khách sáng sớm, lúc em vừa thức dậy? Bình hoa ngây ngất hương yêu, lúp búp như mãi mãi là nụ tình chúm chím. Em ngồi trước bình hoa, nhắm mắt để nghe hơi hướm của anh đang tràn ngập em. Em thèm quỳ xuống trước muôn muôn triệu triệu đóa hồng lấp loáng khắp trời. Em biết ơn anh.
Em tung tăng ra phố, mua sắm thêm bánh trái, những món anh thích… Anh sẽ thắp cho em hăm hai ngọn nến, anh sẽ nhắm mắt lại cùng em, cầu nguyện để em bắt đầu thổi đi hết những tháng ngày mong đợi, và chúng ta bắt đầu, bắt đầu từng cánh hồng hé nở, mỗi ngày, mỗi ngày.
Vậy mà, bình hoa đó không là anh! Không phải của anh, và cho đến giờ thắp nến, vẫn không một dấu hiệu nào báo tin anh đến, trừ những cụm mây đen từ trời sà xuống biển. Mưa cũng bắt đầu rơi cùng nước mắt em.
Em vụt chạy ra khỏi nhà, lao ra biển, bỏ sau lưng những ngọn nến chưa thổi, bỏ sau lưng bàn tiệc, và những đôi mắt ngỡ ngàng của bố mẹ, anh chị, bạn bè, và chủ nhân của bình hoa hồng.
Tiếng súng nổ đâu đó vọng về thành phố. Lạy Chúa lòng lành, xin xua khỏi tâm trí con nỗi ám ảnh một bức điện tin màu xanh, điều con đã không bao giờ dám nghĩ đến…
Nhưng phải chăng, có hay không điều ấy thì em cũng đã mất anh? Hay chỉ là một giấc mơ?”
Tôi biết, bố mẹ Hương nếu có ý định gặp tôi thì cũng chỉ là muốn chiều ý cô con gái rượu, mà chắc chắn cũng không quên báo cho chủ nhân cái bình hoa hồng ấy đến dự, mà Hương thì không thể hiểu được ý người lớn. Tôi có gì để đứng trong cái xã hội quan liêu này? Chưa nói là tôi không đủ sức vượt qua cái bức tường thành tôn giáo, mà cả hai gia đình đều khư khư bảo thủ. Khó khăn nhân đôi, hoặc gấp nhiều lần hơn khi cả hai gia đình đều lễ giáo nghiêm khắc, nhất là phía con trai, cả một dòng tộc lớn kỳ vọng vào cái “chức danh” trưởng nam, đích tôn như tôi.
Cái bóng của cha mẹ vẫn quá lớn đối với tương lai, vận mệnh của một con người.
Cuộc tình ấy đã chết kể từ đêm chia tay nọ chứ không phải đến khi tôi nhận được cái thư cuối cùng này. Cái thư ấy, chỉ như nắm đất rải thêm lên nấm mộ của một mối tình. Đó mới chính là bức điện tín màu xanh báo tử không đáng có, mà thực tình, thâm tâm, tôi không hiểu từ đâu.
Tôi rời thành phố ấy với tất cả những hình dung có thể. Tại sao em khóc chứ! Em yêu anh, hay em yêu em? Anh không khóc, có phải là anh đã không yêu em? Những đóa hồng tưới bằng nước mắt kia dù lụi tàn nhanh, thì vẫn là đã nở, một thực thể, phải không em?
Đơn vị mới của tôi, lại là nơi tôi tu nghiệp trước đây, nơi sáng sáng chiều chiều có những chiếc lá me xốn xang bay bay trên hè phố. Hè phố đã vắng đi một người!
oOo
Rồi thì ai cũng phải trôi theo giòng đời của mình. Rồi thì mọi sự lặng lẽ lắng xuống đáy lòng mình, chỉ còn lại loáng thoáng như những giấc mơ qua. Giấc mơ ấy đã ngủ yên, và tôi tin là nàng đã cũng đang sống đâu đó quanh tôi trên nước Mỹ này, vì chồng nàng là một sĩ quan cao cấp. Hiểu vậy, nhưng tôi không muốn tìm hiểu, gần năm mươi năm bặt tăm ấy, những bình hoa mỗi ngày thêm mới với những đóa hồng tươi hơn nàng tưởng. Tôi mong vậy, và cũng tin vậy.
Giấc mơ đã ngủ yên gần năm mươi năm ấy chỉ là ngỡ đã ngủ yên! Nó đã sống dậy, mãnh liệt, sau cái lần gặp lại ông anh của Hương, từ Sài gòn qua dự đại hội 50 năm cựu học sinh trường trung học xưa, anh kể, Hương đã chết, từ gần bốn mươi năm trước, là một trong những nạn nhân sau cùng của cuộc chiến.
“Trong lúc cả nhà chồng Hương đã leo được lên chiếc trực thăng chinook, chuẩn bị cất cánh, thì Hương vụt lao xuống chạy như bay ra khỏi bãi đáp, về nhà, nói cho nhà biết là nó đi kiếm cậu, nó nói nhà ra chỗ cậu ở có xa gì đâu, mà nó biết chính xác là cậu mới được chuyển về đó, nó tin là chỉ có nó mới kéo được cậu về Saigon, rồi liệu. Ở nhà ai cũng cản, nhưng không nghĩ là Saigon… nhanh đến vậy, nên cũng cứ để nó đi…
Mấy ngày sau không thấy nó trở về, nhà đi tìm, theo hướng nó nói, hỏi thăm thì người ta chỉ đến một cái xác sắp được bà con nơi đó chôn, lại đúng là xác của Hương…”
Tôi ôm mặt, tình yêu đó có thật sao em? Hóa ra đó không chỉ một giấc mơ đã “lắng xuống lòng”, mà là một nỗi đau hóa máu, nó đầm đìa trong từng giọt máu và mỗi nhịp tim đập từng giây.
Cái đau đớn cho anh là, anh có đáng cho em phải thế không?
Đặng Kim Côn
2012
* Thơ Lữ Quỳnh “Một Ngày Mà Trăm Năm”
(nguồn: sangtao.net)