có những điều không nói ra, chỉ ghi lại...
pn

Chủ Nhật, tháng 6 17, 2012

Thử lòng nhau


Thường thì ta không biết có những điểm dị đồng nào, nhưng phản ứng của các giới chức trách nhiệm bảo đảm chủ quyền và uy tín đất nước trên thế giới thì khó mà lường được. Họ hành sử rất nhanh nhẹn, đôi khi vì làm quá nhanh nên hỏng việc. Có phải chăng một sơ xuất bấm nút phóng một hỏa tiển liên lục địa với đầu đạn nguyên tử thì sẽ có biết bao nhiêu người thiệt mạng mà thật ra có ai muốn điều đó đâu. Vì vậy, cái khó của giới nhà binh là phải phản ứng nhanh, đồng thời cực kỳ chính xác với lệnh thượng cấp. Đó là phản ứng của một hệ thống. 

Dường như trong thập niên 1980, có một biến cố xảy ra trên vùng biên giới Liên Sô gần không lộ đến Đại Hàn, một chiếc Boeing 747 của đường hàng không dân sự Đại Hàn đã bị khu trục cơ của Liên Sô bắn rơi vào khoảng 6 giờ sáng giờ địa phương. Vì họ lầm đó là một chiếc AWACS của Mỹ hay phá rối trị an của họ, hay lấp ló ra vào ADIZ của họ trái phép. Giống như hồi chiếc U-2 của Mỹ bị bắn hạ ở Trung Đông, đưa đến trao đổi con tin rất là ngoạn mục. Toàn là bẫy, và có kẽ sụp bẫy. 

Ví dụ như bạn dùng một vô tuyến đăng (radio beacon) để không hành, từ điểm A tới điểm B chẳng hạn, mỗi beacon có một tầng số và danh hiệu, nên mọi người dùng nó như bản chỉ đường trên highway. Liên Sô cấm ngay một beacon khác có công xuất mạnh ba lần hơn, cùng tín hiệu và tầng số, thì ù ù cạc cạc bạn bắt vào đó rồi đi uống cà-phê chứ dại gì mà ngồi đó có ích gì. Khi máy bay đến đó thì bạn làm thủ tục để chuyển hướng. Khổ nổ cái beacon sau nó mạnh hơn cái trước, mà nó cũng đúng đường bay, nhưng quá thời gian chuyển hướng rồi mà nó vẫn đâm đầu đi tới, tức nhiên vượt ADIZ của người ta, và bay hẳn hoi trên không phận người ta rồi thì tự nhiên có biện pháp xử lý. Và đã có khu trục cơ lên nghênh cản. Tốt thì bắt được mồi béo bở như U-2 mặc sức mà tuyên truyền rùm ben. Kẹt cái thằng AWACS nó có radar, nó biết có interceptor cất cánh thì bèn “vọt” nhanh ra khỏi ADIZ nên lần nào cũng “xí hụt”, lêu lêu mắc cỡ. Vì thế nên, dù có qui luật chiến đấu hẳn hoi, nhưng vẫn có một số người không dằn được cơn thịnh nộ, nên đã…cho lệnh khai hỏa, bắn hạ nhầm một 747 dân sự. Thật là chết sống có số, và biết bao hành khách trên chuyến bay đó đã thiệt mạng vô lối. Chỉ vì khi khai hỏa bằng hỏa tiển không/không thì khoảng cách còn xa, xa hơn 4 miles, mà trời hừng sáng, khó mà xác nhận được bằng mắt thường, đó là một 747 hay là một AWACS, cũng gồ ghề như 747 vậy. Kể chuyện này, chắc các anh làm trên các đài radar thích lắm. 


J-11 

Chuyện xảy ra trong năm nay tại eo biển Đài Loan (Taiwan Strait) cho các bạn một cái nhìn thời sự về cách đối phó với Trung cộng. Ngày 29 tháng Sáu năm 2011, là lần đầu tiên trong thập niên này, một khu trục cơ J-11 của Tàu cộng đã vượt lằn chia cắt hai bờ lục địa và Đài Loan, khoảng cách này ước lượng 100 nm. Không Quân Tàu vượt lằn này thì có gì là lớn chuyện? Theo luật thì ADIZ cách bờ trên lãnh thổ là 15 nm, cái này nị ra ngoài ADIZ thì nị bay trên không phận quốc tế, có gì là vi phạm đâu. Thế mà không biết giữa hai bên có lời giao ước gì, vượt lằn ranh trừu tượng trên biển đó là vị phạm. Nhưng cái anh bị lên án vi phạm là anh U-2 của Mỹ chứ chẳng phải ai. Ảnh nói ảnh bay khơi khơi ngoài không phận quốc tế, tại sao làm khó dễ. Và anh Đài Loan cũng phản ứng cực kỳ nhanh, cho hai chiếc F-16 lên nghênh chiến. Tuy vậy, Đài Loan không coi đó là một sự thách thức của Tàu cộng, nhưng đó cũng là một vấn đề cần thảo luận cho ra lẻ. Một giới chức Không Quân Đài Loan cho đó là một biến cố mà thôi, chẳng ai muốn điều đó xảy ra đâu, nhưng nghĩ rằng sự việc tương tự tốt hơn đừng nên xảy ra trong tương lai. Các chuyến bay thám sát của Hoa Kỳ thì chắc là không bình thường rồi, và ai cũng biết rằng phản ứng mạnh mẽ của Tàu cộng như ta đã biết chẳng làm cho Mỹ ngưng các phi vụ thám sát tương tự. Điều mà ai cũng thấy có thể xảy ra, như đã xảy ra hồi năm 2001 hai phi cơ Mỹ và Tàu cộng hút nhau, làm cho phi cơ Mỹ phải hạ cánh tạm thời ở Hải Nam, và sự giao hảo giữa hai nước đã một thời gây cấn. Bây giờ thì thời cuộc đã khác xưa lắm rồi. Không lộ trên eo biển Đài Loan đã dầy đặc chuyến bay giữa Đài Loan và lục địa, lên đến 1.2 triệu chuyến trong năm 2010, nếu cứ cho khu trục cơ lên nghênh cản thì có ngày sẽ xảy ra chuyện giết người vô lối như đã xảy ra trước kia giữa Liên Sô và phi cơ dân sự Đại Hàn. Dễ mình dễ ta. Muốn còn giao hảo làm ăn thì nên mắt nhắm mắt mở. Làm gì mà cương cứng thế…Còn bao nhiêu nước khác trong khu vực phải đi lại thường xuyên với Trung Hoa lục địa để mần ăn mà, làm quá có ai giám tới lui mần ăn nữa. 

Giữa Mỹ và Tàu cộng có quan điểm dị biệt. 

Nhất là đối với vần đề “phi cơ không người lái”. Cứ rải loại phi cơ này để thám sát, để nhìn trộm, để thăm dò thì làm anh Ba nhột quá. Trước vấn đề này thì Bộ Tổng Tham Mưu Liên Quân Mỹ cho rằng trên không phận quốc tế do ICAO đề ra là ngoài 12 hải lý cách bờ biển thì ngoài biển khơi đâu thuộc về ai. 

Tàu cộng thì cho rằng các phi vụ thám sát gần biên thùy của anh Ba làm cho mối giao hảo quân sự giữa hai nước không còn tốt nữa. Tuy nhiên, chính phi cơ của anh Ba lại nới rộng tầm quan sát gần đến bờ biển Nhật Bản, như đã dùng Y-8 và JH-7 vi phạm ADIZ của Nhật (gần các đão Senkaku/Diaoyu). Và Nhật cũng đã cho F-15 lên nghênh cản khi phi cơ lạ bay gần ADIZ của họ. 

Đây có phải là một trò chơi nguy hiễm? 


P-3 Orion 

Ngày 1 tháng Tư, 2001, chiếc P-3 Orion của Mỹ đã đụng phải chiếc J-8 của Tàu thật là nguy hiễm, dù chưa làm thiệt hại nhân mạng nào. Khi đó thì Tàu cho biết là Mỹ đã từng có đến 200 phi vụ thám sát ven biển Tàu, và Mỹ thì cho biết Tàu đã cho lên nghênh cản khoảng một phần ba các chuyến bay như vậy. Thường thì Mỹ cho biết, phi cơ Tàu cộng nghênh cản bay lên, nhìn kỷ, rồi báo cáo, xong quay trở về hạ cánh. Nhưng mà những ngày gần biến cố phi cơ đôi bên chạm nhau thì phi cơ nghênh cản có vẻ dữ dằn hơn nhiều làm cho phi cơ Mỹ ngại sẽ nguy hiễm cho đôi bên. Và khi biến cố đã xảy ra thì bên nào cũng chối bỏ trách nhiệm. 


Shenyang J-8 or F-8 

Theo tờ Los Angeles Times ngày 13 tháng Tư năm 2001 thì tổng thống G.W. Bush phát biểu “Những chuyến bay thám sát như vậy nằm trong chiến lược gìn giữ hòa bình trên thế giới”…còn ngoại trưởng Tàu cộng thì “Những chuyến bay đó đe dọa an ninh quốc phòng Trung Hoa và Trung Hoa có quyền bảo vệ chủ quyền của mình”….có nghĩa là các chuyến bay nghênh cản là thông lệ mà ai cũng có quyền làm khi cảm thấy chủ quyền không phận mình bị đe dọa. 


Theo một người Mỹ làm việc tại sứ quán Mỹ năm 2001 thì “Chính phủ Trung Quốc coi các phi vụ thám sát của Mỹ dọc theo bờ biển Trung Hoa là bằng chứng hiễn nhiên Mỹ coi Trung Hoa là thù địch, hay là một cái gì khác hơn bình thường, không phải là bằng hữu”. Bắc Kinh thì một mặt phản đối Mỹ nhưng chính họ đã đe dọa Đài Loan, đe dọa Nhật Bản với các chuyến bay thám sát của họ trong vùng phụ cận. Và về phía Mỹ, phi hành đoàn của chiếc P-3 Orion vừa được thả về ngày 11 tháng Tư, năm 2001, thì trong tháng Năm sau đó đã tổ các chuyến bay thám sát khác rồi. 

Tuy rằng từ năm 2001 đến nay chưa xảy ra một biến cố tương tự nào khác giữa hai nước, nhưng trong giới lãnh đạo quân sự thì lúc nào tổ chức chuyến bay thám sát thì họ nêu lại vấn đề khó khăn này. Khi Đô Đốc Mullen thăm Trung Hoa vào tháng Bảy năm 2011, Tổng Tham Mưu Trưởng Tàu cộng tuyên bố trong khi họp báo là gần đây Mỹ vẫn tổ chức nhiều phi vụ thám sát ven bờ biển Trung Hoa, gần đến 16 dậm cách bờ, như vậy là quá gần lãnh hải Trung Hoa rồi. Ông còn nói Hoa Kỳ đâu cần phải làm như vậy vì sẽ làm nguy hại đến sự giao hảo giữa hai nước. Như vậy, Mỹ có nên giảm bớt hoặc tốt hơn nữa là ngưng hẵn các phi vụ thám sát đó đi. Đáp lại, trong kỳ họp báo ngày 25 tháng Bảy, Đô Đốc Mullen cho rằng Hoa Kỳ chẳng ngại gì khi thám sát trên lãnh hải quốc tế lân cận vùng biển Trung Hoa cả. (Nếu bạn bay ở cao độ 40,000 bộ thôi, bạn phải mất hơn một phút để bay qua một thị trấn giống như Saigon với tốc độ chừng 300 mph, nghĩa là >300 mph ở cao độ thật 40,000 bộ. Và thật là khó xác định vertical của mình ở cao độ đó. U-2 bay ở cao độ trên 60,000 bộ, trong bài này, nó bay ở cao độ 70,000 bộ thì đố ai xác định được mình đang bay bên nay hay bên kia một lằn ranh chính giữa hai bờ chỉ cách nhau có 100 miles mà thôi.) 


Phi vụ không thám: chẳng có gì mới mẻ 

Chuyện thám sát của Mỹ và Đài Loan trên lãnh thổ hay gần Trung cộng là chuyện từ xưa vẫn làm. 

Từ thập niên 1950, Hải Quân và Không Quân Mỹ đã cho phi cơ các loại bay trên vùng gần lãnh thổ Trung Hoa để thu thập các tín hiệu radar hay tín hiệu điện tử, để chen vào liên lạc viễn thông hay thu lượm các bụi phóng xạ bay trong không khí khi Trung cộng cho thử nguyên tử. 

Từ 1959 đến 1967, Đài Loan đã bay U-2 trên 100 phi xuất với sự trợ giúp của CIA để thám sát trên không phận Trung Hoa. 

Từ 1963 đến 1967, Trung cộng đã bắn hạ 5 chiếc U-2 do Không Quân Đài Loan bay. Trong thời gian chiến tranh ở Việt Nam, Trung cộng cũng đã bắn hạ nhiều phi cơ của Mỹ thám sát vùng Nam nước Trung Hoa. 

Dù cho mối bang giao Mỹ Trung có trở nên khá hơn từ năm 1980, Mỹ vẫn tiếp tục tổ chức nhiều chuyến bay thám sát trên vùng ranh giới Trung Hoa. Và khi có sự căng thẳng giữa Bắc Kinh và Đài Loan trong những năm 1995 và 1996 thì Mỹ càng thám sát vùng biển Trung Hoa giữa hai bên thật kỹ. 


Hoạt động chiến đấu cơ trên vùng eo biển Đài Loan 

Cho đến 1996 thì Không Quân Đài Loan nắm giữ vùng trời eo biển này, nhưng họ vẫn tôn trọng lằn ranh giữa hai bờ mà trên thực tế nó nằm gần bờ lục địa hơn đão Đài Loan. Tuy rằng Không Quân Trung cộng có phản ứng bay lên vùng để nghênh chiến nhưng họ chỉ bay theo một quỹ đạo song song trên không phận lục địa của họ, và chẳng khi nào họ bay vào vùng lãnh hải gần bờ của họ trên eo biển. Mãi cho đến năm 1996, Bắc Kinh mới có phản ứng mãnh liệt khi Đài Loan tổ chức bầu cử Tổng Thống lần đầu tiên thì phi cơ Trung cộng mới bay xuống vùng eo biển. Nhưng họ cũng chưa đến gần lằn ranh giữa hai bên cho đến khi Tổng Thống Lee Teng-hui tuyên bố tình trạng “hai quốc gia” trong kỳ họp báo tháng Bảy năm 1999. 

Trong tháng Mười Một năm 1998, Không Đoàn Đài Loan có xác nhận một điều coi như “hiểu ngầm” với nhau giữa hai không quân rằng “anh đi thì tôi đến, anh đến thì tôi đi”. 

Từ chục năm nay thì hoạt động trên vùng eo biển gần lằn ranh giữa hai bên có tăng lên, ví dụ như hồi năm 1998 chỉ có 400 phi xuất, mà trong năm 2005 có đến 1,700 phi xuất. Đó là báo cáo của Đài Loan, nhưng trong đó không hề ghi nhận Đài Loan có cho phi cơ bay trong vùng là bao nhiêu phi xuất, mà báo cáo đó cũng chẳng khi nào được cập nhật hóa. 

Từ năm 2003, hàng không dân sự tổ chức rất nhiều chuyến bay xuyên eo biển Đài Loan, vì thế hoạt động phi cơ quân sự trong vùng eo biển coi như không đáng kể. Năm 2007, một thỏa thuận mới cho phép các chuyến bay dân sự hàng tuần, từ Đài Loan vào các nơi ở lục địa lên con số là 370 chuyến, và con số này đã tăng lên 558 chuyến vào năm 2011. Nếu tính thêm phi cơ các nước khác nữa thì đã có trên 1.2 triệu chuyến bay dân sự trên eo biển trong năm 2010, trong lúc chỉ có khoảng 400,000 chuyến vào năm 1999, phải nói đó là một hoạt động hàng không dầy đặc vì vùng eo biển chỉ rộng có 100 hải lý. 

Từ khi hai chiếc EP3 và J-8 đụng nhau cho đến ngày 29 tháng Sáu cùng năm 2001 thì chưa có báo cáo nào cho thấy phi cơ Trung cộng vượt qua lằn ranh giữa hai bên cả, dù Trung cộng và Đài Loan thường tố cáo nhau là bên kia sao lại bay gần lằn ranh đến thế. Những lần họ tố cáo lẫn nhau đều trùng hợp với những khi có sự kiện chính trị nổi bật. Trong quá khứ, hai bên dường như cung cấp tin tức một cách chính thức hay không chính thức là để hâm nóng dư luận quần chúng. Lý do họ không muốn tuyên bố đều đều với báo chí là vì sợ thành thói quen, mà thói quen thì không còn nóng sốt được nữa. Một khi tuyên bố điều gì thì Đài Loan mong rằng Mỹ và các nước trong vùng nhận thức xấu về Trung cộng. Ngược lại, Bắc Kinh thì áp lực Mỹ đừng bán vũ khí cho Đài Loan. 


Biến cố ngày 29 tháng Sáu, 2011 

Phi vụ U-2 ngày 29 tháng Sáu này chẳng qua là một phi vụ thường thức trong vùng. Thể theo một nguồn tin quân sự Đài Loan thì biến cố xảy ra khi một U-2 cất cánh từ một căn cứ quân sự Không Quân Hoa Kỳ ở Nam Hàn, rồi bay về hướng Nam dọc theo eo biển Đài Loan, rồi bay trờ lại về hướng bắc để hạ cánh ở Kadena, là một căn cứ Không Quân Mỹ trên đất Nhật là đão Okinawa. Chuyến bay này đã được báo trước cho Đài Loan vì đã bay trong ADIZ của Đài Loan. Theo một phát ngôn viên của PACAF thì chiếc U-2 chỉ thi hành một phi vụ thường xuyên trên vùng Biển Đông Trung Quốc, và chỉ bay trong không phận quốc tế ở cao độ 70,000 bộ. 

Thể theo một phát ngôn viên Bộ Quốc Phòng Đài Loan thì có hai khu trục cơ Trung cộng bay theo chiếc U-2 trên không phận quốc tế trên eo biển. Khi một chiếc bay quá lằn ranh giữa hai bên thì hai chiếc F-16 của Đài Loan cất cánh nghênh cản và phi cơ nghênh cản đã bay đến gần lằn ranh thì hai chiếc kia bỏ đi. Bộ Quốc Phòng Đài Loan không cho rằng đó là một sự khiêu khích. Có tin là chiếc U-2 đã hủy bỏ phi vụ khi được báo có J-11 của Trung cộng nghênh cản. 

Trong cuộc họp báo ngày 25 tháng Bảy, Đô Đốc Mullen đã nêu lên rằng Mỹ chẳng ngần ngại gì mà không bay thám sát trên hải phận quốc tế cạnh Trung Hoa, vì lẽ các chuyến bay đó rất quan trọng, cho nên Hoa Kỳ biết phải làm sao thi hành nó một cách an toàn và Trung Quốc cũng phải thận trọng một khi muốn bay nghênh cản. 

Ngày 27 tháng Bảy, tờ China Daily nói rằng phi cơ quân sự Mỹ đã chơi trò chơi nguy hiễm trên vùng trời và vùng biển Trung Hoa, làm cho Trung Hoa phải có phản ứng chính đáng. Hoa Kỳ có nhiệm vụ tránh những sự khiêu khích như vậy vì nó có thể làm xấu đi sự giao hảo giữa hai nước. Sau cùng, Trung Quốc vẫn muốn sự có mặt quân sự của Mỹ trong vùng để giữ vai trò ổn định Thái Bình Dương nhưng cũng đừng xâm phạm lãnh thổ các nước trong vùng. 


Kết luận 

Dù trong ngày 29 tháng Sáu rồi, phi cơ Trung cộng có muốn sáp lại gần lằn ranh giữa eo biển Đài Loan hay không thì sự kiện đó đã làm cho dư luận báo chí để ý. Vậy thì trong tương lai, phương cách mà họ ra lệnh nghênh cản làm cho báo chí biết họ thật sự muốn gì. 

Hoa Kỳ và Đài Loan đã từng tổ chức các chuyến bay thám sát gần ranh giới Trung Hoa thì không có lý do gì họ phải ngưng công việc đó. Dù muốn hay không muốn, Trung cộng phải tự kềm chế lấy mình. Nếu muốn tuyên bố hùng hồn cho đả miệng với dân chúng địa phương mà chỉ thị nghênh cản một cách hiếu chiến, điều đó không chứng tỏ cho Hoa Kỳ và cho các nước Á châu khác là Trung Cộng thật sự yêu chuộng hòa bình, và càng xác nhận các phi vụ thám sát vẫn còn cần thiết. Điều đó càng được khẳng định khi Trung cộng tiến hành chạy đua vũ trang và tăng cường huấn luyện quân sự ráo riết. Hơn nữa, hoạt động hàng không dân sự trong vùng eo biển Đài Loan đã tăng thêm rất nhiều, vì thế nên nếu có giao chiến giữa phi cơ quân sự trong vùng này thì làm sao tránh khỏi va chạm. Vì thế, để bảo đảm an toàn cho mọi chuyến bay dân sự trong vùng eo biển Đài Loan, Hoa Kỳ, Đài Loan và Trung cộng phải tự chế trong mọi phi vụ quân sự của họ mà tránh đi mọi tính toán sai lầm. 


Tarin65 sưu tầm

-----------------------------------------

Đọc thêm tài liệu incident ngày 29 Juin 2011:

http://www.jamestown.org/single/?no_cache=1&tx_ttnews[swords]=8fd5893941d69d0be3f378576261ae3e&tx_ttnews[any_of_the_words]=PLA%20Air%20Force&tx_ttnews[tt_news]=38362&tx_ttnews[backPid]=7&cHash=51658455bc22d253e2f2c18bf373bf35