có những điều không nói ra, chỉ ghi lại...
pn

Thứ Sáu, tháng 12 04, 2009

Xứ động vật vào ngôi


nhà văn Cung Tíích Biền



I. CHUỒNG TRẠI MÙA XUÂN


01

Ngoài ba mươi tuổi, kiến trúc sư Khúc thuộc loại tài năng. Tính tình hơi bất thường, nhưng giao thiệp rất chọn lọc. Biết vài ba ngoại ngữ, ngoài hiểu biết chuyên ngành, Khúc đọc khá nhiều, mọi lĩnh vực; có hệ thống thụ nhận tư tưởng, tinh tế trong thẩm định nghệ thuật. Khúc không hút thuốc, không rượu; nhưng nghiện cà phê rất nặng.

Trên đây là những biểu hiện dễ thấy về Khúc. Một số tình tiết bí ẩn trong đời tư, ít người biết, xảy ra khi Khúc còn bé thơ. Đã là ám ảnh, chi phối khốc liệt lên toàn bộ cuộc đời Khúc sau này.

Năm lên tám, một buổi sáng, Khúc tình cờ thấy một người đàn ông nhàn nhã giết vợ mình. Cách giết người khá kỳ lạ. Cách chết của nạn nhân còn kỳ cục hơn. Người bị giết chừng như sẵn sàng, âm thầm thụ hưởng, như được ban một chung nước thánh.

Hơn vài thập niên sau vụ này, cuối thế kỷ Hai mươi, báo chí Sài gòn có rầm rộ đăng bản tin một vụ giết người khác, do một kiến trúc sư trẻ tuổi gây ra, khá man dã, ná ná vụ vụ án mà Khúc đã thấy thuở bé. Nhưng lần này kẻ gây án thứ hai đã giết người tình còn rất son trẻ.

Như thế trong vòng tròn gần ba mươi năm, sau mỗi mùa xuân, đã có hai vụ giết người rất giống nhau. Phong cách cũ hay mới, xã hội Vàng hoặc Đỏ, chỗ lưỡng cực vẫn luôn tiềm ẩn một thứ tai nạn khó giải mã, rất phi nhân văn : “Để thoát khỏi Xứ-Toàn-Chuồng, con người có một phản ứng tuyệt vọng, như một hội chứng, rất mực phản kháng cái gọi rằng Khí-hậu-động-vật”. Người ta dùng chính sinh mạng thân ái để giải quyết, chung chi cho một rủi may lúc hỗn mang.

Trở lại cuốn phim cũ, là cuộc dĩ vãng, ngộ vang trong tâm linh Khúc. Bờ tường thời gian đã cách âm, nhưng không ngăn được hình ảnh, tuy hóa màu, trong trí nhớ của Khúc… Bấy giờ, người chồng một khuôn mặt chữ điền gấy ốm chỉ còn cái khung; trên khung xương hai con mắt sáng rực, nó như nơi hội tụ sau cùng của đau đớn lẫn hờn căm; đôi mắt sáng đã nhìn khắp bốn phương không thấy một lối nhỏ trú ẩn; hai bàn tay to lớn nổi những đường gân xanh; Ông làm việc giết chóc một cách chậm rãi; giáp mặt cơn rùng rợn thật chậm rãi, như chúa sơn lâm no mồi, vừa thiu thiu ngủ, thỉnh thoảng choàng dậy gặm một miếng máu.

Lại rất từ tốn như một anh thợ sửa xe rành nghề, tuần tự tháo từng bộ phận chiếc xe. Tháo cái ghi đông ra. Yên xe ra. Hai bánh xe rời bộ máy. Tháo xong, bỏ mỗi bộ phận vào một chỗ riêng biệt. Chỉ có khác, là sau đó người thợ làm lành lặn chiếc xe, màu sơn mới, mọi bộ phận trở nên hoàn hảo, rồi anh ráp chiếc xe, lại đâu vào đó. Người chồng này tháo người vợ ra. Rã từng phần. Bỏ mỗi phần thịt xương vào mỗi chiêc bao tải nhỏ. Rồi tức tốc phân tán những mảnh thân thể người vợ thân yêu khắp nơi trong thành phố - trước cửa nhà hát, trong bãi cỏ xanh công viên, dưới chân một tượng đài, chỗ bến đò đông người qua sông về bên kia vườn cỏ dại - theo cách riêng khá độc đáo.

Một đặc điểm cần ghi nhớ, người đàn ông này giết người vì lòng xót xa, vì tam muội đen, hoặc do kinh nguyện mở nguồn. Có thể bảo ông ta điên. Dĩ nhiên có thể. Nhưng ông hành sự cùng lời chú trí huệ:

“Có một cách tìm kiếm tự do mà không phải vượt biển, hay mong đợi một chuyến bay nhân đạo nào. Đâu thể hóa phép cỡi mây bay bổng như thần tiên, chúng ta dân đen trần tục mà. Chỉ bảo vệ nhau, gìn vàng giữ ngọc, tuy tuyệt vọng, nhưng giúp nhau chọc cho hết huyết trong người, vẫn là cách tự xử cần được tôn trọng.”

Trời hôm nay nắng hay mưa đâu là quyền của nắng mưa.



02

Bây giờ mùa xuân đã qua. Nền Cộng hòa đã bị xóa sổ.

Bây giờ chừng như mùa mưa miền Nam. Chen trong nắng mềm là rắc hột hanh hao. Đường phố Sài gòn bỗng vắng vẻ lạ thường. Cây lá buồn. Gạch ngói buồn hơn. Từng dòng người gầy ốm gò lưng trên yên xe đạp dong ruổi. Chùa chiền, giáo đường vắng tín đồ, đúng nghĩa Gíáo-đường-im-bóng.

Con đường Tự do, con đường cổ nhất và sang trọng nhất của Sài gòn, nối từ nhà thờ Đức Bà ra bờ sông được đổi tên thành Đồng khởi. Đường Công lý, con đường rộng nhất, dẫn ra phi trường Tân sơn nhất có tên gọi mới là Nam kỳ khởi nghĩa.

Vì cái thói quý tộc, thời Cộng hòa con đường Tự do cấm không cho xe đạp và xe ba bánh thô sơ chạy qua; đường Công lý xe chỉ được chạy một chiều. Để mỉa mai chế độ Cộng hòa, công lý cũng như tự do chưa tới bến, dân gian từng truyền tụng:

“Công lý một chiều, Tự do giới hạn”

Hôm nay nhân gian lại ví von sự đổi đời qua câu ca cay mừng đắng:

“Nam kỳ khởi nghĩa tiêu Công lý,
Đồng khởi vùng lên mất Tự do”.

Buổi sáng, có một người chị từ Tự do đến thăm người em gái Công lý. Ngồi một lúc với chén nước mưa không đun sôi, nhìn ngôi nhà tàn tạ của cô em Công lý, người chị Tự do thở dài, nói:

“Đất nước đã hòa bình, nhưng thời thế đảo ngược rồi em ơi. Là công dân hạng hai chúng ta lâm vào hoàn cảnh đốn mạt. Cả nhà thất nghiệp. Tài khoản trong ngân hàng bị khóa lại, nhà nước tịch thu cả rồi. Vợ chồng em mất công ăn việc làm. Nhà cửa trống hoang trống lốc thế này; máy móc, xa lông, sách quý, thậm chí áo quần, tủ thờ ông bà ông vải cũng mang cả ra bán chợ trời kiếm chút tiền độ nhật. Chao ôi rồi ra vợ chồng con cái em sẽ sống làm sao đây. Chồng em dạo này tính khí bất thường. Dượng ấy điên rồi. Có khi giết cả lũ nhà này…

Cô em lặng thinh khi nghe chị nói. Ý nghĩ trong tâm não sao bỗng bay tan đi. Cô chỉ khóc nhìn đưa con tám tuổi. Thằng Khúc nhỏ gầy ngồi chỗ hàng hiên cạo vỏ mấy củ khoai lang.

Hơn tháng nay các kho lương thực trong thành phồ bất ngờ cạn sạch gạo. Cửa hàng hợp tác xã độc nhất phân phát thực phẩm chỉ có thế thay thế gạo cho dân chúng, bữa có bữa không, bằng hạt bo bo, khoai lang, bột mì Liên xô, những trái ngô ốm o chỗ nông trường…

Đây là thời kỳ tem phiếu, việc phân phát lương thực thực phẩm hạn chế theo đầu người có trong tờ hộ khẩu. Không có hộ khẩu thì không được cư trú và đương nhiên không tìm đâu ra cái ăn, không thể tìm được việc làm. Không có thị trường tự do. Dân chúng không có điều kiện mua thừa thực phẩm để dự trữ, nhưng cửa hàng có quyền bán thiếu tiêu chuẩn thực phẩm theo đầu người. Mọi thứ khan hiếm. Mua nửa lít nước mắm cũng phải chờ có phiếu phân phối. Phải đợi năm bảy ngày may ra có tin mừng hơn mẹ tái sinh: “Hôm nay nước mắm về”.

Lại phải sắp hàng trong nắng mưa hàng vài ba tiếng đồng hồ mới đến lúc mình được gọi tên, để mua một lít nước vàng-vàng-mặn-mặn pha chín phần mười là nước muối; hoặc một vài lạng thịt cá đã đầy ruồi nhặng.

Năm bảy ngày bếp nhà toàn muối với rau, hôm nghe tin cửa hàng có thịt cá, người khu phố như nước từ suờn non đổ về dòng chung; con suối người lơ láo ấy chảy tới chỗ ruồi nhặng. Sắp hàng trật tự. Chờ. Chỗ khung cửa hẹp một cô phát thực phẩm gọi tên, nhận sổ, xem mặt người. Một cô cân đong. Có được nạc, mỡ, chỗ ngon dở, phần tươi thiu, là tùy vào chỗ ưu tiên, là anh Tám bác Ba, hay gia đình cái bọn hạng hai.

Một nền kinh tế quốc doanh lúc này cao vững như thái sơn. Cả nước bị khoanh vùng, giới hạn mọi lưu thông kinh tế thương mại. Mỗi tỉnh, mỗi thành phố là một vương quốc. Đúng ra một cái Chuồng. Tự lo cái ăn cái sống trong vòng rào, nghiêm cấm hàng hóa ra khỏi tỉnh, thành. Ngồi trên xe đò, trong túi xách của anh có vài ký gạo, hay một cân thịt là anh bị kết tôi buôn lậu, gian thương.

Sài Gòn đói gạo nhưng miền đồng bằng sông Cửu Long gạo thừa mứa nấu bớt cho heo ăn. Người miền núi thừa gỗ, chặt cả gỗ quý, danh mộc như cẩm lai kiền kiền làm củi đun, trong khi dân miền biển dùng tre nứa thay cho những công trình cần lâu bền. Ở thôn quê nông dân thừa sản vật nhưng thiếu tiền mặt, thiếu thuốc chữa bệnh; không có điện, khan hiếm xăng nhớt xi măng sắt thép, không tìm đâu giấy vở cho học trò đến trường.

Xã hội buổi này có hai loại thành phần, giai cấp, tuyệt đối rạch ròi. Công dân hạng chiến thắng ngày ngày hát mừng, đi tiếp thu nhà cửa gom nhặt tài sản máy móc của kẻ chiến bại. Toàn bộ còn lại, là công dân hạng hai.


03

Thằng Khúc xanh xao đầu thai trong nhà công dân hạng hai.

Khúc lên tám cạo cắt củ khoai làm sao cắt cả vào bàn tay máu chảy ròng ròng. Nó đưa ngón tay lên miệng nuốt máu. Máu nhiều, nó cởi áo, lấy vạt áo bụi bẩn quấn chặt bàn tay. Không có bông băng, không thuốc tím thuốc đỏ, nắng ngoài kia rát bỏng, chỉ có thể làm thế thôi. Quấn chặt một hồi rồi máu chỗ vết thương cũng ngưng chảy thôi.

Xã hội trong hầm chuột hun khói. Nhân ảnh dị dạng. Mọi thứ bậc đổi ngôi. Cái gì lạ lùng quái gở nhất cũng có thể thường trực xảy ra. Một người hàng xóm đau ruột thừa, thông lệ là mổ dễ dàng như mổ ruột gà, nhưng bệnh viện được tiếp thu bởi các bác sĩ giàu tinh thần súng đạn hơn là chuyên môn y khoa– các bác sĩ chế độ Cộng hòa, các chuyên viên giỏi đã đi tù hoặc tự bỏ bệnh viện ra nước ngoài - đã để người hàng xóm chết queo. Bởi, thay vì mổ ruột thừa bác sĩ đời mới chẩn đoán bệnh nhân bị sạn thận nên chưa cho vội mổ. Một ngày sau ruột thừa vỡ, bệnh nhân trở thành nạn nhân của sự nhầm lẫn, chết vì nhiễm trùng thối rữa cả ổ bụng.

Không có gì phải đau lòng, là đáng ngạc nhiên cả. Đó là chuyện thường ngày trên một xứ Rồng Tiên mọi sinh họat xã hội đang lật ngửa bỗng nhiên lật úp cái rụp. Bộ não đang dạng tươi, bỗng một chiều được sấy khô giống nhau, trong cái lò bát quái. Một người đau răng hàm dưới bị nha sĩ - từng có hơn ba cái bằng tuyên dương chống Mỹ số 1- nhổ một lúc sáu cái răng hàm trên, cả răng cấm. Bệnh nhân trợn ngược mắt trắng, giãy đành đạch bất tỉnh.

Lại một bác sĩ mổ người làm sao khi khóa ổ bụng bệnh nhân mới nhớ là đã quên trong ấy một cái kềm. Một chị bị nhiễm trùng âm đạo, khám thế nào lại mổ cắt mất tiêu cái tử cung. Từ đây thôi đẻ. Một loạt học sinh mẫu giáo chủng ngừa siêu vi gan xong là lăn đùng ra chết tươi. Một người bị chó dại cắn, chích thuốc ngừa trị thế nào, một tháng sau cơ thể bệnh nhân bị phản ứng thuốc, nạn nhân bị lột da tươi, từng mảng da beo. Chết thối tha trước khi chết dại. Một sinh viên bị viêm màng nhĩ, bác sĩ khám xong mổ cắt mất tiêu cục a mi đan không cần thiết phải cắt. Thằng sinh viên hụt chết vì bệnh máu chậm đông. Buổi sáng, báo đăng tin đàng hoàng, một cụ già, có tên tuổi rõ ràng, đang nằm viện điều dưỡng bệnh trĩ, bị gọi lên cho bác sĩ gây mê để mổ tim. Cụ Bệnh Trỉ vừa ăn sáng xong thì bác sĩ vặt đầu gây mê, cụ bị sốc phản vệ chết toi… Cuộc sống nghìn lẻ một đêm là phối hợp tuyệt kỹ giữa thần tiên quái ảo tây du ký với hợp tan lương sơn bạc, là hòa ngẫu cực kỳ lãng mạn hồng lâu mộng với gian dâm có định hướng kim bình mai.

Người chị Tự do nhìn thằng Khúc Công lý nhăn nhó vì mớ máu trong vạt áo bụi bẩn, căn nhà đối diện bọn buôn ve chai đang ngồi định giá cả mớ vỏ đồng hồ, quạt máy, radio những cái ống vố loại xịn, mấy bộ ly tách uống rượu tây quý giá; chúng ép giá rẻ mạt theo giá ve chai; chị chủ nhà thay vì bảo chúng thêm tiền lại ngó quanh, cảm thấy xấu hổ cảnh nhà sa sút, đành nói vội “ Bao nhiêu cũng được các anh hốt hết rồi chuồn lẹ cho”. Chị Tự do nói với cô em:

“Em cho thằng Khúc chị đem về nuôi. Nó phải được học hành, nó còn tương lai mà em. Trong cái lò thiêu xác này rồi ra nó cũng hóa tro.”

Người em Công lý không nói được gì. Lại khóc rấm rức. Cô còm cõi quá. Khóc rung chuyển e tan tành cái khung xương.

Chỗ hàng hiên có tiếng gọi lớn của Bác Năm tổ trưởng:

“Thằng Khúc nhà chị hát hay quá. Lý lịch thằng nhỏ đen lắm nhưng tôi tranh thủ, ưu tiên cho nó vào tốp ca nhi đồng. Rán phấn đấu nghe.”




II. MÙA HUYẾT


01

Trời đổ cơn mưa lớn. Một người đàn ông to cao, ngày trước vạm vỡ như một tên giác đấu, nay gầy guộc, lưng còng, người ướt sũng, dựng vội chiếc xe đạp ở hàng hiên.

Buổi sáng Ông ra đi túi rỗng. Ngó quanh căn nhà sa mạc. Còn một chiếc áo mưa loại poncho nhà binh Mỹ để che mưa, Ông mang ra chợ trời chỗ Lăng Cha Cả bán được sáu đồng bạc. Uống ly cà phê đen năm hào, mua bao thuốc rê năm hào. Vị chi mất một đồng.

Đói bụng dữ dội, nhưng Ông nghĩ là trong dạ dày đã có cà phê, trong phổi có khói thuốc. Hạnh phúc chán. Hai món ăn chơi đã có đủ. Vả lại thời bao cấp khan hiếm, trong ly cà phê đã có chín phần mười là bắp rang đen trộn vào. Ngũ cốc chớ bộ. Rất đỡ đói. Ông rất thèm thuốc điếu nhưng phải hít thuốc rê tự vấn. Thuốc điếu, nhãn hiệu Sao Mai, Lá Đỏ, chỉ toàn lá đu đủ khô mà thôi. Hút vài ba điều thì cần cổ bỏ cơm, bao tử thôi bóp.

Vào nhà. Ông ta nhìn thằng Khúc. Chào chị vợ. Trao cho vợ năm đồng bạc, rồi phán:

“Ngày mai trời lại sáng rồi.”

Vợ hỏi:

“Sáng làm sao?”

Người chồng nói nghiêm chỉnh:

“Ngày mai tôi đi làm lao công cho lò sát sinh.”

Người chị vợ hỏi:

“Lý lịch dượng đen thui ai cho vào làm, dù đi rửa nhà tiêu?”

“Làm nghề giết mướn mà chị.”

Người vợ e ngại than thở:

“Anh lại sát sinh hả?’

Người chồng giải thích:

“Anh có nhiệm vụ kẹp cổ con bò cho người ta thọc huyết.”

Vợ lơ láo nói:

“Gầy nhom còm sức đâu?”

Người chồng an ủi vợ:

“Yên chí, hôm nay anh thử việc rồi. Bốn thằng trai tráng kẹp bốn chân trước sau con bò, mỗi mình anh cầm hai cái sừng ghì chặt con bò vào giửa hai cây cột dọc, bò không nhúc nhích nổi. Thọc một dao to, sâu.”

Ông ta ngồi xuống vấn một điếu thuốc , ngó mông ra nắng phố, rồi tiếp:

“Em đừng lo, thời buổi này người gầy ốm xuống cấp theo cách người thì bò chó cũng còm nhom theo kiểu chó bò chớ. Có riêng gì người. Thần thánh chó bò tiên nữ chúa phật cũng nhất trí trơ xương.”

Ông ta đi làm ở lò sát sinh được ba bốn ngày bọn trai tráng đã khen đáo để nghệ thuật chặn cổ bò. Ông thấy làm việc này mỗi ngày kiếm được một đồng rưỡi, khi công nhân viên nhà nước một tháng lương năm chục đồng, cũng không đến nỗi bất công. Nhưng ngặt một nỗi, ở chỗ lò mổ bò Tư Diêu, nay được đổi tên là Cơ sở GIẾT MỔ THANH NIÊN phục vụ thịt bò và xương lòng bò tươi sống, chẳng là lò mổ này do Đoàn thanh niên phụ trách. Ông ta vừa tởm vừa thương tâm cái cảnh tại lò mổ bọn trâu bò trào máu cổ, còn bọn trẻ nít với đám bàn bà chen nhau hốt thứ huyết thừa đỏ hoét chảy tràn lan trên nền xi măng pha lẫn đủ loại nước. Có khi nước kinh nguyệt đũng quần, nước đái bò.

Đàn bà trẻ nít tranh nhau cái đo đỏ huyết bẩn này đem về nhà nấu một nồi cháo huyết mang ra đầu hẻm bán cho dân lao động kiếm đồng nát. Loại huyết bò pha lẫn với nước dội trên nền lò sát sinh này khi luộc chín nó có màu nhạt nhạt, lại mềm nhũn chứ không săn đặc như huyết nguyên xi. Đôi khi mùi thum thủm.

Chẳng sao. Là công dân hạng hai, một ông giáo sư hôm trước hôm nay chạy xe ôm; một ông trung úy thương binh không phải vào trại tù, đang cà niểng chân gỗ lượm ve chai; hai ba ông nhà văn họa sĩ trải vài tấm khăn ni lông trên lề đường bán đồ lạc xon, tháo ráp xe đạp cũ, bán mớ sách may mắn chưa bị văn hóa phường gom đốt; một vài nhà tư sản bị kiểm kê tịch biên tài sản, buồn bã mang những vật sản cuối cùng ra ngồi với bạn bè nhìn lề đường thời đại mới. Bọn họ, mỗi sáng lót dạ, có khi thay bữa cơm chiều, bằng một tô cháo huyết bò pha lẫn kinh nguyệt năm mươi xu, cũng an ủi chán. Bọn công dân hạng hai này rất cao ngạo, lại bình thản, không ân hận chi. Thế thôi, ở thiên đình thì bè bạn với Nam tào Bắc đẩu, không may địa ngục phải thích ứng với quỷ ma. Bình thường chuyện nắng mưa lịch sử.

Bọn hốt huyết thừa đều là chỗ vợ con hoặc thân thuộc với bọn thọc huyết. Nên bọn nhân viên ở lò sát sinh thường tìm cách hứng huyết vào chậu cho hợp tác xã nhà nước là ít, mà tìm cách cho rót đổ ra sàn nhà là chính. Cái lai láng đỏ tanh tưởi trên sàn nhà mới là cái sống của lũ con cháu nuôi dưỡng tương lai. Hốt đi con. Hốt lẹ lẹ rồi chuồn mau. Hôm nay mẹ con chúng mày có bạc cắc.

Bọn nhân viên cắt chia thịt thường lén lút ném những mớ thịt tươi ngon vào các thùng rác, thùng đồ dơ; sau đó vợ con nhanh nhẩu lượm về bán cho các bệnh viện, hoặc các nhà hàng quốc doanh chuyên mua thực thẩm chui.

Hôm nay trời nắng hay trời mưa đây? Mặc mẹ trời.



02

Làm việc đến ngày thứ mười thì Ông ta suýt lâm nạn. Một con bò đực đã thoát khỏi dây trói, húc Ông suýt phèo ruột non ruột già. Vì lý do đó mà sau này bọn trai tráng vác búa đập chí mạng vào đầu con bò cho nó gục mới chọc cổ lấy huyết.

Lúc con bò quậy phá,có một người đứng tuổi than phiền với ông chủ nhiệm hơp tác xã:

“Sao không dùng cái ngòi điện như hồi chế độ cũ, châm một phát là điện giựt con bò lăn quay, ôm vật làm chi. Ta thắng đế quốc dễ dàng nhưng đâu dễ quật ngã một con bò điên. Bò- nguời biết ai thắng ai.”

Chủ nhiệm tức tốc phê bình:

“Sai quan điểm rồi. Lại bày đặt trò tư bản. Thành phố, nhà máy thiếu điện tràn lan, điện đâu ban ân huệ cho trâu bò. Chớ sức lao động vinh quang của con người để mần chi.”

Nghĩ dưỡng thương vài tuần Ông xin vác xi măng ở bến cảng Sài gòn. Vác ngày hai đồng. Ngày có ngày không, tùy lượng tàu ghe cập bến. Ông đã từng thử sức mạnh vặn cổ một con bò – đương nhiên là bò dạng hưu trí, thôi kéo cày ở các nông trường – thì bao xi măng ăn nhằm gì. Nhưng ác nỗi, cái cầu nối từ thành ghe với cái bến sông không phải là cầu đúc, mà chỉ là hai tấm ván nối lại dài chừng ba bốn thước. Tấm ván nhịp xuống phùng lên, bề ngang chỉ ba bốn tấc, bên dưới là sông dài nước chảy, chỉ có chuyên viên bốc vác mới qua được - thì Ông không quen.

Một chiều Ông trở về nhà người ướt sũng vì không giữ được thăng bằng nên cái xác phàm cùng bao xi măng vác vai rơi tõm xuống sông. Báo hại, bị đuổi việc, còn bị trừ lương đền bù vào bao xi măng chìm lỉm hư hao.

Trong lúc thất nghiệp, một cái tin khá đột ngột làm Ông quẫn trí. Ba tháng trước một người em ruột đề nghị:

“Anh cho thằng Phùng nó vượt biên với em. Phải có một đứa thoát làm vốn. Thằng Khúc còn nhỏ quá.”

“Tiền của đâu? “

“Chỗ ruột rà em sẵn lòng giúp cho anh chị mà.”

“Tiền tàu ghe, xăng nhớt, tiền hối lộ lo bến bãi đâu phải ít, chú lo sao nổi.”

“Chu toàn cả rồi, anh chỉ cho tôi thằng Phùng là đủ.”

Biển lặng. Nắng tươi. Tàu ra tới hải phận quốc tế mọi người ôm nhau vui mừng thì bất ngờ gặp hải tặc. Vàng bạc bị lột sạch. Đàn bà con gái bị hãm hiếp tàn nhẫn trước mặt người thân quen. Thằng Phùng giống cha, nó nổi máu hào hiệp đánh nhau với bọn cướp. Có chút võ nghệ Phùng đánh trả ra trò. Nhưng bọn cướp đã hành hình gã trai trẻ gan dạ ngay trên tàu. Chúng chặt Phùng máu me ra làm nhiều phần rồi ném cả xuống biển.

Đêm đã trở nên dài dằng dặc. Hằng khuya Ông ra khỏi nhà sau mười hai giờ đêm khi vợ con đã yên ngủ. Ông đi quanh quất trong thành phố không bóng người, chỉ thỉnh thoảng một vài toán an ninh vác gậy gộc đi tuần tra.

Sài Gòn tịnh vắng,

Sài gòn hòa bình,

Saigòn nhớ cha khóc mẹ.

Đã không còn tiếng súng pháo kích vọng từ ngoại ô vào. Không còn từng đoàn xe nhà binh tuần đêm trên đường phố. Không tiếng máy bay nào cất cánh trong đêm đi oanh tạc. Không có lịnh giới nghiêm nhưng không quán xá nào mở cửa giờ phút này. Giấc ngủ Sài gòn trở nên kỳ ảo, mộng mị. Như có nắng hoang đường giữa đêm dày. Như có tiếng gọi thầm từ những mảng tường rêu. Ê, ông già, Ông đen đen nhòa nhòa, xiêu xiêu vẹo vẹo thế này, Ông ma hay người? Đuờng phố rộng đầy bóng tối. Công viên bóng tối. Mười bóng đèn đường đã hỏng bốn, năm. Đập mẹ đèn công viên đi nào, tối trời tao kiếm chút cháo, đâu có khách sạn nào cho gái vào mà mần đĩ? Đói chết mẹ sức đâu chơi đĩ? Ủa, bọn công dân hạng hai rạt gáo thì bọn Hạng Một có ô tô nhà lầu, có tiền chơi, chúng cũng có con chim cu gáy vang, có bướm đa tình chớ bộ. Những hè phố rộng được đào lên trồng khoai lang khoai mì. Nhiệt liệt tăng gia sản xuất. Đêm sâu như huyền. Lòng Ông hoang phế. Ngồi chỗ ghế đá một lúc nghỉ chân đã bất ngờ nhận ra chung quanh đầy bóng tối và mùi phân người.

Lại đứng dậy đi. Lại ngồi đầu ngõ một ngôi biệt thự thân quen nay chủ khác, là gia đình kẻ ở ngôi, đã vào ở. Ông đi dọc đại lộ Nguyễn Huệ, bước qua những viên gạch vỡ xưa kia bên trong Đêm Màu Hồng. Tiếng hát Thái Thanh trong màu trăng, xanh ngọc. Ly rượu nồng thơm đã hóa kiếp từ sau cửa khép. Ông ngồi bờ sông. Thủ thiêm bóng tối chìm.

Trong đêm thâu Ông nhớ con bò gầy nhom bị thằng người gầy gò không kém, chặn hai cái sừng tội nghiệp cho người ta thọc dao vào cổ. Nó rung chuyển thảm thương rồi ngã uỵch. Đầu óc ông sau cuộc vật lộn với bò cũng đuối sức, tứ bề bỗng vàng tanh xây xẩm. Ông nhớ màu máu nhờn nhạt, pha lẫn đờm giãi, nước kinh nguyệt từ những cái háng ốm o, loang trên nền nhà, bọn trẻ nít dành nhau hốt vào cái thau nhôm méo mó.

Một lúc bọn nhỏ cũng hình người đỏ lòm, lem luốc. Có thằng trượt ngã áo quần ướt đỏ trên cái nền Đỏ máu tưởng như mênh mông đến cuối trời. Ngã. Rồi cả lũ bò dậy. Bọn trẻ tiếc máu, vội vàng cởi áo vắt vội cái thứ máu bò lông cứt – như ta vắt cái áo ướt -vào chiếc thùng đựng máu.

Ít ra, với máu này, mẹ nó cũng nấu được vài tô cháo huyết, kiếm đồng nát lúc cả thế gian quanh đây đói gầy.

Hằng đêm đi mộng du quanh quẩn, Ông trở về nhà lúc rưng rưng chân trời màu hồng nhóm lửa. Ghé quán nước đầu hẻm uống năm hào cà phê. Năm hào thuốc rê. Mua cho thằng Khúc vài củ khoai lang.

Thằng nhỏ luôn bụng rỗng. Nó thường thức dậy rất sớm. Ngồi nhìn mông lung phố buồn, đợi vu vơ ở bậc cửa. Đôi khi nó gặm bàn tay, nuốt thứ nước bẩn ngọt ngọt thay sữa.

Người mẹ còm nhom nhóm một bếp lửa nấu gì đó tính sau. Đôi khi nước sôi, củi tàn mà Mẹ không biết mình có gì để nấu.



03

Đêm tới, lại rảo bước phố buồn. Ông nhớ vết thương xưa hãy còn lưu dấu một vệt dài khâu vá, thịt tím tím như con rết trên đùi vế. Ông vẽ ra một hình nhân anh hùng, nhưng cái huy chương vinh dự lại được gắn ở chỗ gần bộ hạ. Huy chương hình rắn rít. Nhớ đồi nương hoang tàn những mái tranh tro đen hóa thân trong chiều.Con suối mát đủ cho cơn khát và những bi đông nuớc đong đầy. Những cụm khói trắng từ chiếc L19 nhả ra lơ lửng không trung, báo hiệu những tràng pháo 105 ly sẽ bay tới mục tiêu. Đạn nổ chụp bung trăm mảnh từ cao, trên một xóm làng bên dưới, trong đất đã cài đầy mìn bẫy. Đã quen giữa mùa thù hận, những tín hiệu được báo, những tọa độ được xác định cần hủy diệt, những căn hầm, cả nhừng mái lều trẻ thơ.

Một hôm đi quanh quất chỗ chợ trời Ông gặp một người bạn trước kia là một giáo sư, nay có gian hàng bán đồ lạc xon. Thời này khắp thành phố là chợ trời. Chỗ nào có thể tụ họp là có chợ trời hoặc hàng quán cà phê lề đường. Ông ngắm trong la liệt những món hàng cũ có một con dao găm trong một cái vỏ bằng bạc rất đẹp. Ông nhặt lên xem. Con dao găm sao mà dài, cỡ ba tấc bằng thép sáng loáng. Cán dao bằng bạc có hoa văn hình rồng giống như hoa văn trên vỏ bọc. Nó giống như một cây đoản kiếm. Ông hỏi người bạn:

“Con dao như một báu vật vậy mà không có ai mua hà?”

Nguời bạn cười trả lời:

“Ai mua cái ngữ này trong khi tiền không có để mua gạo mắm. Mà thà tớ biếu không cho người sành điệu, chớ bán thì phải bán giá theo giá đồ cổ thôi.”

Người bạn cười nụ, nhìn con dao lại nói tiếp một cách đắc chí:

“Có thể đây là cái đoản kiếm của một tướng lĩnh đi mở nước thưở nước non chúng ta còn bên Phiên ngung.”

Ông cười, nói phiêu phiêu:

“Không chừng cái ngữ này đã từng đính trên thắt lưng của một tên Nhật lùn bên xác chết đói Bắc hà, hàng triệu xác xương la liệt Thăng long.”

Sau cùng người bạn có đồng ra đồng vào chỗ chợ trời đãi Ông một tô cháo huyết năm mươi xu.Và biếu Ông con dao quý.

Vừa húp cháo lõang, nhìn những miếng huyết nhạt màu trong tô cháo, ông nói:

“Tớ biết trong cái tô cháo tanh loãng này có máu kinh nguyệt của đàn bà. Ta đang nhâm nhi kinh nguyệt.”

“Nói kỳ?”

“Không kỳ quái chút nào. Tớ đã từng quần thảo trên cái nền máu cùng đám con trẻ thời thế và lũ đàn bà có máu, bất cứ ngày hay đêm. Con mụ đàn bà khi có kinh nguyệt, dù tắm rửa sạch sẽ cách nào, tớ cũng nhận ra. Đó là cái mùi thần thánh. Nó ngai ngái, lung lung.”

“Thế Ông là Thánh trong nghề nhận ra Mùi.”

“Phải đâu? Ta là sợi lông trong âm hao.”

Lúc đó trong màu nắng tháng năm có dăm bảy anh nhà quê đắc thắng đi tham quan chợ trời. Ăn nói khoác lác bi bô. Bọn thiếu đói trong nhiều năm, rất lạ lẫm với máy móc, với xã hội vinh hoa, dừng lại trước cửa hàng lạc xon. Thấy cái máy xay tiêu nho nhỏ, vỏ ngoài có nạm bạc trắng xinh xắn, trên nắp có một cái tay quay i-nốc sáng loáng, rất lạ mắt, một gã cằm bạnh răng vẩu hỏi:

“Cái máy này thu thanh à?”

Người lang thang chỗ chợ trời trả lời:

“Đây là cái máy xay tiêu cho thành bột mà dùng.”

“Ối giời tiêu với tỏi thì bỏ mẹ nó vào cối đá mà đâm chứ? Rõ tư bản bày đặt. Sao trong nam này nhiều cái máy tào lao thế nhỉ.”

Húp hết tô cháo, lấy tay áo quệt ngang mồm chùi miệng, Ông được tặng đoản kiếm chào cảm ơn. Người bạn chợ trời, trước kia cũng đã từng đúng chỗ bục giảng trường đại học dặn dò:

“Một cái đoản kiếm giết thế đéo nào cho hết bọn thú. Nếu hành sự phải làm một việc gì có ý nghĩa với con dao quý tộc này người anh em nhé.”

“Trời đang mưa,
có bao giờ mưa kinh nguyệt.
Nhưng tiếng đàn bờ cỏ lối thơ
đã rẩy màu
Kinh và Nguyệt”



III. HÀNH TRÌNH MINH TRIẾT


01

Bây giờ người đàn ông khởi đầu cuộc tháo rời một con người. Ông ta phập một ngọn dao thẳng, nhanh, vào ngực, nạn nhân gục ngay. Trước đó nạn nhân cười. Vì buồn quá, Chị chỉ cười nhẹ nhẹ thôi, khi người chồng cầm con dao bước đến. “Em nhìn thập phương chẳng nơi nào cho em trú ẩn.”

Thằng nhỏ Khúc lên tám thấy rõ ngọn máu phụt ra từ người đàn bà, như một ngọn lửa mơ hồ cong vòng. Rồi lửa ươn ướt, đỏ một vùng trên nền nhà. Như hắn từng chơi trò đốt thuốc đạn. Bọn nhỏ thu gom thuốc đạn còn rải rác trong hầm hố, trộn với thuốc pháo, hò reo đốt chơi đêm tối trời. Ngọn lửa xanh lè chạy vòng, mùi khét của sự chết xa xưa nay lại rất thơm trong trò chơi thời bình.

Người đàn ông bế xác người phụ nữ từng ôm nựng hôn hít làm tình đặt trên chiếc giường sạch sẽ. Ông ta hôn lên xác người. Lại niệm chú:

“Ta tháo lồng tử sinh em đây. Xa xưa thời ảo vọng Ta có vào núi tìm trầm. Em là tiếng rừng mây trắng suối trong. Xin lỗi Em trái chín.”

Ông ta lần nữa hôn lên xác người đỏ màu. Buổi ấy sáng sớm. Sương mai còn đọng trên sông cỏ.

Khúc ngồi chỗ bậc cửa. Em thấy rõ trên bờ tường nhà còn treo một khung hình khổ lớn có ảnh của cha mẹ trong ngày cưới. Ông áo vét thắt cà vạt, bà nghiêng vai tình tứ nép vào chồng. Tấm hình nay nhạt màu, xao xác trong tình huống trước mắt. Khúc không thể hiểu cái thảm trạng đang diễn ra. Nó mong manh hoang đường. Sau này khi lớn khôn, Khúc nghĩ mình đã lỡ coi một đoạn phim cấm trẻ em, hay đã trót thấy nó trong một cơn ác mộng.

Có tiếng hát trong trẻo ngoài đường phố

Một toán thiếu niên ăn mặc đồng phục áo sơ mi trắng quần xanh, chỉnh tề. Chúng hô vang khẩu hiệu mừng đất nước tiến lên, quê hương hòa bình. Bọn trẻ phất cờ, lại nhịp nhàng hát. Khúc tám tuổi giật thót tim khi người đàn ông vừa cười vừa cắt khoanh vòng cái cần cổ người phụ nữ ốm nhỏ, trắng màu da thiếu máu. Những ống thực quản khí quản chòi lòi. Em đã từng thấy trước kia trên cần cổ thân yêu ấy một sợi giây chuyền. Hồi ấy cần cổ còn mập mạp, trắng xinh nổi lên trên lớp áo màu tím than. Mẹ đi lễ chùa tháng giêng.

Ông ta quấn mớ tóc đen dày của người phụ nữ lót dưới cái đầu vừa tháo ra. Ông làm rất chậm, bình thản như anh thợ sửa xe rã từng phần chiếc xe trước khi làm máy.

Đoàn trẻ nhỏ hát lễ đi qua quãng phố.

Tiếng hát và tiềng trống thùng thùng nhỏ dần, nhỏ dần… tan trong nắng mai.

Ông ta đi ra ngoài rót một ly cối rượu trắng. “Một ly cối này là bằng nửa lít đấy thằng nhóc”, ông ta nói với Khúc.Và an nhiên nhấm nháp ly rượu nồng. Thằng Khúc đông cứng trong cái khối mê hoang.



02

Đã bảo là chậm rãi mà.

Giải thoát một phận người đâu phải là tức khắc được. Ông nghe rượu nồng cay trôi qua thực quản. Một chút lửa cháy thịt chỗ cái bao tử rỗng. Không gian tối một cái lỗ đen, lẽ ra thuần nhất, lại cực kỳ hỗn mang.

Một khuôn mặt hình Người sừng sững đó.

Chỗ bờ tường, nơi công viên.

Ngự khắp nơi có máu.

Vẫy tay chào.

Tóc râu trắng đạo sĩ.

Đối diện nhà Ông là một căn lầu ba tầng. Nhiều tháng trước những người thân thuộc trong nhà ấy đã bỏ đi. Không hiểu làm sao chúng đành bỏ lại một bà cụ già với căn nhà gần như chẳng còn tài sản gì. Để chống cái đói, đôi ba hôm bà già gọi bọn chợ trời đến bán một đôi món đồ sờn cũ lấy tiền sống qua ngày. Sau cùng hết thứ bán bà bán cả những cánh lớn cửa sổ. Bọn chợ trời đem máy hàn xi đến cắt sắt tháo cửa, bỏ lại những cái lỗ trống hoác trên tường nhà như những con mắt rỗng của chiếc đầu lâu.

Trong đường phố từng phần hoang vu không chỉ mỗi cái đầu lâu này. Nhiếu nhà đã tháo cửa bán. Nhiều nhà đã bán hết hai phần ba mái tôn. Cuộc sống ấm êm thu lại cha mẹ con cái trên một chiếc chiếu đêm. Trăng, và, có thể mưa, ngay trên nền bếp tro than.

Bây giờ người đàn ông ngây rượu nằm dài bên cạnh nguời vợ thân thể chỉ còn từ cái cần cổ trở xuống.Ông hận đau nhìn gã Đạo sĩ tóc râu trắng mây, lại lặng ngắm cái biểu tượng thiếu vắng phần đầu.

Lim dim mắt, Ông chìm xuống đáy kích hoạt. Trong đại dương xanh đen màu khói, con dao bén có hoa văn hình rồng nằm yên thấm máu. Ông thấy mình cũng qua đời, chết theo người.

Trong u mê màu khói Ta nghe Ta đi rồi. Ông phân thân. Ông mỗi mình lo việc tẩm liệm mình. Đây là cái vô thức, cái bản năng đứng ra tẩm liệm con người ý thức, cho vào áo quan. Từ đây còn lại con người rừng rú, cái phần bản năng động vật đối xử mưu sinh với cuộc đời...Rồi tôi đưa tang tôi. Tôi nhà Phật. Một vị hòa thượng đi trước quan tài niệm kinh. Bọn tống tiền rắc rải giấy vàng mã dọc đường hối lộ bọn âm binh thôi quấy phá cái phần lương trí đã bị khâm liệm trong áo quan hôm nay.

Trên đường phố quan tài tôi đi qua có người lịch sự nghiêng mình tống tiễn, có đứa thản nhiên đứng vừa nhìn vừa đái lên gốc cây vỉa hè. Thằng Đạo sĩ ma mãnh đứng chỗ công viên bãi cỏ xanh vẫy tay chào. Miệng toe cười, râu trắng bay. “Đừng giỡn mặt thằng hóa hình.”

Xe tang tới chỗ ngã sáu Sàigòn bỗng nhiên từ đầu mỗi ngã đường xuất hiện một vị đại diện tôn giáo đứng mời đón linh hồn. Sao mà đa nguyên ác chiến thế này.Tôi nhìn đức Cha quyến rũ đứng xa xa, rồi thưa với vị Hòa thượng đi đầu đám tang tôi: “Thầy ơi hãy cho quan tài của con vào nhà thờ, con muốn được rửa tội”. “A di đà Phật Thầy sẽ chiều theo ý con. Đạo nào cũng đưa con đến Bực thềm Cửa mở. Từ đó con tự cứu lấy mình.”

Lại xa xa đầu những con đường ngã sáu ngã bảy khác, giữa thành phố văn minh anh hùng, tôi thấy Bác Stalin, Bác Mao Trạch Đông, Con ngựa Hốt Tất Liệt. Anh hùng Hitler, Đức Mafia Năm Cam…Muốn đi đường nào tự do chọn lựa. Trong cõi u minh đường đi không qui định lối tới chiều lui. Không có bảng hiệu Tự do hay Đồng Khởi. Chao ơi muộn tàn canh muộn màng. Khi thẳng cẳng trong áo quan, mới được thấy một quan lộ đa nguyên.

Lão nhấm nháp rượu. Tiếp tục công việc tháo lồng

Nắng lên cao. Bọn trẻ thôi hát. Nhưng thời sự hãy còn diễn trò. Cái loa to bự sét rỉ treo tòn teng trên cành cây cao bắt đầu giờ phát thanh bản tin buổi trưa. Sản xuất vượt chỉ tiêu. Nhà máy phát triển nhanh chóng. Cai đẻ toàn quốc thành công vang dội. Phấn khởi triển khai ba không bốn gắng. Phòng cháy hơn chữa cháy. Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Cái cục loa to đùng sét rỉ tuyên truyền vang vang mấy bài nghiên cứu của một số nhà khoa học từng tốt nghệp ở Đông Âu rằng trong một bó rau muống có lượng bồi bổ bằng bốn cái hột gà, hoặc tương đương một lạng sâm cao ly. Báo chí Sài gòn có đăng lại nguyên xi bài bình luận cao cả này. Rằng trong một cân khoai-mì-yêu-nước (cân cả vỏ) có đủ các loại vitamine A, B, C, D, E, K. Rằng có phương pháp mới rất hữu hiệu để cai thuốc lá bằng cách nên uống một ít rượu mỗi chiều. Muốn cai rượu thì tốt nhất hít một vài điếu thuốc khi thèm rượu.

Hết chương trình. Phần âm nhạc chỗ cái loa rỉ sắt là cực kỳ lênh đênh nhạc đổi gió …em nông trường anh ra biên giới.



03

Rất tỉnh táo, kẻ tháo lồng người lấy một ly rượu trắng rửa bàn tay vợ đã được cắt rời khỏi khuỷu tay. Bàn tay trắng trẻo. Ông ta làm việc này thận trọng, như để nhớ lại những kỷ niệm về bàn tay.

Hồi ấy có lần nàng thọc bàn tay cười vui vào bụng Ông, bàn tay lần xuống bên dưới, rồi nàng tê dại bật ngửa người ra. Bây giờ Ông ta rửa bàn tay nàng sạch sẽ. Vuốt từng ngón không sơn màu móng tay như thuở xưa. Ông nắn nót mấy chỗ sần sùi, tội nghiệp quá, nàng mới chìm xuống đáy vực khốn nạn, mới lam lũ vài năm mà da dẻ thế này đây.

Trong lúc rửa, máu người pha với rượu trắng đổ xuống hồng hồng một vạt trên ra giường. Khuôn mặt ông như một bức tượng bằng gốm nung dang dở. Sự thù hằn, hạnh phúc giải thoát, hay xúc động gì gì đó đông cứng nền gốm vô tri.

“Không thể sống sót ư? Không một tiêu chuẩn nào cho sự sống còn lảng vảng ư? Thôi Em Về.” Ông ta lẩm nhẩm.

Mỗi phần người được đặt mỗi nơi trong phòng. Ông gói một vài vật thịt nhỏ như các ngón tay, hai đầu núm vú, hai con mắt, đặt trong cái tủ gỗ trước đó bọn chợ trời chê không mua, vì tủ đã hư mục.Cái tủ sống sót này thay nhiệm vụ cái tủ lạnh trước đó, tuy mọi thứ có mùi ôi ôi.

Công việc tháo cũi sổ lồng, tuy chậm, rồi cũng xong xuôi.

Bây giờ đến phân bố. Gửi đi thông điệp. Trên nền nhà là chừng vài chục cái bao nhỏ, loại vải bố. Người đàn ông bỏ mỗi phần người vào mỗi bao. Bao có hai cánh tay. Bao đựng cái đầu. Bao vú ngực - hai núm vú đã ủ trong tủ. Bao lườn bụng phèo ruột. Hai bắp vế được cắt rời khỏi cẳng chân. Cẳng chân trái và bắp vế phải nằm chung một bao, và ngược lại.

Lúc đầu Ông định bỏ mỗi phân mảnh người vào một cái bao ni lông trước khi cho vào bao vải bố, ý muốn kín đáo. Nghĩ lại, Ông không dùng lớp bao ni lông. Ông muốn máu phải thấm trực tiếp vào chính bao vải bố.

Nhản hiệu chính là Máu. Nỗi đau, cái Nhục phải được nhân gian nhận diện, không lập lờ. Ông định lấy viết ghi tên trên mỗi chiếc bao:

“Phải có tiếng nói.
Không hề vô danh.
Không thể không tháng ngày.
Cuộc tự xử này không mang tính huyền thoại.
Nó là có thật trên một quê hương có thật,
đựợc tác dựng bởi một hành sự mang tính gội rửa, tháo gỡ.”

“Sống nơi này Sống cách nào cũng là một cách Chết.”

Nhưng Ông tìm mãi không có một cây viết loại lớn có thể viết lên bao bố. Vả lại, ngay lúc này hình như có một vài người ngang qua nhà ông muốn nhòm ngó. Rình mò nhà hàng xóm là nghĩa vụ công dân.

Xong mọi việc, Ông tắm rửa tạm sạch sẽ. Ngồi yên một lát. Hít thuốc lá liên hồi. Bất giác ông thấy cần rời ngay khỏi nhà, khi con dao hãy còn nằm đó, bàng hoàng thấy thằng Khúc như cũng muốn chết theo mẹ. “Không. Nó phải Sống và phải Đợi chờ.”

Ông bắt đầu tải từng bao thân ái đi phân tán nhiều nơi trong thành phố. Phải trưng bày những nơi thật đông người qua lại, nơi tập trung Cái Nhìn. “Đây không là cuộc chạy trốn. Không là một giấu giếm.” Ông sẽ thấy một bờ cỏ xanh, con sông rộng trải. Ông đặt nơi đó một dấu ấn thời đại. Trong gió xanh là hương thơm của một minh tuệ tự hủy.

Lần cuối trước khi rời khỏi nhà, ông ta nhìn thằng Khúc, bảo: “Đừng đợi cha. Ai gõ cửa không mở. Hỏi cha đâu nói không biết. Cha tính phần cha. Dì con sẽ đón con ra ngoài nuôi dưỡng. Nếu có may mắn tới trường hãy ráng mà học hành. Hãy quên cha đi.”



IV. GIÁ TREO NGƯỜI


01

Có sợi dây vô hình dẫn dắt con người đeo đẳng mãi cùng nhau.

Rất nhiều năm sau Khúc vẫn đi thăm người đàn ông sống sót ấy. Khi thăm trong trại giam, ông ta là một tên tù chung thân. Mừng. Vì nếu y án tử hình Ông đã bị treo cổ hay bị chém bắn chết queo từ khuya. Sau, Khúc thăm lão trong bệnh viện. Lại mừng. Vì nếu không được giảm án chung thân, lão đã bỏ xác già giữa bốn bờ tường nhà tù. Một cái mừng rất đau cho Khúc, cho kiếp người, là lão hai lần tự tử mà đều được cứu sống.

Sau cùng, Khúc - thằng bé lên tám suýt xào chín nêm thêm mắm muối những bộ phận mẹ trong tủ để ăn cơm - nuôi một ông già tâm thần trong nhà thương điên. Thường, vào mỗi chiều thứ Bảy, lúc rỗi việc, Khúc đánh xe theo xa lộ trực chỉ nhà thương điên Biên hòa. Dưới bóng vàng hoang phế, chỗ tàn địa, bên gốc cây già, lão ngơ ngác không còn nhận ra con trai của mình.

Với hàm răng rụng sạch, chỉ còn hai cái lợi hôi hám, màu thịt tim tím, lão già ra sức gặm một cục đá to bằng nắm tay. Lão thè lưỡi liếm đá. Nụ cười trắng, lão nói nước chảy đá mòn mà con. Lại dạy rằng ngày xưa một Nho sĩ chống Pháp bị đày đi đập đá Côn Lôn, đã làm thơ để đời: bây giờ cha liếm đá cho mòn, cho nhỏ nhỏ nỗi đau. Lại nhe răng nhễu nước mồm như trâu cày trưa nắng.

Khúc ngồi cạnh, nhận ra một mùi rất khó ngửi nơi cha mình. Đây là mùi minh triết? Mùi của một con người bị Người tước đoạt? Hay mùi của một động vật ngoài bảy mươi hãy còn là một bào thai mong tái sinh một trời khác.

Một lần Khúc nghe lão già điên nói tỉnh queo:

“ Sống nơi này Sống cách nào cũng là một cách Chết.”

Con khỉ gãi người bằng cái bàn tay khô tháp, đầy gân lộ, làn da mất máu. Lại than van: “Lạy Chúa Cha con không là thần tiên. Lạy em, tôi giết em - một-cái-đã-chết-khi-còn-đang-thở. Sự hủy diệt đã lên ngôi.”

Trong nắng chiều héo, chỗ lòng trời xám xịt Khúc thấy một cái sao Hôm lơ lửng và nháy liên hồi. Chỗ cổng nhà thương điên phất phới một lá cờ sao năm cánh. Cái sao Hôm thứ hai. Những mang tin Thần Đêm.

Khúc lấy một cái bánh đưa cho cha. Ông già nhả cục đá.Cầm bánh ăn. Nước miếng nhểu xuống cằm. Khúc liên tưởng hình ảnh xưa. Một loáng là con dao bạc cắm phập vào ngực người. Những hành động nhanh nhẹn ấy tương phản với hình ảnh chậm chạp, tàn lực này.

Khúc mạnh dạn hỏi cha:

“Thưa cha, làm sao cha đành giết mẹ?”

“Ta đã nói rồi, ta chỉ thanh lý cái Đã Bị Giết. Ta không chịu được quanh ta đầy hơi thở một nhung nhúc thây người. Lạy Cha, con không là thần tiên.”

“Thưa cha , cha không hối hận gì?”

“Về măt tình cảm cha cực kỳ đau xót. Về giải pháp cha làm đúng.”

“Nghĩa là sao thưa cha?”

Lão già chậm rãi:

“Con ơi tao là cha mày. Tao từng ngồi nhẵn ghế nhà trường, đã ung vữa đôi mắt vì chữ nghĩa thánh hiền.Tao hiểu cái đời hạ ngươn này từ khi các hiện tượng càn khôn thoạt nảy sinh từ phôi.”

-“Con không thể nào hiểu cha giảng giải điều gì.”

“Cũng như mày không thể nào hiểu vì sao một kẻ sát nhân, sát từng bộ phận, giết từng con vi khuẩn trong xác người thân yêu như tao, hãy còn vừa đang thở lại vừa đã chết trên cái Xứ-Toàn-Chuồng này.”

“Theo cha là vì sao?”

“Vì bọn khát máu giết triệu người chỉ xem như một rủi may lịch sử. Nó giết chục triệu người không hề bị quy tội sát nhân. Tao giết một người, dù không thể còn một giải pháp nào khác, cũng đã đủ sức nặng rơi tõm xuống địa ngục. Nhưng số mệnh đểu cáng không cho tao vé tàu. Chúng bỏ tao lại trên một cõi đất vừa trơ trụi vừa rợn người này. Chúng hiểu rõ là tao sẽ bị băm vằm dưới nhiều hình thái vi diệu khác, lâu dài và hờ hững dưới bóng trời nghi hoặc này. Cái ngày Hôm qua, Hôm nay, và mãi ngày Hôm kia sẽ đến, chúng đốt lửa người.”

“Cha đang bị treo lơ lửng, cái chết chưa tới, cái sống không hề quay lại.”

“Con sẽ cầu phục sinh cho cha.”

“Chớ làm chuyện tầm phào. Kiếp sau không bao giờ lẻ loi mình nó. Nó không thể độc lập với tiền kiếp. Lạy Cha con là côn trùng bé nhỏ. Con có thể lệ thuộc vào một giọt sương.”



V. HIỆU ỨNG


01

Có lần kiến trúc sư Khúc đã kể cho tôi nghe một câu chuyện thế này:

“Ở sở thú Sàigòn có một người chăm sóc thú một hôm tắm cho sư tử con bằng một loại xà phòng khác loại đã tắm cho nó thường ngày. Tắm xong, sư tử con được trả về chuồng cùng mẹ. Sư tử mẹ quay quắt khi nhận ra một mùi lạ. Nó ngửi con, cố liếm lông cho sạch mùi. Nó nhìn quanh quất tcòn mãi. Sư tử mẹ giận dữ cắn chết ngay con sư tử con.”

Nghe xong chuyện, tôi im lặng. Khúc lại kể tiếp chuyện thứ hai về mùi:

“Hồi bé, nhà mẹ em có nuôi một con mèo cái. Con mèo này đi hoang dữ lắm. Nó mang trộm đủ thứ thức ăn từ hàng xóm về khuya khoắc ngồi xơi một mình. Trong đêm nó như con ma già. Một hôm mẹ em thấy bụng nó bự. Mẹ nói đùa con mèo này nó chửa hoang rồi. Rồi nó đẻ một đám mèo con. Một hôm có người bà con đến thăm. Thấy mèo con xinh xắn dì em bồng bế ve vuốt. Mèo mẹ thấy nguy hiểm, vì mùi dì không là mùi quen thuộc trong nhà, liền tha con đi lót ổ chỗ khác kín đáo hơn. Dì em ở chơi, ngày thứ hai lại ôm lũ mèo con ra thả trên nền nhà đùa vui. Con mèo mẹ lần này không dời ổ nữa. Tao phải dời đi đâu nữa trong một nơi chốn chúng mày chiếm ngự cả rồi, sờ gáy lũ nhóc con rồi. Nó sợ mùi lạ. Mèo mẹ tức tốc cắn lũ con nó chết toi. Và ăn thịt từng con mèo con máu me. “

Tôi vẫn im lặng. Khúc lại hỏi:

“Có phải vì mùi mà có những cái chết kia không? Có phải vì thương yêu mà kẻ thân yêu bị tàn sát? Và muốn trọn vẹn nên phải nhai nuốt cái đau thương mang hình hài kia không?”

Tôi hiểu ra một chút ánh sáng le lói nào đó trong câu chuyện Khúc kể. Nhưng không hiểu được mục đích kể. Tôi nhẹ nhàng phản bác:

“Đó là cách cư xử của muôn lòai. Con người không thể.”

Khúc minh biện:

“Con người cũng không hơn thế đâu khi ở đường cùng. Cha em xưa kia đã giết mẹ em. Ông ta xem Tự do là trung tâm, Con người là giải pháp. Suy theo lẽ thường cha em đã thọ ác. Nhưng ông không hèn. Ông không đành dùng cái chữ “Đành lòng” để mua lấy cái Sống qua ngày.”

Tôi nhìn ra áng mây mờ trong bầu trời xa khuất của Khúc. Tôi cũng từng trong áng mây bão. Cũng từng nghe tiếng gió rít xoáy khá lạnh lùng. Rất khô và đanh ác. Nhưng khác với nguời cha của Khúc. Tôi đứng yên trong thời thế, đông cứng thủy tinh. Chịu đựng thân thủy tinh tan vỡ riêng mình. Tôi thủy tinh đau nghe tiếng vỡ. Tôi nào thể xử sự như mèo hay sư tử.

Sau cùng tôi trả lời Khúc:

“Như thế, “không đành lòng” thì phải giết người sao? Tôi đồng ý rằng khác mùi thì khó thể hòa đồng, mùi vô sản hay tư bản? Tôi hiểu, tôi chia xẻ cái tang chế bất khả tư nghị của người cha giết vợ. Nhưng luân lý đã đóng đinh lên thuờng hằng, rắng anh có quyền tự hủy nhưng không có quyền hủy một con người. Cái quan điểm xem con người là phương tiện, hay giải pháp e rằng không nhân văn tí nào. Cứ lùa người vào chỗ chết hàng loạt, cứ cứu cánh biện minh cho phương tiện, cái đó chúng ta hình dung ra sức mạnh của một bọn dã thú.”

Trên xa xa kia có một hàng cờ phất phới bay. Một rừng cờ trong nắng. Trời đỏ như run. Khúc bỗng nói lớn. Giọng nói rất sạch:

“Nhưng trong lịch sử nhân loại bọn dã thú man rợ, nếu khởi chiến, luôn là thắng cái xã hội có nhân quyền, có văn hóa, có nhân nghĩa hơn chúng.”

“Đúng. Nhưng cái văn hóa, văn minh, cái nhân nghĩa cũng từng nhiều khả năng nhân hóa bọn dã thú. Thậm chí bọn chiến thắng còn hóa thân chui vào nền văn hóa, nhân văn, bị toàn diện đồng hóa ngược. Mông cổ, Mãn Thanh sờ sờ đó...”

Trong không gian lạnh của quãng phố sớm mai này có tiếng trống nhịp xa xa. Khúc bất ngờ lặng đi. Anh chìm trong biển hát âm u của quá khứ. Tôi hiểu niềm bí ẩn trong mắt, khí hậu mỏi mê quanh đây, một trời nghi hoặc.

Đây là “ Mùi Tự do bị thiêu cháy”.



02

Ở gần Khúc nhiều năm, tôi hiểu thêm nhiều điều bí ẩn. Nỗi đau đã biến thành Mùi. Phúc có khả năng nhận ra đủ loại mùi, hoặc cái không thể có mùi với nghĩa đen, như mùi tư tưởng. Đứng trước một cái tượng đài, nhìn đầu tượng xi măng cốt thép cao ngất, ta hiểu: “Trong cái đầu đá sắt kia còn hôi thối, thời gian không gội sạch.” Ở Sàigòn Khúcnghe được mùi Hà nội. Hai mùi hai đầu này bao năm khó thể hòa lẫn nhau được.

Khúc mang bệnh ngộ mùi. Ám ảnh mùi. Ung thư mùi.

Khúc không những cảm nhận mùi từ mũi. Mà nghe. Không những nghe từ tai. Mà nhận ra cái không hình tượng đó từ đầu sợi lông măng, từ cái lạnh tủy sống, chỗ man mác nỗi trôi, đau đau từ cái rùng mình.

Một hôm nắng tốt, khí hậu trong lành, chúng tôi đang ung dung trên bãi bỉển, Khúc bỗng ngửi ra trong bầu trời xanh ngắt an lành kia mùi cuồng nộ của khí thiêng. Ngộ ra mùi điên trong những áng mây thơ mộng.

“Trời sắp ban phát tử khí.” Khúc nói.

Quả nhiên bốn hôm sau một cơn bão dữ cấp 12 ập tới. Những lều bạt trên bãi tắm được bão dọn sạch. Những đồi cát gió bào mòn, thấp hẳn xuống, Không một cây trụ điện nào còn đứng thẳng. Gió bê bưng những chiếc xe trên đường chạy ném xuống vực. Bão tan, nhà cửa tan nát, hàng trăm người bị thương, hai mươi chiếc quan tài chờ tống táng. Mãi nhiều hôm sau thị trấn ven biển chưa thoát khỏi mùi. Mùi của hoang lạnh, điêu tàn. Những cơn gió điên tức thì bỏ lại đây một trật tự nhân gian không theo cấu trúc bình thường nào.



03

Khúc có một người tình, cô Diệu. Phúc luôn gọi cô là Bọ Ngựa. Họ khá hợp gu, sống chung không cần hôn lễ.

Một lần gọi điện thoại cho Diệu, cách non hai nghìn cây số giữa Sàigòn - Hà nội, Khúc bỗng nhận ra, qua ống nghe, người yêu của mình có mùi ngựa. Làm sao một cô gái chân dài xinh thơm lại trở mùi ngựa? Mà ngựa đực. Khúc rùng mình. Dương vật toát ròng khí đặc. Mùi mang ấn tượng, sắc màu, hình thể cái dương vật ngựa láng ướt của giao mùa, qua cái ống nghe. Trải dọc tấm lưng quê hương, mùi dâm ô đĩ điếm tỏa đi, phủ rải Trường Sơn ra biển Đông, từ dốc mòn cửa Bắc đến Nhà Bè nước chảy chia hai - có thể chia ba, chia năm, nếu về sau, thì tùy. Mùi thời đại động vật hung hãn, chinh phục. Mùi của sinh khí tinh lọc từ dâm khí. Cao cấp, cô đặc.

Khúc giải thích nội dung Mùi khá minh triết, tuy có lúc dài dòng.

Trong mơ hoặc, Khúc tái dựng hình ảnh con Bọ ngựa của cha mình. Buổi sớm nhiều bóng tối mặt trời ấy, tiếng hát hoang đường tháng năm ấy, khúc phim cắt đầu phanh thây người hiển rõ. Nhưng giờ đây nó chuyển màu, như người họa sĩ đổi gam từ vàng lạnh sang màu nóng của đỏ máu. Cuộc giết người man dã xa vắng của cha anh nay vỗ bước trong anh, ồn ào thê thiết. Thức giấc trong anh một thế giới tàn tật. Một hiện tình khó bề thống kê trên dưới trong ngoài.

Hình như có mùi trong gió. Mùi Mậu thân tre trúc che chắn. Nhưng chiếc mành thời gian không lọc được mùi. Tàn tật có thể hàn gắn. Chết chóc có thể giải thích. Mùi, nó nghìn thu. Tôi vẫn đi từ trời tháng năm cùng cha Khúc. Tôi cũng cầm dao.

Tôi nhớ người cha của Khúc, người trốn mùi mà giết vợ.

Tôi đưa người con Kẻ Trốn Mùi đi qua nhiều bệnh viện để tìm chữa một căn bệnh chưa có thống kê loại bệnh, chưa nhà khoa học nào nghiên cứu tới. Có lần tôi năn nỉ được xạ trị hay hóa trị cho Khúc. Nhưng y học chưa thể siêu âm, chụp ảnh cắt lớp một căn bệnh vô hình là Ung thư Mùi.

Lại một lần nữa hoang mang: “Tự do bị thiêu cháy. Nó là ánh-sáng-mùi tệ hại nhất trong vạn mùi. Nó ở mãi với bao la.”

“Anh biết hiện nay em còn giữ một kỷ vật gì không?”

“Gì nào ?”

“Một cái đoản kiếm sáng loáng, có cán và vỏ bọc đều khắc những hoa văn hình rồng.”

“Để tặng cho người yêu?”

“Tại sao không.”

Khúc xanh xao. Vì sao tới nay chưa có một nơi nào chữa trị được căn bệnh ung thư quái ác của chúng tôi. Không thể hóa trị hay xạ trị một người Bị-Cháy-Tự-do sao đây.

Mưa nơi này mưa ác xít. Đâu dễ chữa cháy.



04

Đêm đã dài hơn, như xưa kia cha anh đau cái đau bóng tối.

Một lần Khúc cùng Bọ ngựa và tôi, ngồi trong quán chiều, ngày thơm màu nắng. Sài gòn đỏ ối cờ huyết. Tôi thấy da mặt Khúc tim tím. Hình như ung thư Mùi trong tim não đã di căn ra da.

Khúc nghe có âm vang hăm dọa từ vó ngựa. Hơn một lần anh nghe mùi ngựa lẫn vó ngựa rung chuyển đường phố. Cuộc rung chuyển từ dưới lòng đất dấy lên. Ê, em hỏi anh xưa kia Huyền Trang đi thỉnh kinh gặp nghìn nghìn thần quái ảo ma chốn cùng địa, Huyền Trang có hóa trang, có đồng lõa, mà chui qua không? Đâu có, Huyền Trang là chân nhân, khuất phục yêu tinh ngay giữa ánh mặt trời, đâu cần giấu mặt chui đất trá hình.

Không hiểu làm sao thế hệ son trẻ hôm nay vẫn còn ám ảnh bởi cuộc chinh phục không đáng có và đau lòng.Trong ký ức nhân gian những cuộc tàn sát tập thể, những giam hãm con người trong cái rọ sắt tối tăm, vẫn được loan truyền như truyện kể, như câu hát đồng dao răn người. Rõ ràng ám ảnh của tử khí, của Mẹ phân mảnh, đã hiển linh ngay trong cái Đẹp Bọ ngựa, cái tình yêu lý tưởng của Khúc hôm nay. Rõ ràng là trong thực tại đã báo động nỗi bất an. Đã hạnh phúc chênh vênh.

Ngồi đây là nhà hàng Givral. Cái dáng dấp sơ khai của thế kỷ hăm một đã tới. Bên kia lơ lửng những tầng lầu khách sạn Caravell. Thời Cộng hòa chỗ công viên này có một tượng đài Thủyquân lục chiến; ba người lính hùng dũng của tượng đài trong thế xung phong, lại hướng mũi súng ngay vào tòa nhà Hạ viện làm như muốn tiêu diệt tòa nhà lập pháp của Quốc gia. Người thời bấy giờ cho rằng đám điêu khắc gia dựng tượng này vô ý thức, hoặc có hàm ý sâu xa đâm sau lưng chiến sĩ, muốn xóa sổ nền Cộng hòa.

Tượng đài ấy nay không còn. Máu ấy thời gian đã rửa. Hôm nay đàn em bé chạy chơi lang thang công viên thả bay bay bong bóng chiều. Đằng tây là chợ Bến thành. Nhà hát thành phố xưa kia là tòa nhà quốc hội nay được trùng tu, trả về cho tiếng hát. Cổ lộ Catinat sang trọng, phố chiều xe cộ đông đúc, nhưng Khúc toát mồ hôi lạnh. Anh nhận ra mùi nhân sinh nơi đây. Khí hậu động vật. Bao nhiêu Toyota, Lexus, Mercedes hiện đại hào nhoáng đang phom phom trên đường Đồng Khởi, đại lộ Nam kỳ Khởi nghĩa kia, trong ấy chở bao nhiêu bao tải người phân mảnh? Bao nhiêu máu? Một nghìn xe chở mảnh băm vằm Mẹ. Bao tải nào làn tóc xanh xuân? Bao nào bàn tay ngọc? Lỗ cổng thối hoắc nào được nhét xuống đấy cái phần đầu óc não trạng; tinh anh còn tươi hơi thở muốn được thở? Trong xương thịt bốc mùi, thông điệp nào gởi gắm?

Khúc đang mất máu. Bọ ngựa lau mặt cho kẻ thân yêu ung thư mùi. Làm sao biết mình là con bọ ngựa dưới mắt nhìn? Làm sao cô có mùi ngựa đực? Cô cũng rất mệt mỏi. Hàng cây không cho cô bóng mát. Tiếng hát không là bình yên. Cô dẫm lên một mặt đất khá quen thuộc nhưng tương lai đang giấu mặt. Bọ Ngựa muốn khóc. Cô đã từng mỏi lưỡi giải thích với Khúc rằng mỗi con người có một mùi đặc trưng, người ta có thể khám phá ra tội phạm bằng cách khảo sát mỗi mùi riêng biệt này. Chung thân mùi ấy không thay đổi. Nàng là người nhất thiết nàng không thể mùi ngựa. Tôi mùi Người.

Khúc vần vũ mâu thuẫn. Thường trực mất ngủ. Lại dùng quá nhiều cà phê đen đặc trong ngày. Mở toang hai mắt mà ngủ. Cứ như sẽ giết người. Giết một cách nhàn nhã. Một cách nụ cười. Giết cái người đã một phần hóa thân trong số phận chính mình. Mà giết một cách lạ lùng. Sơ khai. Khác mùi là phản trắc.

“Giết cái Mùi đâu phải giết cái Người.”

“Con người là hóa thân cái mùi.”

“Thanh trừng một triệu người chỉ là một khử mùi.”

Bọ ngựa đau trong tàu ngựa. Quả thực có một Khúc rối rắm, rời rã. Nhưng nàng đang yêu say đắm cái phi trật tự này. Nàng lắp đặt đời mình những mảnh vỡ. Nàng trôi những mảnh trôi cuồng điên. Nàng chờ vô bao.



05

Cơn lũ bất an này rất hợp với khí chất cả hai. Một lần Khúc và Bọ Ngựa đi du lịch Trung quốc. Đêm Bắc kinh, trong phòng ngủ sang trọng, nửa khuya anh ôm nàng thì bàng hoàng nhận ra nàng thiếu một phần người từ cần cổ trở xuống. Khúc hỏi:

“ Sao em chỉ mỗi cái đầu?”

Đầu cười trả lời:

“Em bỏ phần thân mình ở khách sạn Hillton Hà nội.”

Lại hỏi:

“Có đủ máu không?”

Đầu không thân mình nhúc nhích, hai mắt mở đều, tròn đen hai mắt cười trả lời:

“Em tinh lọc đủ máu thơm. Máu đen bỏ lại thủ đô rồi.”

Lại phân vân:

“Hà nội là thủ đô nhỏ. Nơi đây mới chính là thủ đô lớn. Em tinh lọc máu thơm từ đâu Bọ Ngựa? Chẳng lẽ có từ đất Tần thủy Hoàng này ư?”

Trong đêm Hoa Hạ, từng tràng âm thanh thủy tinh rao truyền.

Khúc cùng cái đầu Bọ ngựa khoác tay nhau dạo chơi. Thoảng nghe tiếng hát Tự do Thiên an môn. Tiếng ca bồng bồng nổi lửa. Lại nghe tiếng xe tăng rú gầm. Tiếng roi sắt vung máu sinh viên. Và tiếng máu Tự do chảy cuồn cuồn dưới vành xe bánh sắt, bay hun hút vào tiếng đạn, sau cùng là Tiếng Máu nổi bồng bềnh trong ký ức nhân gian.

Thăm thú Bắc kinh xong, hai người đến Vạn lý Trường thành. Lúc cùng Bọ ngựa buớc lên bực cấp, rõ ràng là nàng không còn bóng hình, chỉ mỗi bàn tay rất ấm trong tay Phúc.

Vạn lý truờng thành vời vời. Bên kia Hung nô bên này bạo chúa. Bên kia Sử lịch bên này Hôm nay. Khúc hôn bàn tay, cố tìm mà chẳng thấy mặt người. Bọ Ngựa bất ngờ hóa mãnh.

Khúc nhận ra mùi gió Trường thành không khác mùi gió Hà nội. Và mùi thời đại Hà nội là bản cóp bi rõ nét mùi này. Khúc hỏi hờ trong gió:

“Bọ Ngựa hà, anh chưa dùng dao Rồng Tiên. Em sao phân mãnh sớm vậy? Cần cổ em, cánh tay em,ở trong cái bao tải nào? Anh nhặt anh ráp lại cho em. Có thể còn một triệu bao tải thịt người hóa đá trên vạn lý này.”

Không ai trả lời. Chỉ mây xám từng mảng xa trôi.

Chỉ nghe trong trời nhà Tần mờ mịt âm vang vó ngựa.

Trong đá có mùi vạn niên.



VI. NÀNG VÔ BAO


01

Đã mấy năm trôi qua, Khúc biến đâu mất. Nghe đâu đã ra nước ngoài. Khúc là cơn mưa của đêm qua. Lần cuối cùng chúng tôi gặp nhau là hôm sinh nhật Bọ Ngựa. Đêm ấy đầy hoa và rượu, mọi người ngất ngưởng thâu đêm, chúc lành và mong một ngày quanh đây được khử mùi... Khúc đùa đêm nay cả ánh đèn màu cũng chếnh choáng men. Nhưng tôi biết Khúc đang cùng cực buồn bã. Càng ngày tuổi trẻ càng lún sâu vào tuyệt vọng. Trí tuệ, sáng tạo, những đam mê nghệ thuật không giúp được gì cho người trai trẻ. Nhiều công trình của Khúc không chen được vào những cuộc đấu thầu đã có bất chính cửa sau.

Đêm ấy, lúc hàn huyên Khúc thường mơ màng nhắc đến cha mình. Anh đắm đuối mối tình Bọ Ngựa theo cách muốn đẩy niềm hạnh phúc này đến chốn thần tiên. Dường như chỗ vi diệu của âm dương có một trò láu cá, gọi là “định mệnh truyền kiếp”. Có một chiếc thang trượt dài trong “tai nạn nối đời” dành cho Khúc.

Bây giờ nắng mưa Sàigòn vẫn vậy. Con đường Đồng Khởi đẩy Tự do vào quá khứ. Con đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa được nới rộng thành đại lộ, Công lý là cái từ xưa xa giữa Sàigòn, rất xa lạ với tuổi trẻ hôm nay. Tôi vẫn sống, chịu đựng một bầu trời mùi mới, ba mươi năm chưa hề giáp mặt niềm thân quen trong lưu dấu.

Một sáng cuối năm, lúc này tôi về Làng hoa lập một căn nhà vuờn, tình cờ nhận được thư của Khúc. Quanh đây hãy còn những mảnh đất chưa xây nên nhà, dân bản địa tiếp tục sống nghề trồng hoa. Những cúc vàng, mãn đình hồng man man trong chiều, dưới chân tường những nhà nhà cao tầng. Đêm đêm những chòi canh hoa loang thoáng ánh đèn.

Hãy còn sớm, vườn chưa đầy nắng. Tôi ung dung trên ghế bố đọc thư. Con chó Paul hiền lành nằm cạnh. Cây khế xanh trái vàng chín rụng. Hàng cau trổ những buồng cau không xanh cau mà có màu đỏ rượu chát. Đây là loại cau kiểng đặc biệt. Vuờn nhiều bướm vì hoa trái.

Thư của Khúc:

Anh Cung quý mến.

Sao mà biệt tăm đến thế này nhỉ. Đã hơn ba năm, hơn nghìn lần mặt trời qua đỉnh đầu trọc – em trọc đầu, tu không cần chùa chiền từ ba năm nay - mà chúng ta không một lời thăm hỏi.

Em rất nhớ anh, nhớ những lời dạy bảo của anh. Anh bảo rằng chân lý khó đủ lý và chân giữa cõi đời bánh tráng nướng này. Một Cõi đời ửng Đỏ lô nhô. Thấy ngon cơm vậy chớ nhúng nước là nó mềm oặt, tan tành. Sao vậy nhỉ. Anh bảo, Cái gì đã-qua-Lửa, thì-sợ-Nước.

Em đang sống với Bọ ngựa và đang ngao du miền Trung.

Bọ Ngựa rực rỡ hơn bao giờ. Rực mùi thiên đường. Nàng vẫn còn ở ngoài bao. Hơn tuần nay em cùng Bọ thăm Phố cổ Hội an. Sông Hoài vỗ sóng chiều nước mai ngay bên hè phố. Đẹp quá. Em có qua sông, đến vùng cồn vàng bãi rộng thăm quê Nhất Linh Hoàng Đạo Thạch Lam. Có thắp hương nhà thờ họ Nguyễn Tường, gần Lai viễn kiều.

Đêm, đứng ở hành lang khách sạn nhìn biển thẳm, xa xa là Cù lao Chàm mà anh từng kể em nghe chuyện chim én mùa xuân khạc máu trên vách đá cheo leo làm nên yến sào. Những hàng đèn lưới chài nhấp nhô trên sóng đêm. Bọ ngựa mê hoảng cái Đẹp của Phố Cổ Hội an ngay bên cửa biển gọi là cửa Đại khá hoang đường.

Tới đây em mới biết người quê anh không gọi cửa Đại, mà là cửa Đợi. Sông Hoài và cửa Đợi? Hay nhỉ, sông Nhớ cửa Chờ. Người xứ Quảng các anh được tiếng là sòng phẳng, cãi chí mạng cho ra lẽ, nhưng sao mà tình vậy. Cửa Chờ... sông Nhớ... Sao vừa dân dã vừa minh triết vậy. Nhớ ai? Ai Chờ?

Anh thường mơ màng lúc nhấp một chung rượu, và nói: “Bây giờ chúng ta sống nơi đây chỉ Đợi và Chờ”. Anh bảo em vậy. Anh Cung ôi, chiều nay bơi thuyền trên sông Hoài, đêm nay sóng cửa Đại dội về cái âm vang xa xác, em mới hiểu thế nào là Nhớ và Chờ...trong câu thơ của anh:

“Phố Cổ nhớ ai, Nước chảy Hoài...”

Tháng rồi em có du ngoạn qua vùng quê anh, qua những tháp Chàm hoang phế, đồi và sông, và rừng sao mà đẹp quá, duy con người sao mà xao xác, dửng dưng.

Anh Cung ơi, xưa kia anh dị mộng, anh ngủ nơi đâu trên những núi đồi? Xưa kia Bùi Giáng chăn dê ở đâu trên cõi Quảng nam hoang mộng này. Phan Khôi, Tạ Ký phải chăng gởi sầu trên tóc núi trắng phau nắng gội.

À, em báo anh hay một tin quan trọng này, không biết nên buồn hay nên vui đây.

Anh có nhớ một vài lần em đưa anh đến Biên hòa không? Anh còn nhớ một con người được nặn ra từ đất sét, hồn thai khỉ, được gọi là Cha. Cha già trong nhà thương điên đó. Ông tháo lồng người, một lần thay vì tử hình được hạ xuống chung thân, lại được ân xá sớm, chẳng ai chung thân cái điên. Anh à, ông ta đã biến khỏi thế gian này rồi.

Em có về tham dự buổi đốt người. Tốn hai lít dầu hôi, một chiếc quan tài, và một thời gian chờ cháy.

Em có bái biệt. Đã gửi nắm tro tàn ấy vào chùa. Đây là lần từ biệt có thủ tục rành rọt của Cha già. Không có thêm bớt cò kè một xu cắc nào kiểu giảm án xưa kia.

Một điều này khá thú vị nữa. Không biết cha em có ý định tự tử hay là do tuổi già không làm chủ được răng lợi mồm lưỡi của mình. Cha em tắt thở vì một cục đá tròn trĩnh chẹn ngay ở cổ họng. Thay vì nghẹn cơm ông ta nghẹn đá.

Anh thấy đó, hồi xưa khi thấy ông già em cặm cụi gặm một cục đá to bằng nắm tay anh quay lơ. Anh hài hước bảo rằng không nên để ông ta gặm đá. Hãy dành dụm gom góp - như góp tiền tiết kiệm - để bà Nữ Oa đủ đá vá trời.Cũng may mụ Nữ Oa thiếu đá vá trời bao nghìn năm nên vẫn thủng bể ô dôn. Nếu trời mà lành lặn chắc chắn kẻ giết người khó thể đến.

Thật khó hiểu, làm sao với cái mồm không còn một cái răng, hai cái lợi thịt khốn khổ, cha em đã ra công gặm một cục đá. Và cái lưỡi đã tuyệt công bào mòn nó từ khi cục đá to bằng nắm tay trở thành mòn nhẵn - theo ý cha em là cho nhỏ lại, nho nhỏ nỗi đau con trai à - đến một ngày ông cố nuốt được vào cổ họng.

Em nói “cố”, là vì viên bi đá không thể đi xuống nữa, nó dừng lại, chặn khí quản, làm cha em tắt thở.

Một cách treo cổ tiết kiệm được một sợi dây thừng.

Cả đời em chưa làm được một kỳ công nào vĩ đại thế này.

Anh Cung ơi, chừng mươi hôm nữa em và Bọ ngựa sẽ trở lại Sài gòn. Anh sẽ biết tin chúng em. Em nói rõ anh biết là tình yêu của chúng em nồng nàn rực rỡ lắm. Em muốn giảo nghiệm Cái Đẹp. Em muốn giải phẫu Mùi. Để xem trung tâm Mùi.

Em kính chúc anh mãi ung dung ngồi trên thuyền câu như Lã Vọng xưa để Nhớ và Chờ. Kính chúc quý gia đình an lành. Mong cây khế Vuờn Cây Cau nhà anh nhiều trái ngọt. Mong mấy con chó nhỏ mãi xinh đẹp.

Kính thư

Hàn Chính Khúc



02

Mười ngày đã trôi qua. Và hơn. Tôi không gặp Khúc tại Sài gòn như tin báo trước trong thư. Buổi sáng thứ 13, hình như thứ Sáu, đang ngồi uống cà phê tán gẫu tôi nhận tin qua điện thoại:

“Ông Cung ơi, ông tới ngay đây, xem cái này hấp dẫn lắm.”

“Có quái gì hấp dẫn trong cái lồng cu ngột ngạt này,” tôi trả lời.

“Tới thì biết. Tôi tin cả đời ông chưa hề thấy ông Cung ạ.”

Chỗ công viên, buổi sáng nơi đây có trăm cái đầu bạc tập dưỡng sinh để tiếp tục sống thêm đôi ngày chẳng mấy vui. Bên cạnh bô rác có người bỗng khám ra một cái bao tải ngai ngái mùi. Trong ấy mở ra là cái đầu một phụ nữ. Tóc quấn quanh khuôn mặt lem luốc máu. Đám đông bu quanh. Coi mòi xôm tụ. Hóa ra chiến tranh khuất nẻo đã nhiều năm mà con người nơi đây vẫn còn dạn dĩ với máu.

Họ vạch cái bao xem qua xem lại. Một người đàn bà ngồi hẳn xuống, nhìn rất kỹ cái đầu lìa cổ, mụ nói trơn lu:

“Con mẹ đĩ này chắc là cuỗm chồng người bị phanh thây.”

Một chị khác mắng:

“Nói ác, bộ ai cũng có chồng đi ngủ bậy như chồng chị, bộ ai ghen tuông cũng phanh thây người. Không thương xót thì thôi. Lại chụp mũ.”

Công viên nhiều cây nhiều bãi cỏ. Những vùng chia cắt có lát gạch màu lối đi, chung quanh bồn hoa. Màu đỏ sớm mai này là màu tàn ác nhất trong muôn màu rực rỡ.

Ngay lúc đó, ở một nơi khác trong công viên có người thấy thêm một bộ phận người trong một bao đỏ máu khác. Những máu.

Phút chốc, tiếng vui đùa của lũ trẻ em đá cầu, của đám người đánh cầu lông bỗng lặng phắc. Lão già hít thở dưỡng sinh ngưng lại. Mụ lắm mồm tức tốc câm. Anh chàng sớm mai ưa đọc vanh vách báo chí phát hành trong ngày, đọc xong mỗi tin anh bình luận tình hình Iran Irắc, con mẹ Rice thằng cha Bush, đánh rơi xấp báo.

Cái đầu người câm nín trong bao máu có hấp lực cực kỳ. Cái bàn tay trong bao máu bỏ phiếu tín nhiệm sự bất an. Cái lưỡi máu đứt lìa có tiếng nói kỳ diệu báo mộng dữ. Có khả năng giam cầm đức tin trong từng phần kinh hãi. Trong bình minh mọi người bất giác thấy mình đang chết từng phần. Chờ đợi từng phần chết đó đây sẽ tới. Trong gió mùa. Giữa nắng mai Sàigòn...

Nhà chức trách lái mô tô hú còi chạy tới.

Có tin báo người ta khám phá một bao người chỗ Hàng Xanh. Lại một cái chân ở Chợ lớn. Một cánh tay ở cầu Văn thánh.Một đùm ruột trong bao tải nhỏ trước dinh Độc lập, nay là Hội trường Thống nhất. Lá phổi ở tuốt Thủ thiêm khu đô thị tân kỳ hiện đại tương lai. Rất có thể chỗ sóng sông nhấp nhô kia một bao tải theo dòng.

Cuộc gom góp thi thể về phòng giám nghiệm phải mất hai ngày. Phần nào tìm được cứ cho vào hộc lạnh, chờ tìm kiếm thêm. Sau cùng là sự toàn vẹn của phân mảnh.

Có thể có nghìn phụ bản, bản sao, nhưng không có dị bản của cơn đau này. Không tín hiệu nào khác hơn.

Nói chung cuộc trở về của Nàng khá ly kỳ. Cái đầu về trước. Hai cánh tay thiếu bàn tay về sau một chút. Một ngày rưỡi sau Nàng về tạm đủ nhưng còn thiếu quả tim. Hai bàn chân về sau cùng. Nàng chậm chạp và khiếm khuyết như Lịch sử. Nàng được ráp lại như một tượng đài lập thể do nhiều họa sĩ, điêu khắc gia tài ba thực hiện từ nhiều nơi, nhiều mặc tưởng.

Không nụ cười. Không tiếng khóc. Không màu. Nàng dị hình. Nhưng Nàng đang có mặt giữa Sài gòn hôm nay. Nàng Vô Bao.


Cung Tích Biền


Viết trong vườn Cây Cau 
Sàigòn Mùa Phật đản đến Noel 2006